Chính sách năng lượng của Liên bang Nga đối với các nước khu vực Trung

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 28)

6. Bố cục đề tài

1.3.2.Chính sách năng lượng của Liên bang Nga đối với các nước khu vực Trung

Á trong những năm 1991-1999

Trung Á là sự đảm bảo về mặt an ninh chiến lược cho Nga, do đó việc giữ Trung Á trong vòng kiểm soát của mình mang ý nghĩa sống còn với nước Nga. Vả lại, nguồn năng lượng của Trung Á rất dồi dào khiến cho các nhà lãnh đạo Nga không thể không quan tâm mà theo Vadim Makarenco “sẽ cực kì xót xa nếu nước Nga vĩnh viễn mất chỗ ở ngoại Kavkaz và Trung Á” [18, p.375]. Do đó, trong chính sách đối ngoại của Nga đối với vùng đất này thì năng lượng luôn là yếu tố quan trọng. Dù chỉ có 3 trong số 5 nước Trung Á sở hữu nguồn năng lượng dầu khí lớn nhưng vì khu vực này mang vị trí chiến lược với Nga nên Nga muốn dùng năng

lượng làm sợi dây trói buộc các nước Cộng hòa này như một sự đảm bảo cho an ninh-kinh tế của nước mình và cả khu vực.

Khi Liên Xô mới tan rã, Nga không quan tâm nhiều đến Trung Á vì người Nga lúc này đang bận tâm với những cải cách mang tính cách mạng nội bộ và tập trung mạnh mẽ vào việc gia nhập châu Âu. Trong giai đoạn đầu 1991-1993, Tổng thống Yeltsin và Ngoại trưởng Andrei Kozyrev đã ủng hộ phát triển quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Ưu tiên chính của nước Nga lúc này là phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Do đó, các quốc gia Trung Á mới độc lập kinh tế kém phát triển và sức mạnh quân sự yếu kém đã nhanh chóng đánh mất niềm tin ở Nga nên đã tích cực tìm kiếm những hỗ trợ từ các quốc gia khác để đảm bảo có được sự bảo lãnh bên ngoài cho an ninh khu vực và quốc gia mình.

Thế nhưng từ giữa những năm 1990 đã nổi lên nhiều yếu tố bất lợi cho Nga nếu nước này tiếp tục chính sách thân phương Tây. Sau một thời gian bị quên lãng, yếu tố “địa-chính trị” lại nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Các nhóm chính trị đối lập đã cho rằng chính sách của Yeltsin là đi ngược lại lợi ích của dân tộc Nga, rằng người Nga cần phải bảo vệ lợi ích của mình trong không gian hậu Xô Viết. Họ nghĩ rằng các sự kiện ở vùng ngoại vi của Nga hình thành một mối đe dọa cho sự ổn định chính trị và quân sự xung quanh biên giới của Nga. Lúc này, một số vùng lãnh thổ mà trước khi vốn thuộc ảnh hưởng của Xô Viết đã bị đe dọa như các nước SNG, ngoại Capcaz…, cũng có các vấn đề khác như sự hiện diện của các dân tộc thiểu số Nga ở những vùng bất ổn hay sự hiện diện của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và chiến tranh gần biên giới Nga…

Năm 1996, Primakov thay thế vị trí của Andrei Kozyrev đã đưa ra học thuyết mang tên mình, thể hiện ý muốn của Chính phủ Nga là tăng cường “ảnh hưởng của mình trong khu vực” và thay đổi chính sách của mình đối với Trung Á. Lúc này, dầu mỏ không còn là một món hàng hóa bình thường, thậm chí rẻ như cho không như thời Xô Viết.

Trung Á mang một tầm quan trọng đặc biệt đối với Nga về cả hai phương diện: địa-chính trị và địa-kinh tế, điều này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Nga lên kế

hoạch để duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Phương pháp chủ yếu là cải thiện hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế. Bằng cách thực hiện những chuyến công du chính trị, tăng cường sự hiện diện quân sự và kí kết những hiệp định hợp tác kinh tế với các quốc gia Trung Á, Nga đã cố gắng đưa sự ảnh hưởng của mình trở lại khu vực này-nơi mà xu hướng thân Mỹ và phương Tây diễn ra ngày một mạnh mẽ.

Chính sách năng lượng là một bộ phận hữu cơ trong chính sách đối ngoại của Nga đối Nga với Trung Á.

Thời kỳ đầu khi Liên Xô giải thể, các quốc gia Trung Á mặc dù đã giành được độc lập nhưng vẫn không thể nắm được quyền chủ động sử dụng năng lượng của cho mình. Đường ống dẫn khí Trung Á đa số là do Nga kiểm soát, giá xuất khẩu tương đối xa rời giá thị trường quốc tế. Nút thắt xuất khẩu năng lượng đã kìm hãm sự phát triển của các cường quốc năng lượng Trung Á.

