6. Bố cục đề tài
2.1.2. Con đường trở thành “cường quốc năng lượng” của Liên bang Nga
Việc trao đổi, mua bán năng lượng trên thế giới dần trở thành một dòng lưu chuyển thương mại quan trọng, chiếm tới 1/5 tổng lưu chuyển thương mại hàng hóa quốc tế. Trong “cái giỏ” năng lượng chung của thế giới ấy, dầu mỏ và khí đốt chiếm một vị trí trung tâm với 40% tổng cầu năng lượng thô của thế giới, và dự báo cho tới năm 2030, các nguồn năng lượng này vẫn chiếm khoảng 35% 26tổng cầu năng lượng toàn hành tinh. Những con số đó cho phép xếp dầu mỏ và khí đốt vào danh sách các nguồn nguyên liệu thô có tính “chiến lược” và mối quan hệ quốc tế xung quanh vấn đề dầu mỏ luôn mang những khía cạnh chính trị đặc biệt mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải tính đến. Quá trình “chính trị hóa” đó đã được thể hiện khá rõ nét trong các cú sốc dầu lửa trong thập kỷ 1970 và đầu thập kỷ 1990 khi năng lượng không còn là một loại hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành một thứ vũ khí sắc bén trong quan hệ quốc tế.
Liên bang Nga được thiên nhiên ban tặng một trữ lượng dồi dào về dầu mỏ và khí đốt. Năm 2002, trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò ở Nga chiếm tới 13%, còn khí đốt chiếm 36% trữ lượng toàn cầu. Đến năm 2007, theo số liệu của tạp chí
Oil and Gas Journai (tháng 1)thì trữ lượng dầu mỏ của Nga đã được xác định là 60 tỉ thùng (9,5 tỉ m3) với sản lượng khai thác là 490 triệu tấn/năm với sản lượng xuất khẩu là 350 triệu tấn/năm. Dù chỉ đứng thứ 8 về trữ lượng dầu mỏ nhưng Nga lại là nước đứng thứ hai về sản lượng khai thác cũng như xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Tuy nhiên, về trữ lượng khí đốt thì Nga chiếm vị trí số một trên bản đồ phân bố năng lượng hóa thạch thế giới với 1.680 TCF (trullion cubic feet) hay 47.040 tỉ m3, bỏ xa nước đứng thứ hai là Iran với 27.272 m3
.
Ngoài ra, từ năm 1999 đến năm 2005, tập đoàn LUKoil đã phát hiện được 6 mỏ dầu khí tại phía bắc của biển Caspien (phần lãnh thổ thuộc Nga) với tổng trữ
26Ngoại giao năng lượng: Khi năng lượng trở thành vũ khí,
lượng ước tính tương đương 4,7 tỷ thùng dầu27. Theo các chuyên gia, phần biển Bắc Cực mà Nga luôn coi là một phần lãnh thổ của mình, hiện chiếm khoảng 25% tổng dự trữ dầu khí của thế giới chưa được khai thác.
Với trữ lượng to lớn như trên, Nga cùng với Trung Á đang được các nền kinh tế đặc biệt chú ý như là những nhà cung cấp năng lượng đầy tiềm năng và ổn định.
Trước khi Liên Xô tan rã, sản lượng khai thác hằng năm của nước này đã vượt qua sản lượng của Saudi Arabia, ngành dầu khí tương đối phát triển tuy nhiên giá thành của nó vẫn còn thấp và sau này các nhà lãnh đạo Liên Bang Nga nhìn lại đã cho rằng Liên Xô hầu như đã cho không nguồn năng lượng quý giá của nước mình. Trong những năm 1993-1999, tài sản nhà nước được tư nhân hóa chuyển sang tay các quan chức cấp cao trong ngành dầu khí của Liên Xô trước đây với một giá rẻ mạt, biến họ trở thành các tỉ phú và có lúc thao túng thị trường. Sự tư hữu hóa đã mang lại sự phát triển nhanh chóng cho ngành công nghiệp này nhưng mặt khác do công nghệ chậm đổi mới, trang thiết bị lạc hậu, dẫn đến tình trạng khai thác các mỏ với một quy trình bất hợp lí, trong đó môi trường sinh thái ở mức báo động, gây nhiều thiệt hại cho đất nước mà hậu quả là cần phải có một chương trình phục hồi rất tốn kém mới có thể khôi phục lại hoạt động bình thường. Rất may Putin đã nhận ra sai lầm của đường lối này nên khi lên nắm quyền ông đã thi hành nhiều biện pháp đưa ngành dầu khí quay trở lại nằm dưới quyền kiểm soát của nhà nước.
