Sự đa dạng di truyền có ý nghĩa lớn trong chọn tạo giống ngô, đặc biệt trong chương trình chọn tạo giống lai. Ngay từ khi khoa học chưa phát hiện ưu thế lai, đa dạng di truyền đã được nền văn minh các bộ tộc Aztec và Maya vùng trung Mỹ sử dụng. Trong các lễ hội tôn giáo trước khi gieo trồng ngô, người ta thường trộn lẫn các loại ngô khác nhau thu thập từ các bộ tộc với mục đích thu được năng suất cao. Darwin ngay từ 1859 đã thấy rằng thế hệ
20
con khỏe hơn bố mẹ khi lai giữa các giống cây trồng vật nuôi khác nhau (W.C. Galinat,1995)[37].
Sự đa dạng di truyền của ngô được thể hiện qua các tính trạng số lượng như thời gian sinh trưởng, số lá, kích thước lá, chiều cao cây, cao bắp, số hàng hạt, và một số tính trạng chất lượng màu sắc cây, màu bao phấn, màu của hạt, chất lượng hạt, ... đặc biệt là đa dạng về nội nhũ hạt đã hình thành nên 7 loài phụ khác nhau. Sử dụng đa dạng di truyền trong tạo giống lai để có được ưu thế lai đã được hầu hết các nhà chọn giống công nhận và áp dụng. Nhiều tác giả khi nghiên cứu về vật liệu khởi đầu cho việc tạo giống ngô lai đã đưa ra những kết luận sau:
Khi nghiên cứu ưu thế lai ở các dòng ngô thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau cho thấy hiện tượng ưu thế lai tăng khi sự khác biệt di truyền giữa bố và mẹ lớn, tính khác biệt đó thường là thấp giữa bố mẹ đã được thích nghi trong cùng một khu vực sinh thái (Trần Hồng Uy, 1985)[13].
Sự khác biệt di truyền của bố mẹ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới ưu thế lai của các tổ hợp lai đơn (N. Tomov,1990; Vasal, S. K., Dhillon, B. S.and Srinivasan, J,)[78], [80].
Vật liệu cần chứa nhiều kiểu gen khác nhau với những tính trạng có giá trị, những kiểu gen ấy phải biểu hiện ưu thế lai rõ ở đời lai của con cháu (H.K. Heyes, 1939; Sprague G. F and Eberhart S. A.,1977) [47], [73].
Điều kiện dị hợp làm tăng sự kích thích phát triển trong tổ hợp lai và sự kích thích đó sẽ ít hơn khi các gen giống nhau thu được từ hai bố mẹ ( Han G. C Vasal S. K Beck D.L and Elias, 1991) [46].
Khi phân loại các dòng thuần ngô từ các vùng sinh thái khác nhau các nhà nghiên cứu đã kết luận là có sự tương đồng giữa sự xa cách địa lý với sự khác biệt di truyền của các vật liệu nghiên cứu (Ngô Hữu Tình,1985)[14], [16].
21