Chỉ có một hệ thống đường ống dẫn khí được xây dựng từ thời Liên Xô chạy qua các nước Trung Á, đó là hệ thống ống dẫn khí SATs. Tuy nhiên, cũng như những ống dẫn dầu trong khu vực Caspian đã được xây dựng, SATs cũng dẫn năng lượng qua lãnh thổ của Nga.

Hệ thống SATs được xây dựng từ thời Liên Xô, chạy từ Turkmenistan qua Uzbekistan và Kazakhstan tới Nga (đi qua trung tâm Trung Á). Các nhánh phía đông SATS bao gồm đường ống SATS-1, 2, 4 và 5, được xây dựng từ năm 1960 và 1988 sau khi phát hiện ra mỏ Dzharkak ở Turkmenistan (1958). Phần lớn các đường ống SATs được xây dựng trong năm 1960, trong khi SATs-4 đã được đưa vào sử dụng trong năm 1973.

Lúc này, các nước Cộng hoà Trung Á tìm cách đa phương hoá quan hệ quốc tế, trong đó có cả việc tìm kiếm các phương án xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí đốt mới phục vụ cho xuất khẩu mà không đi qua lãnh thổ của Nga. Việc xây dựng các đường ống dẫn dầu, các xa lộ cao tốc, đường sắt, đường tải điện, các cảng sông, cảng biển, sân bay của các nước Trung Á không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là ưu tiên chính trị quốc gia. Hơn nữa, đang có nhu cầu xây dựng các tuyến đường

giao thông vận tải đi vòng qua nước Nga bởi các nước Trung Á đều muốn phát triển tiềm năng quá cảnh của mình để giảm bớt chậm trễ, chờ đợi trong quá trình vận chuyển hàng hóa, phụ thuộc vào hệ thống vận tải của Nga. Đây là một xu thế mà Nga khó có thể ngăn cản vì bản thân Nga cũng đang thực hiện đa phương hoá quan hệ quốc tế, đang đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Tây Âu,Trung Quốc và Nhật bản. Mặt khác, Nga vẫn đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị và phục hồi kinh tế, nên Nga cũng bị hạn chế trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, khai thác dầu với các nước cộng hoà Trung Á. Ngoài ra, ám ảnh lịch sử về đế chế Nga cùng những bất đồng vốn có trong mối quan hệ giữa “ngoại vi” với “trung tâm” từ thời Liên Xô cũ cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng tác động, thúc đẩy xu hướng “ly tâm” ở các nước cộng hoà Trung Á trong quan hệ với Nga. Cũng chính vì vậy mà giữa Nga với những quốc gia Trung Á luôn có sự cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng.

Ở Kazakhstan, cho đến năm 1991 vẫn chỉ có một ống dẫn dùng cho việc xuất khẩu dầu thô chạy từ Kazakhstan tới Nga với khả năng vận chuyển 200.000 thùng/ngày. Chính vì bị dồn ép vào tình thế bị động trong vấn đề năng lượng như vậy, Tổng thống Nursultan Nazarbaev đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng về vấn đề này. Trong cuộc gặp gỡ các phương tiện truyền thông đại chúng Nga tháng 5/1997, ông ta nói rằng: “nhà lãnh đạo Gazprom Rem Viakhirev đang sống bằng những nhận thức xưa cũ, rằng có thể đang buộc ai đó phải quỳ gối bằng các khóa các van dẫn khí đốt lại. Nhưng ông ta chẳng buộc được người ta bò xuống. Chúng tôi ở Kazakhstan đã chuẩn bị xây dựng các đường ống dẫn để xuất khẩu dầu lửa của mình, dẫu có phải đi qua Trung Quốc, nhưng kết quả là các quan hệ với nước Nga sẽ chịu thiệt hại mặc dù những người có lỗi không phải là người Alma-Ata.” Tuyên bố của Tổng thống Nazarbaev đã rất nhanh chóng được khẳng định: đầu mùa hè năm 1997, Trung Quốc đã năm giữ 60% cổ phần của các xí nghiệp đang khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Kazakhstan – là Actobemunaigaz (gần 140 triệu tấn) và Uzenmunaigaz (cũng khoảng 140 triệu tấn dầu), và tháng 10/1997 Kazakhstan và Trung Quốc cũng đã kí kết các hiệp định về “Hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ và khí

đốt”“Về việc lắp đặt hai đường ống dẫn dầu” (từ tây Kazakhstan sang Trung Quốc và Iran)là những sự kiện bất ngờ lúc bấy giờ.

