Triển vọng về mối quan hệ năng lượng giữa Liên bang Nga và các nước

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 104)

6. Bố cục đề tài

3.3. Triển vọng về mối quan hệ năng lượng giữa Liên bang Nga và các nước

khu vực Trung Á

Tháng 9 - 2008, giá dầu lên trên 110 USD/thùng, xăng trên 3,50 USD/gallon, dầu diesel trên 4 USD/gallon... các nhà vận tải độc lập bị loại khỏi ngành vận tải; giá dầu sưởi ấm vọt cao; giá nhiên liệu phản lực gia tăng đến độ một số hãng hàng không giá thấp phải ngưng hoạt động… Những tin tức về năng lượng lúc đó báo hiệu một thay đổi sâu rộng trong đời sống người dân trên khắp thế giới. Xu hướng nầy chắc chắn sẽ ngày một rõ nét hơn khi số cung năng lượng ngày một sụt giảm và sự cạnh tranh toàn cầu để kiểm soát nguồn cung cấp và mạng lưới phân phối ngày một gay gắt hơn.

Thế giới những năm đầu thế kỉ XXI đang đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của dầu mỏ và khí đốt khi các quốc gia giàu hai nguồn nhiên liệu này dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là một phần thế giới văn minh bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hay ống dẫn khí. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, nhu cầu đối với hai nguồn năng lượng này ngày càng lớn.

Nếu sản lượng dầu vẫn tiếp tục tăng thì tới năm 2030 dự kiến thế giới sẽ tiêu thụ hết 116 triệu thùng dầu/ngày, tăng 37% so với năm 200635. Trong khi đó mức tiêu dùng khí đốt sẽ tăng 2,3%/năm từ 2.442 tỷ m3 năm 2000 lên 4.831 tỷ m3 năm 203036. Những số liệu trên đây cho thấy thế giới vẫn phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch, trước hết là dầu mỏ và khí tự nhiên.

Năng lượng, đặc biệt là dầu lửa đang thực sự trở thành vấn đề an ninh quốc gia của các nước. Dầu lửa đã luôn đi liền với an ninh – chính trị. Giá dầu thế giới liên tục tăng những năm gần đây làm thị trường dầu lửa luôn biến động khôn lường khiến cho các nước thêm lo lắng. Một khi sự lo lắng tăng lên thì những tranh chấp, toan tính để kiểm soát nguồn năng lượng càng trở nên quyết liệt. Cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 là một ví dụ mà người ta gọi đúng bản chất của nó là cuộc “chiến tranh dầu lửa”.

Nhu cầu đối với năng lượng của thế giới ngày càng tăng với tốc độ lớn hơn cung đã làm cho quan hệ giữa các quốc gia trở nên phức tạp và căng thẳng, nhiều vấn đề thuần túy năng lượng đã bị chính trị hóa, hoặc ngược lại dùng các vấn đề chính trị để áp đặt ý muốn chủ quan của quốc gia này đối với quốc gia khác về các vấn đề năng lượng. Và thực tế, quyền lực cùng của cải trên thế giới đang chuyển dần từ những nước thiếu năng lượng như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ sang các nước dư thừa năng lượng như Nga, Saudia Arabia và Venezuela.

Hiện tại, khủng hoảng năng lượng đang ngày càng hiện rõ, Trung Á với nguồn dầu khí phong phú được mệnh danh là “căn cứ năng lượng của thế kỷ 21”. Từ sự phân bố nguồn dầu khí cho thấy, nguồn năng lượng của khu vực chủ yếu tập trung ở Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Cựu Tổng thống Turkmenistan – ông Saparmurat Niyazov đã từng tuyên bố rằng, “thế kỷ 21 sẽ là thời đại hoàng kim của Turkmenistan”. Ông quyết tâm phải biến nước này nhanh chóng trở thành “Kuwait của Trung Á”. Tuy nhiên Trung Á vốn được xem là khu vực thuộc ảnh hưởng truyền thống của Liên Bang Nga nhưng trong những năm đầu thập niên 90

35

World Energy Outlook 2007. 36

của thế kỉ trước khu vực này đã bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý của các quốc gia khác - những quốc gia tìm kiếm nguồn cung dầu khí mới. Điều này tuy gây ra nhiều khó khăn cho Nga nhưng nó lại mang đến nhiều cơ hội cho các nước thuộc khu vực Trung Á trong thời đại mới.

