6. Bố cục đề tài
2.4. Tác động của “chính sách năng lượng” ở Trung Á đối với Nga
Khi Tổng thống Putin lên lãnh đạo nước Nga, một chính sách năng lượng mới đã được đưa ra. Với Putin, năng lượng không phải là thứ cho không mà là hàng hóa mang quyền lực. Có thể nói, trong những năm 2000-2008, dầu khí đại diện cho “sức mạnh quân sự” của Nga trong quan hệ ngoại giao quốc tế. “Chính sách năng lượng” của Nga đối với Trung Á trong thời gian này là một bộ phận cơ hữu của chính sách đối ngoại của nước này.
Về mặt địa-chính trị, với việc thực thi “chính sách năng lượng” ở Trung Á, Nga đã cố gắng đưa sự ảnh hưởng của mình trở lại các nước này. Để Trung Á tiếp tục là khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình, Nga đã cho tăng cường lực lượng quân sự, thành lập các tổ chức an ninh-kinh tế khu vực và thực hiện các chuyến công du chính trị đến các quốc gia Trung Á. Chính những hoạt động này đã tạo điều kiện cho các công ty dầu khí Nga thâm nhập sâu hơn vào thị trường dầu khí Trung Á.
Dù Trung Á là vùng mới độc lập sau “chiến tranh lạnh” nhưng tiềm năng năng lượng cũng như vị trí địa-chính trị của nó đã thu hút nhiều sự quan tâm từ các quốc gia khác, đặc biệt những nước khát năng lượng.
Chính sách đối ngoại của Nga hiện đang được phân chia thành một chính sách phương Tây và một chính sách Trung Á. Hai chính sách này hoàn toàn tách biệt và do vậy hiện thực hơn. Điều này là dễ hiểu khi mà Trung Á được xem như là “căn cứ năng lượng của thế kỉ XXI”.
Trung Á là thế cân bằng của Nga đối với Mỹ. Dù sau năm 1991, Mỹ mới bắt đầu đưa sự ảnh hưởng của mình tới đây các quốc gia Trung Á đều muốn lợi dụng sự có mặt của Mỹ để thoát khỏi sự kiềm chế của Nga. Mỹ đã cho xây dựng căn cứ quân sự Manas, thuộc quyền điều khiển của NATO. Và với sự lôi kéo của Mỹ, Nga lo sợ Kyrgyzstan - nước được xem là “biên giới phía nam” của Nga rơi vào vòng ảnh hưởng của Mỹ. Trong khi người Nga còn đang bận rộn với công cuộc tái thiết đất nước thì Mỹ đã tranh thủ tạo dựng lực lượng ở Trung Á. Vì nhiều nguyên nhân, Nga không phản ứng quyết liệt trước việc Mỹ đột nhập khu vực ảnh
hưởng truyền thống của mình, nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân buộc Nga không được lơ là với Trung Á như trước.
Việc thực thi “chính sách năng lượng” ở Trung Á của Nga đi đôi quá trình Nga đưa ảnh hưởng của mình trở lại vùng đất này, do đó các biện pháp gia tăng ảnh hưởng ở Trung Á đều có cái đích cuối cùng là năng lượng. Việc Mỹ và các nước như EU, Nhật Bản, Trung Quốc quan tâm đến Trung Á thực sự chỉ là vì nguồn lợi dầu mỏ, khí đốt vì vậy các quốc gia này đã thi nhau đầu tư vào Trung Á, từ kinh tế, quân sự cho đến việc tìm kiếm các mỏ dầu khí hay xây dựng những đường ống năng lượng. Tuy nhiên, Nga vẫn đi trước các nước này một bước khi đã làm chủ được các đường ống quanh khu vực Caspian, nắm được các con đường vận chuyển huyết mạch ở Trung Á. Với những thành công của mình (thành lập EEC, CSTO, SCO), Nga đã tạo cho mình một vị thế vững chắc ở vùng đất này. Trong những năm 2000-2008, dù các nước Cộng hòa Trung Á có bị các nước khác cố gắng gây ảnh hưởng của mình ở đây chăng nữa thì đây vẫn được xem là khu vực ảnh hưởng truyền thống của người Nga. Suy cho cùng, Nga vẫn là nước có nhiều ảnh hưởng nhất ở khu vực này.