V. Putin trở thành Tổng thống Nga từ 26/3/2000 cho đến 7/5/2008. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31/12/1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức.Chủ trương phục hồi ngành công nghiệp năng lượng của ông đúng vào giai đoạn giá dầu khí tăng cao đã mang lại nguồn thu ngân sách tăng gấp đôi, giúp giải quyết rất nhiều khó khăn cho đất nước và đáp ứng được lòng mong muốn của người dân Nga muốn được phục hồi lại danh dự cũng như vai trò ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia vĩ đại này. Lúc này, Nga cho rằng năng lượng không chỉ là hàng hóa thông thường mà phải là công cụ hữu hiệu để
27
phát triển kinh tế đất nước. Không những thế, với vị thế của một siêu cường hồi sinh, năng lượng của Nga phải trở thành thứ vũ khí lợi hại để chi phối các nước cạnh tranh với mình. Do đó, nếu quốc gia nào có trữ lượng dầu khí lớn thì đều muốn chính trị hóa vấn đề năng lượng để tạo nên thế mạnh cho đất nước mình.
Với một chiến lược táo bạo và khôn ngoan, Nga đã củng cố, phát triển các tổ hợp dầu khí quốc doanh khổng lồ như Gazprom, Lukoil, Transneft, Rosneft… trở thành các “đế chế”28 hùng mạnh. Do được sự quản lí có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu khi ra thị trường thế giới, nước Nga đã thành công, đưa quốc gia trở thành một nhà cung cấp dầu khí toàn cầu và mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế của mình. Coi dầu khí là vũ khí chiến lược, từ đầu thế kỉ XX, Nga đã tích cực triển khai hoạt động ngoại giao năng lượng và dầu khí luôn là đề tài quan trọng trong các cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Nga với lãnh đạo các nước khác. Để triển khai chiến lược năng lượng toàn cầu, Nga đã thực hiện những biện pháp sau đây:
- Tăng cường tìm kiếm khai thác, nâng cao sản lượng khai thác, tăng thị phần của Nga trên thị trường dầu khí quốc tế.
Chiến lược năng lượng của Nga hướng tới trước hết vào việc tăng sản lượng khai thác dầu, biến Nga thành nhà cung cấp dầu và khí không thể thiếu trên thị trường thế giới, từ đó xác lập vai trò của Nga như một nhân tố quan trọng để quyết định giá cả trên thị trường dầu khí quốc tế. Tại diễn đàn dầu mỏ thế giới tháng 4/2002 tại Paris, Nga đã công khai khía cạnh này trong chiến lược dầu khí toàn cầu của mình bằng việc tuyên bố về khả năng cạnh tranh dầu lửa của mình với dầu lửa Trung Đông nhằm thu hút những khách hàng nặng kí trên thị trường thế giới. Để tăng thị phần của mình trên thị trường thế giới Nga sẽ phải tăng mạnh sản lượng. Với một trữ lượng dầu khí dồi dào thì chiến lược này của Nga không phải là quá tham vọng.
- Tăng cường cơ sở hạ tầng và năng lượng công nghệ khai thác trong nước.
Nhằm đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp dầu khí, năm 2002, Chính phủ Nga đã đề ra chính sách: Nền kinh tế năng lượng hiệ quả trong những năm 2002-2005 và trong giai đoạn tới 2010, trong đó Chính phủ đã dành khoảng 6,37 tỉ rúp (hơn 200 triệu USD) để hỗ trợ ngành dầu khí. Theo đó 50% khoản ngân sách này sẽ được chi cho việc đổi mới thiết bị trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ, số còn lại cho các lĩnh vực chế biến dầu, xây dựng và khai thác các đường ống khí đốt.