Thời kỳ dầu khi Liên Xô giải thể, các quốc gia Trung Á mặc dù đã giành được quyền kiểm soát mạng lưới dầu khí của mình, nhưng vẫn không thể nắm được quyền chủ động sử dụng năng lượng của cho mình. Đường ống dẫn khí ở Trung Á đa số là do Nga kiểm soát, giá xuất khẩu tương đối xa rời giá thị trường quốc tế. Nút thắt xuất khẩu năng lượng đã kìm hãm sự phát triển của các cường quốc năng lượng Trung Á, cũng thúc đẩy họ tiến hành thử nghiệm đa dạng hóa và từ từ xác định rõ chiến lược phát triển “đa dạng hóa kênh xuất khẩu năng lượng”.

Sau khi độc lập, về mặt ngoại giao, Kazakhstan vẫn đang theo đuổi sự cân bằng trong chiến lược đa phương, chiến lược năng lượng của quốc gia này chủ trọng hợp tác tác với các cường quốc. Do có mối quan hệ chính trị kinh tế đặc biệt với Nga, việc phát triển quan hệ năng lượng với Nga vẫn là lựa chọn ưu tiên của Kazakhstan. Mối quan hệ song phương giữa Kazakhstan và Mỹ, Liên minh châu Âu EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc đang không ngừng phát triển, mấy năm gần đây, đã thiết kế và thực thi được nhiều kênh xuất khẩu. Theo quan điểm truyền thống, nhánh dẫn khí chủ yếu nối kết với Nga, nhưng để thích ứng với chiến lược ngoại giao của mình, sau đó, Kazakhstan đã sửa đường ống dẫn dầu tại biển Caspian. Đường ống này chủ yếu là cung ứng cho các nước phương Tây như Mỹ, Tây Âu, đồng thời việc sửa đường ống dẫn khí thông qua Trung Quốc cũng lựa chọn tất nhiên phù hợp với lợi ích của các Kazakhstan.

Trong khi đó Turkmenistan đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế của các “cường quốc dầu khí”, thu hút rộng rãi nguồn vốn nước ngoài. Chiến lượng cải cách kinh tế xã hội đến năm 2020 mà cựu tổng thống Niyazov vạch ra đã hoạch định chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng, đã xác định chiến lược phát triển công nghiệp dầu mỏ khí đốt và nhiệm vụ ưu tiên ngành công nghiệp dầu mỏ khí đốt. Sau nhiều nỗ lực không ngừng nghỉ, Turkmenistan đã giành được nhiều

tiến triển trọng đại trong phương diện xây dựng nhánh xuất khẩu mới. Năm 1998, Turkmenistan mở một nhánh đường ống khí đốt xuất khẩu sang Iran. Năm 2009, đường ống khí đốt Trung Quốc - Trung Á cũng là một chiến lược quan trọng của việc đa dạng hóa xuất khẩu của Turkmenistan. Ngoài ra, Turkmenistan cũng dự định cung cấp khí đốt cho đường ống Nabucco vòng qua Nga mà Mỹ và EU hỗ trợ, đồng thời rất hứng thú với dự án đường ống khí giữa Turkmenistan - Afghanistan - Pakistan - Ấn Độ.

Uzbekistan cũng đã hoạch định chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng trong phương diện xuất khẩu dầu mỏ khí đốt. Uzbekistan có nhánh đường ống và mạng lưới nhánh dẫn khí đồng bộ và phát triển, nhưng đường ống này phải đi qua Nga. Do đó, Uzbekistan tích cực hợp tác năng lượng với Mỹ, Nhật Bản và các nước phát triển khác, đồng thời tích cực mở một đường ống khác vận chuyển dầu khí từ biển Caspian vòng qua Nga.

Từ khi Putin lên lãnh đạo nước Nga, “chiến lược năng lượng” của chính phủ Nga đối với nước này là tăng cường kiểm soát các mỏ dầu khí cũng như các hệ thống ống dẫn ở Trung Á. Nhờ sự nhạy bén của mình, V.Putin đã nhanh chóng đưa sự ảnh hưởng của Nga trở lại Trung Á và làm cho nó ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh nguồn năng lượng ở Trung Á đang diễn biến ngày càng phức tạp. Việc thế giới đang khát năng lượng đã buộc Moscow dõi theo từng động thái của các cường quốc khác như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay Trung Quốc trong việc cạnh tranh các nguồn năng lượng trên khắp thế giới. Chỉ riêng Trung Quốc được dự đoán sẽ tiêu thụ 17% tổng số cung năng lượng thế giới vào năm 2015, và 20% năm 2025. Nếu đà này tiếp tục, vào thời điểm 2025, Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ giữ vị trí là quốc gia tiêu thụ năng lượng số một thế giới. Còn Ấn Độ, năm 2004 đã sử dụng 3,4% năng lượng toàn cầu, và dự đoán sẽ lên đến 4,4% vào năm 2025.