Quá trình Nga tiến hành các hoạt động dầu khí trên đất Trung Á đã tạo khiến cho các nước Cộng hòa Trung Á bị buộc chặt hơn nữa vào Nga, điều này cũng có nghĩa là vị thế của Nga ở Trung Á ngày càng được củng cố hơn, “biên giới phía nam” cũng trở nên vững chắc hơn.
Những tính toán về mặt địa – chính trị đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước Nga. Bảo vệ các cơ chế hợp nhất (CIS, CSTO) và thiết lập những cơ chế mới chẳng hạn như Tổ chức hợp tác Thượng hải (SCO). Chính sách của Nga đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong suốt những năm 1990 là không bền vững và rõ ràng là cần thay đổi khi Putin lên làm tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất. Câu hỏi duy nhất là chính sách nào sẽ thay thế chính sách đó. Trong tám năm qua, rõ ràng là đa số các nước cộng hòa này cần một số chức năng và cơ chế của CIS và do vậy, những chức năng và cơ chế đó đang được cải cách. Đồng thời, liên minh quân sự của nhiều quốc gia CIS - Tổ chức hiệp
ước an ninh chung (CSTO) - được bảo vệ và Nga đang thay đổi chính sách cung cấp năng lượng rẻ thời hậu Liên Xô sang các đồng minh chính trị. Nga đang phát triển các mối quan hệ mới với Kazakhstan và một mô hình hợp tác quốc tế mới ở Trung Á, lôi kéo không chỉ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong khu vực mà còn cả Trung Quốc (SCO).
Về mặt kinh tế, trong 8 năm Putin cầm quyền, kinh tế Nga. GDP đã tăng khoảng 70%, công nghiệp tăng trưởng 75% và đầu tư tăng 125%, giành lại vị thế của Nga là một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nga đã trở thành một siêu cường năng lượng nhờ một chính sách mà theo đó chính phủ kiểm soát một phần lớn ngành dầu khí và doanh thu từ ngành này. nguyên vật liệu. Nga hiện là nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ hai thế giới. Nền kinh tế dựa trên nguyên liệu. Cho tới nay, nền kinh tế Nga tăng trưởng chủ yếu dựa vào các loại tài nguyên. Nộp ngân sách của ngành năng lượng và nhiên liệu, dưới dạng thuế, đạt 128 tỷ USD năm 2007, chiếm gần 50% nguồn thu của ngân sách liên bang
Việc nhà nước kiểm soát ngành dầu khí ở Nga đã làm cho các công ty năng lượng hoàn toàn cởi mở và minh bạch đối với các nhà đầu tư. Sau khi chính phủ nắm cổ phần kiểm soát tại Gazprom, tập đoàn năng lượng này đã trở thành một công ty cổ phần thực sự. Rosneft, công ty dầu lớn nhất do nhà nước kiểm soát, đã được cổ phần hóa năm 2006, thu hút hàng nghìn nhà đầu tư Nga và nước ngoài.
Tuy nhiên không thể phủ nhận nước Nga thời Putin đã vươn lên một cách mạnh mẽ trong lĩnh vực dầu khí. Điều chứng tỏ sức mạnh về năng lượng của mình, Nga không chỉ trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới mà còn sử dụng chiêu bài năng lượng trong các vấn đề ngoại giao để thị uy với các nước thuộc Liên Xô trước đây, những quốc gia đang muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và ngả về phương Tây. Điển hình là việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine trong những ngày đầu năm 2006. Ngay sau khi Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine, nhập khẩu khí đốt của Hungary từ Nga giảm 40%, Ba Lan giảm 14%, trong khi Áo, Slovakia và Romania giảm 1/3… Nếu không có sự cung cấp từ các mỏ khí đốt ở Trung Á, đặc biệt là từ Turkmenistan thì có lẽ Nga không có đủ
“sức mạnh” để khóa van khí đốt. Tuy nhiên, qua sự kiện này, châu Âu và Mỹ càng mong muốn xây dựng những con đường dẫn khí đốt từ Trung Á mà không có sự tham gia của Nga vì Nga không chỉ là nhà cung cấp khí đốt chính cho Ukraine mà còn là nhà phân phối cho khoảng 1/5 châu Âu thông qua hệ thống đường ống xuyên suốt lãnh thổ Ukraine .
Việc thực thi “chính sách năng lượng” dưới thời của Tổng thống Putin đã mang lại cho Nga nhiều nguồn thu cho ngân sách. “Hợp tác với khu vực Trung Á là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược năng lược của Nga”, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Năng lượng Nga Andrei Reus đã khẳng định như vậy.