Theo hướng này, Nga đã xây dựng nhiều hệ thống cảng biển, kho chứa, hệ thông dẫn dầu và dầu khí. Một trong những minh chứng cho quyết tâm của Chính phủ nước này là đã xây dựng xong cảng biển mới Primorơxcơ, thuộc vịnh Phần Lan và các dự án đường ống dẫn dầu khí ra nước ngoài như dự án Dòng chảy xanh, dự án hệ thống dẫn dầu Phương Đông sang Trung Quốc và ra cảng Okhotsk…
- Thành lập các công ty dầu khí lớn và dần hình thành nên các tập đoàn dầu khí hùng mạnh có sức vươn ra quốc tế.
Từ những năm đầu của thế kỉ XX đã có nhiều công ty dầu khí lớn của Nga được thế giới biết đến như Lukoil, Yukos, Gazprom, Tuymen, Rosneft… Các tập đoàn này đang có mặt tại nhiều khu vực trên thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế khác. Đặc biệt, những ông chủ tập đoàn năng lượng Nga đã tấn công cả vào những khu vực mà các tập đoàn dầu lửa của Mỹ và Tây Âu đang chi phối như vùng Đông và Nam Âu. Trong những năm Putin cầm quyền, các tập đoàn dầu khí Nga đã mở rộng ra bên ngoài bằng việc mua tài sản của các ngành công nghiệp dầu mỏ cũng như các đường ống dẫn dầu ở các nước Trung và Đông Âu, coi thị trường này là điểm tựa, là nơi trung chuyển dầu mỏ của Nga và các nước Trung Á tới các thị trường khác ở Nam Âu, Tây Âu. Cho đến mười năm đầu thế kỉ này, EU đã nhập từ Nga 16% lượng dầu mỏ và 41% khí đốt và thậm chí nhiều ngành công nghiệp châu Âu không thể hoạt động nếu thiếu nguồn cung năng lượng từ Nga.
- Hợp tác với các nước cung cấp dầu khí khác
Hiện nay, vai trò cung cấp dầu lửa lớn nhất thế giới vẫn là OPEC và đương nhiên giá cả vẫn do tổ chức này định đoạt. Trong chiến lược dầu mỏ toàn cầu của
mình, Nga không chỉ tăng năng lượng khai thác mà còn cố gắng hợp tác với các nước ngoài OPEC để tìm kiếm tiếng nói có trọng lượng hơn trên thị trường này.
Chính vì Chính phủ có những biện pháp kịp thời và táo bạo trong lĩnh vực năng lượng nên nước Nga đã nhanh chóng đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực ngoại giao, nhất là ngoại giao năng lượng.
Dầu lửa và khí đốt đã được Nga sử dụng hiệu quả trong việc gây sức ép đối với các ước Đông Âu, SNG. Còn các nước công nghiệp phát triển Tây Âu cũng phải nhập hơn 1/3 lượng khí đốt từ Nga, thậm chí có nước là 100%. Tổng thống Nga Putin đã không ngần ngại khi công khai rằng, chính trị dầu lửa là lĩnh vực quan trọng sống còn trong phát triển quan hệ với phương Tây.
Năm 2001, khi mà chiếc tàu chở dầu Astro Lupus của Nga mang theo 2 triệu thùng dầu nhập cảng Houston của mỹ, giới kinh doanh dầu mỏ quốc tế đã nhìn nhận sự kiện này như một cột mốc cho sự trở lại của ngành dầu khí Nga. Và thực sự một nước Nga với vũ khí chiến lược là dầu khí đã trở lại. Chiến lược dầu khí toàn cầu của Nga chú trọng đặc biệt đến những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn. Một trong những khu vực đó là Trung Á. Nga vốn xem khu vực này nhưng là khu vực ảnh hưởng truyền thống, là vùng đệm chiến lược của Nga nhưng may mắn thay đây lại là nơi được đánh giá là “căn cứ năng lượng của thế kỉ XXI”, do đó việc nắm được nguồn năng lượng ở Trung Á được xem là một mục tiêu lớn của nhà cầm quyền Nga.