Kết quả đánh giá KNKH của các dòng thông qua lai đỉnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 112)

Đánh giá đặc điểm hình thái, các giai đoạn sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất giúp cho các nhà chọn giống bước đầu loại bỏ được các dòng không đạt yêu cầu theo mục tiêu chọn giống. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của nhà chọn giống là khả năng kết hợp của các dòng. Do đó, các dòng được tạo ra ngoài đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thái, chống chịu và cho năng suất cao còn phải có khả năng kết hợp tốt.

Phương pháp đánh giá KNKH thông qua lai đỉnh giúp các nhà chọn giống đánh giá khả năng kết hợp của dòng ở giai đoạn đầu, trong quá trình chọn giống khi số lượng dòng còn nhiều. Phương pháp này giúp loại bớt một số dòng mặt dù đạt yêu cầu về mặt hình thái song khả năng kết hợp lại kém.

15 dòng được đánh giá KNKH chung bằng thí nghiệm lai đỉnh với 2 cây thử: cây thử 1 (T1) là dòng DF2 (Mẹ của giống ngô lai LVN 10); cây thử 2 (T2) là dòng IL 9, là dòng bố của giống ngô lai VN 8960. Đây là 2 cây thử được rút ra từ 2 giống có nguồn gốc khác nhau đã tham gia vào nhiều tổ hợp lai triển vọng và là thành phần làm bố, mẹ của hai giống ngô thương mại đang được trồng phổ biến là LVN 10 và VN 8960. Cả 2 đều có những đặc tính quý như hình dạng đẹp, cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá và ít nhiễm sâu bệnh. Qua phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử (SSR) tập đoàn dòng của Viện Nghiên cứu Ngô cho thấy 2 dòng này có độ thuần rất cao và

100

nằm ở 2 nhóm ưu thế lai khác nhau. Do đó, lai đỉnh ngoài tác dụng xác định khả năng kết hợp của dòng còn hy vọng phát hiện được một số tổ hợp lai có triển vọng giữa các dòng và cây thử. Thí nghiệm đánh giá các đặc tính nông sinh học của các tổ hợp lai đỉnh được thực hiện trong vụ Hè Thu 2009.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)