Trong mắt Nga, Trung Á là nơi trung chuyển khí đốt sang các thị trường châu Âu. Đồng thời, dầu khí của các quốc gia Trung Á cũng giống như “kho hàng” của Nga để nước này bơm dầu khí qua các đường ống của mình ở Trung Á để dẫn sang các nước khác vốn là khách hàng của Nga. Trong số những khách hàng này, các nước EU và SNG là khách hàng “thân thiết” nhất của Nga.
Nhu cầu năng lượng của Châu Âu là rất lớn, và chủ yếu là nhập khẩu. Trong bối cảnh Trung Đông đã hòa nhập vào thị trường năng lượng quốc tế, nguồn năng lượng của Nga, Trung Á và khu vực biển Caspian đã trở thành địa điểm hợp tác năng lượng lâu dài của châu Á. Hiện tại 40% nguồn khí đốt của châu Âu được nhập từ Nga, 80% lượng khí đốt của các nước Trung và Đông Âu cũng dựa vào Nga. Chỉ riêng về khí đốt, Nga là nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu, nên đây là con át chủ bài của Nga trong sân chơi chính trị để đối phó với Mỹ và Tây Âu. Thêm vào đó Nga có thế mạnh là các đường ống dẫn dầu và khí giữa Nga và châu Âu đã được hình thành trong nhiều thập kỉ qua. Đây được coi là bàn đạp để Nga tiến mạnh hơn vào thị trường dầu khí Tây Âu.
Việc Nga nắm giữ các đường ống dẫn khí chính ở Trung Á như hệ thống đường ống CAC, SATs đã đã giúp Nga nắm thế độc quyền trong việc phân phối khí đốt ở Trung Á. Nga có thể mua được năng lượng ở Trung Á với giá rẻ rất nhiều so với thị trường thế giới để bán lại cho các quốc gia khác với giá cao để kiếm lời. Tờ
cụ để đe dọa và tống tiền”34. Điển hình là sự kiện Nga khóa robine ngừng cung cấp khí cho Ukraine và sau đó là Belarus vào năm 2006.
Nếu đầu năm 2006, Gazprom chỉ phải trả 70 USD cho 1.000m3 khí đốt thì sang năm 2008, Gaprom đã phải chấp nhận mức giá mới là 150 USD, đồng thời tập đoàn này cũng bán lại cho châu Âu với mức giá 250 USD. Và theo thỏa thuận giữa Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga với các nước Cộng hòa ở Trung Á (Uzbekistan, Kazakhstan và Turkmenistan) đã kí vào đầu năm 2008 thì kể từ năm 2009, giá khí đốt mà Gazprom mua từ những nước này sẽ được nâng lên 250- 270 USD/1.000m3
. Tuy nhiên, Gazprom cũng đã nâng giá bán khí đốt sang châu Âu từ 370 USD-400 USD /1.000m3. Đây là điển hình cho việc “mua rẻ bán đắt” của Nga đối với các nước mua năng lượng của mình. Chính điều này đã mang lại cho Nga địa vị vững chắc trên thị trường năng lượng thế giới. Đồng thời, dầu khí cũng trở thành “cánh tay ngoại giao” mang “sức mạnh quân sự” của Nga trong các cuộc đàm phán với các quốc gia khác. Điều này cũng khẳng định rằng: dầu khí là nhân tố làm hồi sinh nước Nga sau một thời gian khủng hoảng sau khi Liên Xô sụp đổ và đưa nước này thành siêu cường năng lượng.
Trong chính sách năng lượng của Liên bang Nga đối với các quốc gia thuộc khu vực Trung Á thì mục tiêu của Nga không chỉ chiếm nguồn năng lượng ở đây mà quan trọng hơn là phải tạo được sự tin tưởng ở các quốc gia này. Đảm bảo nguồn cung từ các mỏ năng lượng ở Trung Á và hạn chế tới mức thấp nhất các nước này tìm kiếm sự đầu tư hay các kênh dẫn xuất năng lượng ra bên ngoài, vì nếu như vậy chứng tỏ vai trò của người Nga sẽ đfn mờ nhạt ở khu vực chiến lược của thế giơi này. Rõ ràng, Putin cần tạo sự tin tưởng không chỉ đối với các quốc gia láng giềng Trung Á mà còn phải giữ được uy tín đối với những “bạn hàng” của mình như EU, Trung Quốc... vì năng lượng là nguồn thu chính của Liên bang Nga trong những năm Putin cầm quyền. Một khi mất đi khách hàng hoặc nguồn cung từ Trung Á hẳn Nga sẽ rơi vào cảnh khốn đốn.
