Một vài nhận xét, đánh giá về chính sách năng lượng của Nga đối vớ

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 92)

6. Bố cục đề tài

3.1. Một vài nhận xét, đánh giá về chính sách năng lượng của Nga đối vớ

3.1. Một vài nhận xét, đánh giá về chính sách năng lượng của Nga đối với Trung Á Trung Á

Từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền lạnh đạo nước Nga, vấn đề ưu tiên của Nhà nước là giành lại quyền lực kinh tế. Đối mặt với những khó khăn mà Tổng thống Boris Yeltsin chưa giải quyết được, Putin đã nhận ra công cụ để mình chấn hưng lại nước Nga chính là nguồn dầu khí mà nước Nga đang sở hữu cùng những “cánh tay đắc lực” là các công ty, tập đoàn năng lượng của nước này đang có những hoạt động trong và ngoài nước. Chính vì nhận thức đúng được thời thế, Putin đã đưa Nga dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đưa nước này thành một “siêu cường năng lượng”.

Để mô tả nước Nga thời Putin, ở phương Tây người ta thường nói: “Nếu Brejnev có tên lửa thì Putin có khí đốt”, ngụ ý rằng nước Nga sau thời kì Boris Yeltsin đã sử dụng khí đốt làm vũ khí chiến lược. Tờ The Ecomomist (Anh) (2005) cũng đăng trên trang bìa một tranh biếm họa về Vladimir Putin, lăm lăm trong tay không phải là khẩu súng tiểu liên mà là một cái bơm xăng, đang cảnh cáo “chớ động vào nước Nga”. Một tờ tạp chí của Mỹ cũng đăng tải một bức tranh biếm họa về “chú gấu” Nga khổng lồ đang ôm những thùng dầu như thách thức với thế giới.

Để có được điều này, nước Nga đã có những chính sách rất đúng đắn về việc phát triển các hoạt dộng năng lượng, đặc biệt là việc duy trì sự ảnh hưởng truyền thống của mình ở Trung Á-căn cứ năng lượng của thế kỉ XXI.

Dù không phải là thứ duy nhất mà Nga quan tâm đến các nước khu vực Trung Á nhưng trên thực tế năng lượng vẫn là thứ thu hút sự quan tâm của Nga nhiều nhất. Do đó, các hoạt động ngoại giao của Nga phần lớn đều nhằm mục đích chiếm hữu nguồn năng lượng và hệ thống vận chuyển dầu khí ở Trung Á. Để thực hiện được điều này, Nga đã dựa vào những cơ sở hạ tầng mà nước này đã tạo dựng

được từ thời Liên Xô và Yeltsin. Một trong số đó là hệ thống ống dẫn xuất dầu khí của các nước Trung Á sau khi độc lập hầu như đều phụ thuộc vào Nga.

Tất cả những hoạt động của Nga ở Trung Á đều vì mục đích kinh tế. Và muốn nga đã xúc tiến các hoạt động quân sự ở khu cực này cũng như thành lập các tổ chức về an ninh-kinh tế trong khu vực, thực hiện các chuyến công du chính tri tới Trung Á. Với việc thành lập EEA, SCO, CSTO, Nga đã buộc các quốc gia Trung Á phụ thuộc nhiều hơn nữa vào mình, không bị lôi kéo bởi các nước khác, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.

Hỗ trợ đắc lực cho chính phủ Nga trong việc thực thi “chính sách năng lượng” đó là các tập đoàn dầu khí Nga: Gazprom, Lukoil, Yukos, Surguneftegaz, Rosneft, Tuymen, Sibneft…, trong đó Gazprom và Lukoil là hai công ty có hoạt động mạnh mẽ nhất ở Trung Á. Các tập đoàn này là đại diện cho sức mạnh quân sự của Nga trong chính sách ngoại giao đường ống dẫn khí, do đó Nga không hề ngần ngại trọng việc đóng van khí đốt để trừng phạt trong quan hệ quốc tế.

