Đặc điểm hình thái của các dòng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 85)

Đặc điểm hình thái là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá dòng. Các đặc tính này phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu điều kiện bất thuận và năng suất của dòng.

* Chiều cao cây:

Chỉ tiêu về chiều cao cây cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các điều kiện ngoại cảnh như ánh sang, nhiệt độ,... và chế độ chăm sóc cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Qua theo dõi cho thấy, chiều cao cây của các dòng có biến đổi ở vụ Hè Thu 2009 cao hơn trong Hè Thu 2010. Do ở vụ Hè Thu 2009, giai đoạn đầu các dòng ngô tham gia thí nghiệm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi hơn vụ Hè Thu 2010, nên cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt.

Số liệu theo dõi ở Bảng 3.11 cho thấy, chiều cao cây của các dòng trong Hè Thu 2009 biến động từ 74,0 - 139,2 cm và vụ Hè Thu 2010 là 80,4 - 147,2 cm; dòng thấp nhất là D7, với chiều cao tương ứng trong 2 vụ là 74,0 cmvà 80,5 cm và dòng cao nhất là D12 tương ứng với 139,2 cm và 147,2 cm.

Độ đồng đều ở các dòng rất cao, thể hiện ở chỉ số CV% về chiều cao cây rất nhỏ. Hè Thu 2009, dòng có CV% biến động nhỏ nhất là D 1 với CV%( 2,2 %) và lớn nhất là D 10 với CV%(9 %). Vụ Hè Thu 2010 nhỏ nhất là D2, CV%(1,8%) và lớn nhất vẫn là D 10, CV%(14 %).

73

Như vậy, có thể thấy hầu hết các dòng đều thấp cây, ở các thời vụ khác nhau thì chiều cao cây có sự thay đổi nhưng không lớn (CV% nhỏ). Dòng có chiều cao cây lớn nhất là D 12 và thấp nhất là D 7.

Bảng 3.11. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các dòng triển vọng vụ Hè Thu 2009 & Hè Thu 2010

(Tổng hợp kết quả thí nghiệm tại Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La)

Chỉ tiêu Dòng

Hè Thu 2009 Hè Thu 2010

Cao cây Cao bắp Cao cây Cao bắp

cm CV% Cm CV% cm CV% cm CV% D1 113,9 2,2 54,9 4,4 127,2 5,9 61,6 3,8 D2 122,7 2.7 58,5 7,0 134,2 1,8 65,8 5,6 D3 134,0 2,9 36,0 12,0 145,8 2,1 46,4 10,4 D4 120,4 3,3 50,2 15,0 126,2 3,1 57,8 8,7 D5 110,8 4,4 34,6 6,7 119,2 6,0 44,2 4,8 D6 92,3 3,8 28,5 7,6 95,6 2,7 33,4 6,7 D7 74,0 6,6 22,5 14,0 80,4 9,3 26,0 10,8 D8 105,7 4,2 32,0 11,0 119,0 6,9 45,0 7,7 D9 93,8 5,3 40,2 7,1 102,6 6,8 47,6 5,3 D10 88,4 9,0 29,8 13,5 93,4 14,0 31,2 8,4 D11 112,2 3,6 52,4 3,7 123,2 4,0 67,6 2,6 D12 139,2 2,4 44,5 16,2 147,2 3,1 52,6 8,2 D13 85,6 2,6 33,1 15,0 94,2 2,6 42,6 9,3 D14 112,3 3,1 58,4 2,3 132,6 2,1 62,5 2,4 D15 107,8 4,2 41,7 7,7 126,2 8,7 46,2 5,9 DF2(Đ/c 1) 110,2 2,4 40,6 2,7 121,2 3,0 46,2 2,8 IL 9(Đ/c 2) 112,5 2,1 48,4 3,3 128,6 3,1 52,5 3,4 * Chiều cao đóng bắp:

Số liệu ở Bảng 3.11 cho thấy, chiều cao đóng bắp giữa các dòng có sự biến động lớn. Trong vụ Hè Thu 2009, chiều cao đóng bắp trung bình giữa các dòng là 41,15 cm, dòng có chiều cao đóng bắp thấp nhất là D 7 là 22,5 cm và cao nhất ở D 2 đạt 58,5 cm. Vụ Hè Thu 2010, chiều cao đóng bắp trung

74

bình giữa các dòng là 48,7 cm, đóng bắp thấp nhất vẫn là D 7 là 26,0 cm, cao nhất là D 11 đạt 67,6 cm.

Độ đồng đều về chiều cao đóng bắp của các dòng cũng biến động lớn, nhiều dòng có độ biến động (CV % >10 %), ở vụ Hè Thu 2009 là D3, D4, D7, D8, D10, D12, D13, nhưng đến vụ Hè Thu 2010 chỉ tiêu này có xu hướng ổn định dần (CV% > 10 %) chỉ còn ở D3 với CV% = 10,4 % và D7 với CV% = 10,8%. Sở dĩ có sự ổn định dần này là do sau mỗi đời tự phối, các dòng trở lên thuần hơn (sau mỗi đời tự phối, tỷ lệ dị hợp giảm dần) và hình thái sẽ ổn định. Trong số 15 dòng tham gia thí nghiệm có 3 dòng đạt độ đồng đều rất cao, về chiều cao đóng bắp trong vụ Hè Thu 2010 là D1 đạt CV% = 3,8 %, D 11 là CV% = 2,6 % và D 14 với CV% = 2,4%.