Ngày 9/9/2006, Putin đã bác lại lời một người nói rằng nước Nga muốn trở thành một cường quốc năng lượng, là “Tôi chưa bao giờ coi nước Nga là siêu cường năng lượng, nhưng thực tế là chúng tôi có những khả năng lớn hơn nhiều so với bất cứ nước nào trên thế giới trong lĩnh vực này” [9, tr.11-21, 17]. Chẳng khi nào mà người Nga lại từ chối cơ hội vàng này, bởi trong thế giới đang khát năng lượng như hiện nay thì quyền lực đang chuyển dần về tay những nước giàu năng lượng. Với trữ lượng năng lượng to lớn của mình cùng những nguồn dầu khí khai thác được ở khu vực “Trung Đông thứ hai” này, Nga đã thực sự có được công cụ đắc lực để “nói chuyện” với các quốc gia khác.
TIỂU KẾT
Năng lượng, đặc biệt là dầu lửa đang thực sự trở thành vấn đề an ninh quốc gia của các nước. Dầu lửa đã luôn đi liền với an ninh – chính trị. Giá dầu thế giới liên tục tăng những năm gần đây làm thị trường dầu lửa luôn biến động khôn lường khiến cho các nước thêm lo lắng. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng, hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một chiến lược năng lượng phù hợp trong đó, dầu lửa luôn chiếm vị trí trung tâm. Trong đó Liên bang Nga được đánh giá là một “cường quốc năng lượng” với những chính sách hợp lí và hiệu quả.
Tổng thống Nga Putin đã sử dụng hiệu quả công cụ này không chỉ để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng (40% ngân sách của Nga là thu từ dầu mỏ), mà còn để thực thi các biện pháp ngoại giao, gắn công tác ngoại giao với dầu lửa, lấy nguồn năng lượng dầu lửa và khí đốt làm điều kiện cho quan hệ ngoại giao, thay thế cho sức mạnh quân sự của Nga. Bên cạnh đó Nga hiện đang là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất, chiếm tới 27% trữ lượng khí đốt của cả thế giới và còn là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thế hai thế giới sau Saudi Arabia. Điều này đã giúp cho Nga dễ dàng có được lợi thế trong các vấn đề ngoại giao có liên quan đến vấn đề năng lượng.
Nga đã xúc tiến các hoạt động quân sự ở khu vực này cũng như thành lập các tổ chức về an ninh-kinh tế trong khu vực (EEA, SCO và CSTO), thực hiện các chuyến công du chính trị tới Trung Á với mục đích muốn các quốc gia Trung Á phụ thuộc nhiều hơn nữa vào mình, không bị lôi kéo bởi các nước khác, đặc biệt là Mỹ
và châu Âu. Đồng thời, điều này cũng thể hiện ý đồ muốn thành lập một tổ chức các nước khai thác và xuất khẩu dầu khí giống như OPEC do Nga lãnh đạo (Liên minh các nước sản xuất khí tự nhiên Âu - Á). Ngược lại, chính những hoạt động dầu khí cũng mang lại cho Nga những cơ sở cho sự hợp tác lâu dài về an ninh-chính trị-kinh tế ở khu vực Trung Á này.
Hỗ trợ đắc lực cho chính phủ Nga trong việc thực thi “chính sách năng lượng” ở Trung Á là các tập đoàn dầu khí, là những cánh tay đắc lực trong việc thỏa thuận được các hợp đồng năng lượng hay nắm độc quyền về các kênh dẫn xuất dầu khí ở Trung Á, nhất là Gazprom và Lukoil. Bằng chứng là các công ty Nga đã kí được phần lớn các hợp đồng khai thác và vận chuyển dầu khí quanh khu vực biển Caspian trong vòng 30 năm trước các nước khác.
Ngoài ra, “chính sách năng lượng” của Nga ở Trung Á còn nhằm mục đích muốn mua rẻ các nguồn tài nguyên dầu khí ở nơi đây để sang lại cho các thị trường khát năng lượng như châu Âu hay Đông Á với cái giá hời hơn rất nhiều. Bằng cách