Dạy trẻ biến đổi số lượng và mối quan hệ giữa các số.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 32)

Trên cơ sở trẻ đã nắm được nguyên tắc lập số mới. khi dạy trẻ lập số mới không chỉ dạy số mới bang cách thêm 1 vật vào số cũ mà còn dạy trẻ cách lập số đứng trước số mới bằng cách làm giảm đi 1 vật. Cứ sau mỗi lần thêm, bớt giáo viên cần cho trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm nào ít hơn. Từ đó trẻ có thể diễn đạt được các từ: Lớn hơn, nhỏ hơn và trẻ hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên.

Bằng việc thực hành các câu hỏi: Làm thế nào để nhóm có 3 vật thành nhóm có 4 vật? Hay từ 5 quả táo làm sao thành 4 quả?... cứ như vậy trẻ sẽ nắm được nguyên tắc lập mỗi số đứng trước, hay số đứng sau nó. Từ đó trẻ sẽ nắm được cách thành lập dãy số tự nhiên.

Giáo viên cần cho trẻ luyện tập về bài tập thêm bớt số lượng các đối tượng. Cho trẻ thực hiện thêm, bớt từ bài tập đơn giản đến bài tập phức tạp.

Ví dụ: Trên bàn cô là lọ hoa có 5 bông hoa (cho trẻ đếm) làm thế nào để trong lọ còn 4 bông hoa?

Cô có 3 quả cam làm thế nào để có 4 quả? Cho trẻ ứng dụng những kiến thức kỹ năng đếm, thêm, bớt đã học đế xác định số lượng và biến đổi mối quan hệ số lượng của các nhóm đối tượng trong các tình huống cần thiết, qua đó các kỹ năng của trẻ được củng cố và phát triển hơn, nhất là trẻ có hứng thũ với những kỹ năng toán học. trẻ thấy được ý nghĩa của chúng với thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng, phép đếm cho trẻ mầm non (Trang 32)