Moscow lo lắng khả năng Washington thiết lập ảnh hưởng chính trị, kinh tế tại khu vực Trung Á, vốn là nơi chịu ảnh hưởng của Moscow và cũng là khu vực giàu năng lượng trên thế giới. Còn EU, đang phải nhập tới một phần tư nhu cầu khí

đốt từ Nga, đang thúc đẩy dự án đường ống dẫn dầu Nabucco không qua Nga, để mua thẳng khí đốt từ các nước quanh biển Caspian. Chính vì vậy, quan hệ năng lượng giữ Nga và Trung Á chắc chắn sẽ không thể diễn ra một cách thuận lợi như trước nữa. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình Nga sẽ phát triển quan hệ chặt chẽ với các nền kinh tế đang lên như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải.

Từ đầu năm 2000, ở Trung Á đã diễn ra cuộc chạy đua khai thác nguồn dầu khí, thiết lập căn cứ quân sự và gây dựng ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ. Tưởng chừng như Trung Á lại trở thành nơi cạnh tranh mới của hai cường quốc này nhưng ở Trung Á đã xuất hiện một nhân tố bất ngờ đối với tất cả các bên, đó là Trung Quốc. Hiện tại, tập đoàn Năng lượng quốc gia Nga Gazprom hiện sở hữu hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên phức tạp ở Trung Á (SATs, CPC,CAC…), chạy qua các nước Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan để tới Nga. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, cơ hội duy nhất để Trung Á xuất khẩu năng lượng là thông qua sự kiểm soát của Nga, phải bán khí đốt cho Gazprom với giá rẻ. Còn đối với Mỹ, quốc gia này xuất hiện ở khu vực Trung Á sau năm 1991 với chiêu bài dân chủ và nhân quyền, Washington cũng quyết tâm không kém Moscow chạy đua trong các cuộc mặc cả mua năng lượng ở Trung Á với giá rẻ. Thực tế trên khiến các quốc gia Trung Á không bằng lòng với cả Nga lẫn Mỹ. Đúng lúc đó, Trung Quốc xuất hiện với chiêu bài tín dụng, hứa hẹn xây dựng những cơ sở để khai thác và vận chuyển dầu khí. Lợi dụng khủng hoảng tài chính làm suy giảm sức mạnh kinh tế của Nga, Trung Quốc đã ký được một loạt các thỏa thuận thương mại với nhiều nước Trung Á. Điển hình cho sự hợp tác giữa Trung Á và Trung Quốc là dự án do tập đoàn Dầu khí quốc doanh (CNPC) lớn nhất của Trung Quốc tài trợ từ Uzbekistan và Kazakhstan tới Trung Quốc dài 1.822 km với công suất vận chuyển 40 tỷ m3 /năm… Bejing coi các nước Trung Á như là một vùng đệm quan trọng cho phép ổn định và phát triển tỉnh Tân Cương. Bởi vậy, Bejing ngày càng có xu hướng thỏa mãn các đòi hỏi và thậm chí giúp củng cố các chính quyền tại Trung Á, qua đó, tránh được nguy cơ bùng nổ bạo động do những phần tử Hồi giáo cực đoan tiến

hành trên lãnh thổ Trung Quốc và có thể lan rộng đến sát khu vực biên giới chung với Trung Á.

Trung Quốc không thành lập các căn cứ quân sự hay có những hoạt động quan sự trên đất Trung Á mà chỉ đầu tư về kinh tế. Chính điều này đã gây được nhiều thiện cảm cho các quốc gia Trung Á. Bằng con đường kinh tế hòa bình, Trung Quốc đã dần dần “chinh phục” được Trung Á. Việc Trung Quốc có mặt ở Trung Á là một yếu tố đảm bảo cho sự ổn định của khu vực này đối với Nga nhưng đồng thời những hoạt động “âm thầm” của Trung Quốc cũng đem lại sự đe dọa tiềm tàng cho Nga. Dưới thời Putin, Trung Quốc là một đồng minh quan trọng trong chiến lược của Nga đối với Trung Á nhưng trong những năm gần đây sự lớn mạnh của Trung Quốc ở khu vực này đã làm Nga phải giật mình. Nếu Nga cứ tiếp tục xem Trung Quốc là đồng minh chiến lược của mình ở Trung Á thì trong tương lai có thể các nước Trung Á sẽ thích hợp tác với nước này hơn là “ông chủ cũ” của mình và tương lai vị thế của các tập đoàn dầu khí của Nga có thể sẽ bị lung lay ở Trung Á và trên thế giới.

