Tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với Liên bang Nga

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 39)

6. Bố cục đề tài

2.1.1. Tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với Liên bang Nga

Trong quá khứ đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh giành quyền tự do lưu thông trên biển và trong thế kỉ XXI sẽ có bao nhiêu chấn động xảy ra do cuộc đấu tranh giành quyền tự do tiến ra thị trường dầu khí?

Có lẽ không cần phải nói nhiều về tầm quan trọng của dầu mỏ và khí thiên nhiên trong đời sống chính trị-kinh tế-xã hội của nhiều nước hiện nay trên thế giới. Đã có không ít những cuộc chiến tranh, những cuộc xung đột, những cuộc đối đầu trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là dầu mỏ, và ở mức độ ít hơn là khí thiên nhiên, mặc dù không phải lúc nào người ta cũng công khai thừa nhận là như vậy. Có thể nói, dầu khí là ngành công nghiệp có ảnh hưởng cực kì lớn lao đến lịch sử loài người, ít nhất là từ đầu thế kỉ XX cho đến nay. Daniel Yergin, người đoạt giải

Pulitzerbáo chí, trong lời nói đầu của một quyển sách “Dầu mỏ-tiền bạc và quyền lực”20 đã viết: “Dầu mỏ là ngành kinh doanh lớn nhất và toàn diện nhất thế giới, là ngành công nghiệp vĩ đại nhất trong số các ngành công nghiệp vĩ đại từng xuất hiện trong mấy thập kỉ cuối thế kỉ XIX… […] Sự bành trướng của nó là hiện thân cho thế kỉ XX về sự phát triển của thương mại, của chiến lược kinh doanh, của những thay đổi về công nghệ và sự phát triển của thị trường, và của các nền kinh tế quốc gia và quốc tế… Không có ngành kinh doanh thứ hai nào khác có thể xác định một các rõ ràng và chính xác ý nghĩa rủi ro và phần thưởng cũng như tầm quan trọng của cơ hội và số phận.” [12, tr.64]

Từ địa vị chưa được chú ý mấy vào đầu thế kỉ XX, dầu mỏ, với tư cách là một nhân tố tạo nên sức mạnh quốc gia, đã khẳng định tầm quan trọng của nó ngay trong thế chiến thứ nhất, nơi những chiếc máy bay chạy bằng động cơ đốt trong soán ngôi của các phương tiện dùng ngựa và than. Và đến giữa thế kỉ XX thì còn

rất ít người hoài nghi về vai trò quan trọng không thể thiếu của dầu mỏ trong cán cân năng lượng toàn cầu. Nửa cuối thế kỉ XX đã chứng kiến sự vươn lên ngoạn mục và chiếm lĩnh vị trí thống soái của dầu mỏ và khí thiên nhiên. Những năm đầu thế kỉ XXI đang đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của dầu mỏ và khí đốt khi các quốc gia giàu hai nguồn nhiên liệu này dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là một phần thế giới văn minh bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hay ống dẫn khí. Và một trong những nước đó chính là Nga.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, nhu cầu đối với dầu mỏ và khí đốt ngày càng lớn trong khi các nguồn năng lượng tái sinh, hạt nhân vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu sản xuất cũng như tiêu dùng:

Năm Sản lượng dầu mỏ tiêu thụ

(triệu thùng/ngày) 1980 63,1 1990 66,5 2000 76,6 2002 78,1 2003 79,5 2004 82,3 2006 84

Bảng 1: Sản lượng tiêu thụ dầu mỏ thế giới (1980-2006)21

Nếu sản lượng dầu vẫn tiếp tục tăng thì tới năm 2030 dự kiến thế giới sẽ tiêu thụ hết 116 triệu thùng dầu/ngày, tăng 37% so với năm 200622. Trong khi đó mức tiêu dùng khí đốt sẽ tăng 2,3%/năm từ 2.442 tỷ m3 năm 2000 lên 4.831 tỷ m3 năm 203023. Những số liệu trên đây cho thấy thế giới vẫn phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch, trước hết là dầu mỏ và khí tự nhiên.

21 International Energy annual 2005, Energy Information Administration; World Energy Outlook 2007. 22

World Energy Outlook 2007. 23

Năng lượng, đặc biệt là dầu lửa đang thực sự trở thành vấn đề an ninh quốc gia của các nước. Dầu lửa đã luôn đi liền với an ninh – chính trị. Giá dầu thế giới liên tục tăng những năm gần đây làm thị trường dầu lửa luôn biến động khôn lường khiến cho các nước thêm lo lắng. Một khi sự lo lắng tăng lên thì những tranh chấp, toan tính để kiểm soát nguồn năng lượng càng trở nên quyết liệt.

Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng, hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một chiến lược năng lượng phù hợp trong đó, dầu lửa luôn chiếm vị trí trung tâm. Về cơ bản, chính sách năng lượng của các nước đều nhắm đến một mục tiêu chủ yếu là giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của những biến động trên thị trường năng lượng quốc tế bằng cách đảm bảo ổn định nguồn cung và phát triển các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước xuất khẩu năng lượng. Từ đó, một xu thế mới xuất hiện trong quan hệ quốc tế hiện đại đó là ngoại giao năng lượng đã thực sự trở thành một trụ cột trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, từ nhu cầu và năng lực của mình, mỗi quốc gia lại lựa chọn những phương tiện khác nhau để thực thi “ngoại giao năng lượng”.

Sự nóng lên của nền kinh tế thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản hồi phục… càng làm cho nhu cầu về năng lượng vốn đã cấp thiết nay lại càng trở nên gay gắt hơn. Trong khi đó, khu vực Trung Đông, nơi cung cấp phần lớn dầu lửa cho thế giới, lại liên tục rơi vào tình trạng chính trị bất ổn. Chính thực trạng đó đã thúc đẩy các nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc tìm kiếm tích cực những nguồn năng lượng mới dể thay thế dầu lửa cũng đã sớm có những phương sách tìm những nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định hơn. Nga và các nước Trung Á đã nổi lên trở thành một sự lựa chọn mới của các quốc gia nhập khẩu năng lượng, bởi trữ lượng ở đây hết sức phong phú.

Trước khi bước chân vào điện Kremli, Putin đã từng là Putin được nhận bằng phó tiến sĩ kinh tế học tại học viện mỏ ở St. Petersburg với bài luận văn

“Hoạch định chiến lược các nguồn tài nguyên vùng trong bối cảnh thành lập các mối quan hệ thị trường” trong thập niên 1990 nên ông hiểu rõ năng lượng quan trọng thế nào đối với Nga. Ông đã sử dụng hiệu quả công cụ này không chỉ để thúc

đẩy kinh tế tăng trưởng (40% ngân sách của Nga là thu từ dầu mỏ)24, mà còn để thực thi các biện pháp ngoại giao, gắn công tác ngoại giao với dầu lửa, lấy nguồn năng lượng dầu lửa và khí đốt làm điều kiện cho quan hệ ngoại giao. Dư luận quốc tế cho rằng đây là một lợi thế chiến lược của Nga và sức mạnh nguồn năng lượng hiện nay của Nga thay thế cho sức mạnh quân sự. Đồng thời, việc chi phối được Trung Á không những đảm bảo Nga sẽ không bị cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng mà còn làm cho vũ khí năng lượng của Nga càng thêm mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù “vàng đen”25 đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ rất cao nhưng trong những năm đầu thế kỉ XXI, nước Nga vẫn chưa thực sự phát huy được thế mạnh của mình, chưa thực sự biến sự giàu có năng lượng của mình thành đòn bẩy để phát triển kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Nói cách khác nguồn năng lượng dầu khí chưa trở thành một nhân tố tạo nên sức mạnh quốc gia. Thậm chí chính sự giàu có về dầu khí đã nuôi dưỡng nạn tham nhũng trong nền kinh tế Nga, có không ít kẻ trở thành tỉ phú nhờ kinh doanh thứ tài sản quốc gia quý giá này. Phải đến năm 2003, nước Nga mới thực sự trở thành “cường quốc năng lượng” khi mà Chính phủ Nga đề ra “chiến lược năng lượng toàn cầu 2003- 2020)” cho đất nước này. Một khi vấn đề năng lượng đã được chính trị hóa thì những chính sách đề ra đều có liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế, chính trị, quân sự…

Coi dầu khí là vũ khí chiến lược nên dưới thời Tổng thống V.Putin, Nga đã tích cực triển khai hoạt động ngoại giao năng lượng và dầu khí luôn đề tài quan trọng trong các cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Nga với lãnh đạo các nước khác, thậm chí có ý kiến cho rằng sức mạnh của Nga “hôm qua là xe tăng, hôm nay là dầu khí” [39]. Một trong những thành công của Nga về chiến lược năng lượng này là trong 8 năm Putin cầm quyền, nước Nga đã thu xuất dầu mỏ nhiều hơn 650 tỷ USD so với thời Tổng thống Yeltsin. Các dạng năng lượng đóng góp

24Đinh Công Tuấn (2003), Quan điểm của Mỹ-Nga về vấn đề Chechnya, Nghiên cứu châu Âu, số 2, tr.5.

khoảng 18% GDP, 50% thu nhập ngân sách và 61% kim ngạch xuất khẩu của Liêng bang Nga năm 2007 [22, tr.28-36].

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)