Quyền lực của các tập đoàn này còn nằm ở việc làm chủ nhiều mỏ năng lượng lớn ở Trung Á như mỏ Tengiz, Uzen, Karachaganak và Kashagan, Karakuduk của Kazakhstan; mỏ Shakhpakhty, Kandym - Khauzak - Shady của Uzbekistan; các mỏ khí đốt lớn nhất ở Turkmenistan là ở vùng Nam Yolotan - Osman và Yashlar ở Turkmenistan; dự trữ dầu trong thung lũng Fergana ở Kyrgyzstan; mỏ khí ở Sargazon và mỏ Rengan (gần Dushanbe) của Tajikistan. Ngoài ra, Nga còn chi phối các kênh dẫn xuất dầu khí ở Trung Á như đường ống Caspian Pipeline Consortium (CPC), SATs, Druzhba và Adria, CAC (Central Asia Center Pipeline)… là những huyết mạch chính trên con đường vận chuyển dầu khí từ Trung Á sang các thị trường nước ngoài. Việc nắm giữ các mỏ dầu khí cũng như các đường ống đã giúp Nga và các tập đoàn dầu khí của mình đã lũng đoạn thị trường dầu khí Trung Á và là đối thủ khó chịu của các công ty dầu khí của nhiều quốc gia đang hoặc có dự định khai thác năng lượng ở đây.

Trong những năm 2000-2008 Nga chủ yếu là mối quan tâm tới nguồn dầu khí của ba quốc gia Trung Á có dự trữ năng lượng lớn là Kazakhstan,

Turkmenistan và Uzbekistan. Vào cuối năm 2007, tổng khối lượng đầu tư của Nga trong lĩnh vực dầu và khí đốt ở các nước này là từ 4 đến 5,2 tỷ USD, trong đó khoảng 80-85% tập trung ở Kazakhstan (từ 3,4 - 4,1 tỷ USD); một số ít ở Uzbekistan (0,5 - 1 tỷ USD) và một số tiền cho đến nay không đáng kể ở Turkmenistan; Tajikistan và Kyrgyzstan thì chỉ khoảng 50 triệu USD . Công ty của Nga dự định đầu tư khoảng 14 - 16 tỷ USD trong năm năm tiếp theo. Các khoản này được dùng vào việc tiến hành việc thăm dò, khai thác các mỏ năng lượng ở Trung Á và tìm cách nâng cấp các đường ống cũ, xây dựng nhiều đường ống dẫn dầu khí ở Trung Á như là sự khẳng định sức mạnh năng lượng của Nga ở Trung Á và trên thế giới.

Đối với Nga dầu mỏ là một mặt hàng chiến lược, do đó Nga tìm cách mua rẻ các nguồn tài nguyên dầu khí ở Trung Á để sang lại cho các thị trường khát năng lượng như châu Âu hay Đông Á với cái giá hời hơn rất nhiều. Bằng cách này, Nga vừa kiềm chế được sự phát triển của ngành dầu khí Trung Á, vừa loại được những đối thủ đáng gờm trên thị trường năng lượng quốc tế. Đồng thời, chiến lược của Nga là nhập khẩu khối lượng khí ngày càng tăng từ Trung Á để bù đắp cho sự thiếu hụt về nguồn cung từ chính các mỏ năng lượng của nước này.

“Chính sách năng lượng” của Nga đối với Trung Á còn được thể hiện qua việc Nga muốn thành lập một tổ chức các nước khai thác và xuất khẩu dầu khí giống như OPEC do nước này lãnh đạo. Biểu hiện cho ý đồ này là Nga đã cho liên minh SCO và CSTO vào năm 2007. Sự kiện này không có gì là bất ngờ vì để củng cố thêm vai trò đàn anh của mình tại vùng Trung Á. Do đó, việc Belarus, Kazakhstan và Uzbekistan trở thành thành viên của EEC thì trên thực tế, ý tưởng của Nga về việc thành lập một cacten khí đốt ở Trung Á đã trở thành hiện thực.