Việc thiếu đường ống dẫn dầu đã làm Kazakhstan khó khăn trong việc khai thác dầu và vận chuyển đến các thị trường thế giới. Trong những năm 1991-2000, hầu hết lượng dầu đã đi qua hệ thống đường ống của Nga, sau đó nó đi bằng đường sắt qua Nga tới Biển Đen và biển Baltic, hoặc bằng sà lan qua biển Caspian tới Baku, Azerbaijan. Do đó, năm 1997, Kazakhstan đã ký thỏa thuận với Caspian Pipeline Consortium (CPC). CPC bao gồm các tập đoàn dầu khí lớn của Nga, Oman, và một số công ty dầu lửa lớn, chẳng hạn như Chevron và Mobil. Theo thỏa thuận, một đường ống dẫn đã được xây dựng từ các lĩnh vực dầu Tengiz trên bờ biển phía đông bắc của biển Caspian tới Novorossiisk ở Nga, trên Biển Đen.

Những động tĩnh trên của Kazakhstan đã làm Tổng thống Yeltsin lo lắng. Trước tình hình trên, Chính phủ Nga đương thời buộc phải có chính sách xoa dịu Kazakhstan. Tháng 10/1997, Thủ tường Nga Victor Chernomyrdin đến thăm Kazakhstan đã thấy rõ thái thiếu hợp tác của của các nước Cộng hòa Trung Á đối với Nga. Ông ta đã phải nhượng bộ. Boris Yeltsin đã tiến hành một số bước tiếp theo vào tháng 1/1998 tiếp cận Kazakhstan. Sau đó đã xuất hiện những dấu hiệu xích lại gần nhau giữa lập trường của hai bên về vấn đề khai thác dầu khí ở biển Caspian, cuối cùng là kí kết Hiệp định về tình hữu nghị đời đời Nga - Kazakhstan

tháng 7/1998. Trên cơ sở Hiệp định này, nước Nga đồng ý phân chia đáy biển Caspian theo khu vực các nước liên quan, nghĩa là Nga công nhận Kazakhstan có quyền bình đẳng khai thác tài nguyên dầu khí ở biển Caspian mà mãi những năm đầu thập niên 90 Kazakhstan mới giành được. Đồng thời, công ty dầu khí Nga Lukoil trong năm 1997 cũng đã có sự hợp tác khai thác khí đốt với các tập đoàn năng lượng quốc tế Mỹ (Texaco), Ý (Agip), các Anh (BG) ở mỏ Karachaganak của Uzbekistan trong 40 năm và sẽ đầu tư 4 tỷ USD vào năm 2006 .

Dù mối quan hệ với Kazakhsatn được cải thiện nhưng phía Kazakhstan vẫn tiến hành hợp tác với Trung Quốc. Đây chính là sự thất bại dù không lớn của Nga trong vệc ngăn chặn Kazakhstan hợp tác với công ty dầu khí bên ngoài.

Các hiệp định về xây dựng đường ống dẫn dầu từ các mỏ của Kazakhstan sang Trung Quốc và Iran đã làm thay đổi cơ bản tình hình khai thác dầu ở Trung Á. Tuyến đường ống từ mỏ Uzenski ở Kazakhstan sang Tân Cương dài 3000 km từ năm 2002 cho phép vận chuyển 8,2 triệu tấn dầu mỗi năm. Thời hạn xây dựng đường ống này được Thủ tướng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lúc đó là Lý Bằng ấn định là 60 tháng. Trong lễ kí kết hiệp định, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta đã tiến thêm một bước nữa xây dựng một thế giới đa cực và hài hòa”. Đây là lời giáo huấn quá rõ ràng dối với Nga, nước có những thế lực quá mạnh và đầy ảnh hưởng của những kẻ cơ hội dầu khí. Với việc kí kết các hiệp định này, Kazakhstan trở thành một khu vực có lợi ích sống còn đối với cả Trung Quốc lẫn Iran.

Nước Nga rất khó thay đổi được tình thế này mặc dù các khả năng của Nga vẫn còn lớn. Để so sanh, cần phải nói rằng khối lượng dầu chủ yếu của Kazakhstan xuất khẩu cho Nga (hoặc đi qua Nga) là đi theo đường ống Atyrau – Samara (13,5 triệu tấn/năm đang đưa lên 15 tấn/năm). Ngoài ra, cần biết rằng Mỹ, một đối thủ chủ chốt trên bàn cờ khu vực này không định nhường vị trí chủ đạo cho ai. Chính là ảnh hưởng của Mỹ có thể làm chậm lại, thậm chí làm ngưng hẳn tiến trình phát triển quan hệ của các nước Trung Á.

