6. Bố cục đề tài
2.2. Đặc điểm “chính sách năng lượng” của Liên bang Nga đối với các nước
khu vực Trung Á dưới thời Tổng thống V.Putin (2000-2008)
Sau khi nhận chức Tổng thống Putin (từ 26/3/ 2000) ,đứng trước thử thách nghiêm trọng về mọi mặt chính trị, quân sự trong và ngoài nước, căn cứ vào những nhận thức mới về mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, địa vị của Nga trên thế giới và môi trường bên ngoài, Putin đã có một cách nhìn rất thực tế, thậm chí thực dụng. Ông muốn đưa nước Nga hòa nhập vào nền kinh tế mới của thế giới với mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nga là khôi phục kinh tế, và giải quyết mọi vấn đề của
bản thân mình. Theo quan điểm của Tổng thống Putin, chính sách đối ngoại và an ninh của Nga cũng phải lấy lợi ích kinh tế trên hết. Chính vì vậy, trong đường lối đối ngoại của mình mục tiêu lâu dài của Tổng thống Putin là biến nước Nga thành một cường quốc kinh tế. Do đó, ông đề ra nguyên tắc ngoại giao phục vụ kinh tế, chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu đối ngoại và năng lượng chính là trụ cột của chính sách ngoại giao hay thế giới vẫn gọi đó là ngoại giao năng lượng.
Trong những năm Putin cầm quyền, năng lượng thực sự đã trở thành “vũ khí chiến lược” của Nga và chính sách ngoại giao năng lượng đã thực sự mang lại vị thế cường quốc cho quốc gia này. Lúc này người Nga có thể tự tin nói rằng: “Nga sẵn sàng và có thể trở thành một đối tác năng lượng với bất cứ nước nào, miễn là quyền lợi hợp pháp và an ninh của Nga được tôn trọng, đồng thời không lưỡng lự sử dụng vũ khí năng lượng để chống lại bất cứ nước nào đe dọa an ninh và quyền lợi của Nga” [13]. Đối với các quốc gia Trung Á, người Nga vốn dĩ coi khu vực này như khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình nên đã có những kế hoạch lớn với mong muốn những nước này sẽ phụ thuộc Nga, qua đó Nga có thể khống chế nguồn năng lượng khổng lồ nơi đây nhằm mục đích làm cho ngành công nghiệp dầu khí của Nga thêm lớn mạnh.
Sự khởi sắc của nền kinh tế Nga thời gian qua chủ yếu bắt nguồn từ các khoản lợi khổng lồ mà dầu mỏ và khí đốt đem lại. Năng lượng giờ đây đã trở thành mục tiêu, công cụ của ngoại giao Nga, một quốc gia đang muốn tìm lại vị thế cường quốc của mình. Các quốc gia Trung Á mang một vị trí địa-chính trị đặc biệt đối với Nga: là khu vực ảnh hưởng truyền thống, là biên giới phía Nam của Nga, là thế cân bằng của quốc gia này đối với Mỹ và EU… do đó trong những năm Putin cầm quyền, chiến lược năng lượng của Nga đối với Trung Á mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Dù năng lượng không phải là thứ duy nhất mà Nga quan tâm đến vùng đất này nhưng trên thực tế “chính sách năng lượng” vẫn là một bộ phận hữu cơ nằm trong chính sách đối ngoại của Nga đối với các nước khu vực Trung Á. Do đó, các hoạt động ngoại giao của Nga phần lớn đều lấy năng lượng làm điểm tựa.
- Để thực thi được “chính sách năng lượng”, Nga đã dựa vào những thuận lợi vốn có từ thời Liên Xô và Yeltsin như việc Trung Á là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga, hệ thống ống dẫn xuất dầu khí sau khi độc lập hầu như đều phụ thuộc vào Nga. Với những điều kiện này, Nga đã dễ dàng triển khai “chính sách năng lượng” của mình ở Trung Á hơn các nước khác.
- “Chính sách năng lượng” trước hết lấy việc gia tăng ảnh hưởng về kinh tế, quân sự của Nga ở Trung Á làm điểm tựa. Vì vậy, Nga đã xúc tiến các hoạt động quân sự ở khu vực này cũng như thành lập các tổ chức về an ninh-kinh tế trong khu vực, thực hiện các chuyến công du chính trị tới Trung Á. Mục đích của Nga là muốn các quốc gia Trung Á phụ thuộc nhiều hơn nữa vào mình, không bị lôi kéo bởi các nước khác, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.
- Hỗ trợ đắc lực cho chính phủ Nga trong việc thực thi “chính sách năng lượng” đó là các tập đoàn dầu khí Nga. Các tập đoàn này đã là những cánh tay đắc lực trong việc thỏa thuận được các hợp đồng năng lượng hay nắm độc quyền về các kênh dẫn xuất dầu khí ở Trung Á. Và thậm chí, các công ty dầu khí này còn đại diện cho “sức mạnh quân sự” của Nga, nhất là Gazprom.
- Liên bang Nga đã tiến hành việc thăm dò, khai thác các mỏ năng lượng ở Trung Á và tìm cách nâng cấp các đường ống cũ, xây dựng nhiều đường ống dẫn dầu khí ở Trung Á như là sự khẳng định sức mạnh năng lượng của Nga ở Trung Á và trên thế giới. Bằng chứng là các công ty Nga đã kí được phần lớn các hợp đồng khai thác và vận chuyển dầu khí quanh khu vực biển Caspian trong vòng 30 năm trước các nước khác.
- Việc Nga tiến hành “chính sách năng lượng” ở Trung Á còn nhằm mục đích muốn mua rẻ các nguồn tài nguyên dầu khí ở nơi đây để sang lại cho các thị trường khát năng lượng như châu Âu hay Đông Á với cái giá hời hơn rất nhiều. Bằng cách này, Nga cũng loại được những đối thủ đáng gờm trên thị trường năng lượng quốc tế. Đồng thời, chiến lược của Nga là nhập khẩu khối lượng khí ngày càng tăng từ Trung Á để bù đắp cho sự thiếu hụt về nguồn cung từ chính các mỏ năng lượng của nước này.
- Quá trình Nga thực hiện “chính sách năng lượng” đối với Trung Á cũng thể hiện ý đồ muốn thành lập một tổ chức các nước khai thác và xuất khẩu dầu khí giống như OPEC do Nga lãnh đạo.
- Thực tế, các hoạt động dầu khí và các hoạt động của Nga về an ninh-kinh tế, các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo tới Trung Á đều có tác động qua lại lẫn nhau. Chính các hoạt động về anh ninh-kinh tế-chính trị đó đã giúp cho các công ty và nhà nước Nga kí được nhiều hợp đồng về khai thác và vận chuyển năng lượng hơn, bởi vì, dù Trung Á có là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga đi nữa thì đây vẫn là những nước Cộng hòa độc lập và họ có quyền tìm kiếm những sự đầu tư từ bên ngoài nhằm thoát thế độc quyền của Nga. Ngược lại, chính những hoạt động dầu khí cũng mang lại cho Nga những cơ sở cho sự hợp tác lâu dài về an ninh-chính trị-kinh tế.
Tổng thống Putin có lần miêu tả sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là “một bi kịch địa-chính trị”, do đó ông chủ trương cố gắng tăng cường hợp tác kinh tế giữa