Các hoạt động dầu khí của Nga ở Trung Á đã làm cho “cánh tay ngoại giao” của Nag ngày càng thêm mạnh mẽ. Với thế mạnh về dầu khí do được hậu thuẫn từ các nước Trung Á, Nga đã chơi trò cho năng lượng với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước EU và SNG. Việc Nga ngưng cung cấp khí đốt cho Ukraine đã làm cho nhập khẩu khí đốt của Hungary từ Nga giảm 40%, Ba Lan giảm 14%, trong

khi Áo, Slovakia và Romania giảm 1/3. Ngoài ra Nga không chỉ là nhà cung cấp khí đốt chính cho Ukraine mà còn là nhà phân phối cho khoảng 1/5 châu Âu thông qua hệ thống đường ống xuyên suốt lãnh thổ Ukraine .

Các hoạt động dầu khí và các hoạt động của Nga về an ninh-kinh tế, các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo tới Trung Á đều có tác động qua lại lẫn nhau. Chính các hoạt động về anh ninh-kinh tế-chính trị đó đã giúp cho các công ty và nhà nước Nga kí được nhiều hợp đồng về khai thác và vận chuyển năng lượng hơn. Ngược lại, chính những hoạt động dầu khí cũng mang lại cho Nga những cơ sở cho sự hợp tác lâu dài về an ninh-chính trị-kinh tế.

Tuy nhiên, dù Trung Á có là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga thì đây vẫn là những nước Cộng hòa độc lập và họ có quyền tìm kiếm những sự đầu tư từ bên ngoài nhằm thoát thế độc quyền của Nga. Từ xa xưa, các quốc gia nhỏ bé trên thế giới khi tìm kiếm sự bảo vệ từ bên ngoài đều muốn mình vẫn độc lập về kinh tế và chính trị. Cho đến nay, các nước trong khu vực Trung Á vẫn nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài về kinh tế và ủng hộ chính trị, điều thiết yếu đối với sự tồn tại của các nước này. Tuy nhiên, sự giúp đỡ thường kèm theo những điều kiện “bất thường” ngoài tầm kiểm soát của họ. Nhiều quốc gia phải quan tâm đặc biệt tới các mối quan hệ của họ với các cường quốc khu vực có địa lý gần nhất, chẳng hạn Turkmenistan cũng quan tâm nhiều hơn tới các mối quan hệ với quốc gia láng giềng phía Nam, trong khi Kyrgyzstan và Tajikistan có quan hệ láng giềng với Trung Quốc, Kazakhstan có xu hướng thân Nga…

Hiện tại, Mỹ, Nga và Trung Quốc đang giữ thế chân vạc tại Trung Á, không những thế, khu vực vốn từng được xem là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga hiện đang bị nhiều nước khác đặt chân vào như EU, Nhật Bản… Chính những điều này đã hạn chế sự bá quyền của Nga ở đây. Rõ ràng, Nga không thể một mình ổn định được Trung Á sau khi các quốc gia này được độc lập, do đó Nga đã cần đến SCO như là một yếu tố cân bằng cho sự ổn định của khu vực này. Tuy nhiên, người anh em Trung Quốc do không bị sự cạnh tranh của Nga như với các nước châu Âu và Mỹ đã nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động dầu khí của mình

ở Trung Á. Điều này một mặt giúp Nga hạn chế được thị phần của các nước khác muốn đầu tư vào Trung Á nhưng về lâu dài, Trung Quốc vẫn có thể là đối thủ tiềm tàng của Nga trong lĩnh vực năng lượng ở Trung Á.

Với quan niệm dầu khí là sức mạnh, nước Nga đã nhanh chóng dùng nó để làm chiêu bài để uy hiếp các nước khác, trong đó có châu Âu và SNG. Việc Nga “khóa robine” ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine đầu năm 2006 đã làm thế giới thức tỉnh khi nận ra nước Nga đang hồi sinh và trên đường trở thành “siêu cường năng lượng”.

Một phần của tài liệu chính sách năng lượng của liên bang nga đối với các nước khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)