Với Turkmenistan thì quan hệ còn phức tạp hơn. Cuộc cạnh tranh giữa nước Nga, mà đại diện là Gazprom với Turkmenistan giành giật thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Chính do Gazprom tiến hành phong tỏa việc xuất khẩu khí đốt đã buộc Turkmenistan phải tích cực con đường thay thế để vận chuyển dầu và khí của mình. Nga cương quyết kéo buộc nguồn khí đốt của Turkmenistan cũng như các nước khác trong khu vực Caspian vào thị trường Nga và các hệ thống vận tải của Nga. Tính đến sự tích cực của các nước Cộng hòa hậu Xô Viết, Gazprom đã đi bước trước, khẩn trương cải tạo, chuyển đổi các hệ thống vận chuyển khí đốt hiện có ở Nam Âu từng được xây dựng trong hoàn cảnh hoàn toàn khác của những năm 70 của thế kỉ trước.

Vấn đề vận chuyển khí đốt của Turkmenistan là nội dung chính trong cuộc gặp năm 1997 giữa Tổng thống Yeltsin và Tổng thống Niyazov mặc dù các cuộc

đàm phán không đạt được kết quả như mong đợi của phía Turkmenistan. Kết quả là hoạt động ngoại thương của Turkmenistan năm 1997 bị sai ngạch âm: tổng số khí đốt bán được chỉ gần 6,5 tỷ m3

, trong khi khả năng bán được nhiều gấp 10-12 lần, còn trong những năm cuối cùng của chế độ Xô Viết gần 90 tỷ m3 khí đốt của Turkmenistan được vận tải qua Nga. Gazprom đã cố tình phong tỏa việc xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan. Lãnh đạo của Gazprom rất năng động trong việc hoạch định chính sách vận tải dầu khí của Nga và tạm thời đang chế nhạo các con đường khác cạnh tranh với Nga trong việc vận chuyển dầu mỏ của các nước Trung Á. Nhưng chính sự nhạo báng của Gazprom có thể buộc Nga phải trả giá đắt. Chính do việc đình chỉ vận chuyển quá cảnh khí đốt của Turkmenistan tháng 3/1997 đã thúc đẩy Niyazov tích cực tìm kiếm các tuyến khác để xuất khẩu khí đốt.

Từ ngày 1/1/1999, Gazprom đã nhượng bộ và khôi phục lại tuyến đường vận tải quá cảnh khí đốt của Turkmenistan qua đất Nga (quá cảnh qua Kazakhstan). Dự kiến sau một năm sẽ đạt 20-25 tỷ m3. Nhưng như thế chưa hết. Các nước có dầu khí ở Trung Á đưa ra “sáng kiến về đảm bảo an ninh quá cảnh dầu và khí trên các đường ống dẫn liên quốc gia”19

.Tổng thống Turkmenistan cho rằng đến thế kỉ XXI vấn đề này phải được giải quyết giống như vấn đề sử dụng các eo biển, bởi vì các xa lộ ống dẫn đã trở nên hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo cuộc sống cho các quốc gia.

Năm 1990, Nga đã nhận được khoảng 10,8 tỷ m3 khí trong số 46 tỷ được Uzbekistan xuất khẩu thời đó. Bên cạnh đó, Uzbekistan cũng như Kazakhstan cho phép vận chuyển quá cảnh khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan sang Nga. Cũng trong năm này, hơn 54 tỷ m3 khí từ Turkmenistan đã được chuyển giao thông qua đường ống dẫn SATs.

Khi Liên Xô sụp đổ, hợp tác dầu khí giữa Nga và Uzbekistan đã giảm đáng kể. Và cho đến năm 2000, Nga vẫn không nhận được hơn 1 tỷ m3 khí đốt từ Uzbekistan mỗi năm. Thậm chí trong những năm 1997-1999, Nga đã không nhận được khí đốt quá cảnh từ Turkmenistan. Sự suy giảm này chủ yếu liên quan đến

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một cuộc khủng hoảng nói chung trong hợp tác kinh tế Nga-Uzbekistan, cũng như thiếu cơ sở pháp lý mới cho hợp tác dầu khí. Trên tất cả những điều này, sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến đóng cửa hầu hết các cơ sở công nghiệp ở Urals. Đồng thời, Uzbekistan đẩy mạnh tiêu thụ khí đốt trong nước như là một phần của một chương trình quốc gia mang lại khí đốt cho khu vực nông thôn.

Với trữ lượng dầu khí khiêm tốn cộng với cơ sở vật chất nghèo nàn của mình, trrong những năm Xô Viết, Kyrgyzstan đã phụ thuộc vào Nga, Kazakhstan và Uzbekistan trong việc nhập khẩu dầu và khí.

Chỉ có một nhà máy lọc dầu ở Kyrgyzstan, Jalal-Abad, khoảng 150 dặm về

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 28)