Dù có nhiều sự cạnh tranh ở Trung Á nhưng trong tương lai Nga vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hợp tác với các quốc gia Trung Á vì sự cạn kiệt nguồn cung năng lượng từ các mỏ của nước này. Hiện tại, phần lớn khoáng sản của Nga được khai thác ở khu vực phía Bắc, nơi điều kiện thiên nhiên quá khắc nghiệt, không thích hợp cho cuộc sống của con người. Đây là nơi cung cấp 90% sản lượng khí đốt tự nhiên, 75% sản lượng dầu mỏ của Nga37. Do đó, nếu Nga không tiếp tục tìm kiếm nguồn năng lượng mới mà trong đó Trung Á là một trong những nguồn cung quan trọng thì trong tương lai, vị thế “siêu cường năng lượng” của Nga sẽ bị lung lay và đương nhiên nền kinh tế Nga sẽ gặp không ít khó khăn bởi hiện tại 40% nguồn thu ngân sách của Nga là từ dầu mỏ. Dù vậy, nhờ sở hữu những tuyến đường vận chuyển dầu khí trọng yếu ở Trung Á nên về cơ bản Nga vẫn là quốc gia có nhiều ưu thế ở đây.

37

Điều này được chứng minh vào những tháng cuối năm 2011 khi mà Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho biết hôm 21/10 là Nga và Ukraine sẽ ký một thoả thuận về các điều kiện vận chuyển khí đốt của Turmenistan qua lãnh thổ Nga. Đồng thời, trong tháng 10 năm 2011, Ukraine và các nước cộng hòa Liên Xô trước đây thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã nhất trí thành lập một liên minh thương mại tự do. Hiệp định mới này sẽ thay thế cho Hiệp định ký năm 1994 đã trở nên lỗi thời. Turkmenistan cùng với Azerbaijan và Uzbekistan chưa ký thoả thuận. Theo Thủ tướng Nga Putin, các nước này có thể thông qua quyết định gia nhập khu vực thương mại tự do vào cuối năm 2011. Dù các quốc gia châu Âu cảm thấy khó chịu đối với những chính sách của Nga nhưng trên thực tế bản than các nước này vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cũng năng lượng từ “con gấu Nga” nên tạm thời Nga vẫn là quốc gia có lợi thế trên chiến trường năng lượng thế giới.

Như vậy, cuộc chạy đua giữa các cường quốc nhằm khai thác và vận chuyển khí đốt và dầu lửa từ khu vực Trung Á đến các thị trường tiêu thụ ở hai đâu lục địa Á – Âu đã trở nên quyết liệt hơn. Nga, với tư cách là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn nhất và dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, từng bước tìm lại được vị thế của mình trên trường quốc tế như một “siêu cường năng lượng”, sau giai đoạn khủng hoảng những năm 1990. Với những lợi thế có từ trước Nga đã chiếm được nhiều thuận lợi hơn các nước khác trên bàn cờ năng lượng Trung Á nhưng cuộc đua năng lượng ở khu vực này vẫn chưa chấm dứt mà ngày càng phức tạp hơn. Trong hoàn cảnh như vậy, Nga cần phải có những điều chỉnh về chiến lược năng lượng của mình ở Trung Á để có thể giữ được vị thế của mình ở khu vực này.

TIỂU KẾT

Đối với Nga dầu mỏ là một mặt hàng chiến lược và Putin đã nhận ra công cụ để mình chấn hưng lại nước Nga chính là nguồn dầu khí mà nước Nga đang sở hữu cùng những “cánh tay đắc lực” là các công ty, tập đoàn năng lượng của nước này đang vươn dài ra thao túng thị trường thế giới, đặc biệt là lượng dầu khí khổng lồ của Trung Á.Chính vì nhận thức đúng được thời thế, Putin đã đưa Nga dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đưa nước này thành một “siêu cường năng lượng”.

Liên bang Nga có thuận lợi rất lớn khi thực hiện “chính sách năng lượng” đối với Trung Á là khu vực này vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống, chịu nhiều ảnh hưởng của Nga, cũng như có nhiều mối ràng buộc về kinh tế, văn hóa, chính trị với

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)