Kết quả theo dõi cho thấy các dòng đều có chiều cao đóng bắp phù hợp (khoảng 50% so với chiều cao cây) thuận lợi cho quá trình thụ phấn, phòng trừ sâu bệnh hại; thân cây ngô vững vàng hơn khi gặp điều kiện mưa to, gió lớn, dạng hình cây đẹp, có độ đồng đều cao cả chiều cao cây và chiều cao đóng bắp.

Đặc tính hình thái cây của các dòng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của chúng và khả năng duy trì cho thế hệ con lai F1. Do đó, các dòng có độ đồng đều cao về chiều cao đóng bắp, tạo điều kiện thuận lợi cho thụ phấn và thu hoạch trong quá trình sản xuất hạt lai F1. Đặc biệt, nông nghiệp nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Nên trong chọn tạo giống ngô ngoài chỉ tiêu năng suất cao, các giống còn phải có sự đồng đều về mặt hình thái tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá trong quá trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến.

* Số lá:

Lá là một bộ phận quan trọng của ngô, số lá ngô càng tồn tại lâu trên cây thì hiệu suất quang hợp sẽ tốt hơn, bắp chắc, tỉ lệ hạt trên bắp cao. Qua theo dõi cho thấy, số lá của các dòng không có sự thay đổi lớn với điều kiện thời vụ khác nhau.

75

Bảng 3.12. Số lá sau trỗ và chỉ số diện tích lá của các dòng triển vọng vụ Hè Thu 2009 & Hè Thu 2010

(Tổng hợp kết quả thí nghiệm tại Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La)

Dòng Hè Thu 2009 Hè Thu 2010 Số lá (lá/cây) LAI (m2lá/m2đất) Số lá (lá/cây) LAI (m2lá/m2đất) D1 18 - 19 1,91 17 - 18 2,93 D2 19 - 20 2,50 19 - 20 2,20 D3 17 - 18 2,06 17 - 18 1,84 D4 19 - 20 3,21 19 - 20 2,21 D5 17 - 18 2,53 17 - 18 2,64 D6 16 - 17 1,94 16 - 17 2,29 D7 16 - 17 2,40 16 - 17 2,04 D8 18 - 19 3,15 18 - 19 3.06 D9 16 - 17 2,11 16 - 17 2,34 D10 16 - 17 1,88 16 - 17 2,41 D11 17 - 18 2,55 17 - 18 2,50 D12 17 - 18 1,92 17 - 18 1,97 D13 18 - 19 2,00 16 - 17 2,10 D14 18 - 19 2,18 16 - 17 2,29 D15 17 - 18 2,14 17 - 18 2,17 DF2(Đ/c 1) 19 - 20 2,21 19 - 20 2,51 IL 9(Đ/c 2) 16 - 17 2,88 16 - 17 2,41

Trong vụ Hè Thu 2009, số lá của các dòng biến động trong khoảng 16 - 20 lá, các dòng có số lá ít nhất gồm D6, D7 và D10 với 16 - 17 lá, các dòng có số lá lớn nhất là D2 và D4 với 19 - 20 lá; ở vụ Hè Thu 2010, số lá ở các dòng biến động trong khoảng 16 - 20 lá, dòng có số lá ít nhất là D6, D7, D9, D10, D13 và D14 các dòng có số lá lớn nhất là D2 và D4 (19 - 20 lá).

76

Chỉ tiêu số lá sau trỗ và chỉ số diện tích lá được các nhà chọn giống quan tâm trong chọn tạo dòng cũng như tạo giống lai. Các dòng có lá xanh bền được ưu tiên lựa chọn do chúng có khả năng quang hợp tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chịu hạn, đồng thời có hiệu suất quang hợp cao và tích luỹ chất khô tốt, dẫn tới cho năng suất cao.

* Chỉ số diện tích lá:

Kết quả theo dõi cho thấy chỉ số diện tích lá trung bình của tất cả các dòng trong 2 vụ không có sự khác biệt lớn. Ở vụ Hè Thu 2009, chỉ số diện tích lá trung bình ở các dòng là 2,29 m2lá/m2 đất; vụ Hè Thu 2010 là 2,36 m2lá/m2 đất. Trong 15 dòng tham gia thí nghiệm, thì dòng có chỉ số diện tích lá LAI lớn nhất ở cả 2 vụ là D8 (LAI = 3,15 m2lá/m2 đất và 3,06 m2lá/m2 đất), nhỏ nhất là dòng là D1( LAI = 1,91 m2lá/m2 ) ở vụ Hè Thu 2009 và D3 (LAI = 1,84 m2lá/m2)trong vụ Hè Thu 2010.

Chỉ số diện tích lá của một dòng nào đó lớn, chứng tỏ dòng đó có số lá nhiều, lá to và có độ che phủ lớn. Các dòng này có hiệu suất quang hợp cao, phát triển sinh khối nhanh, tuy nhiên thường bị ảnh hưởng lớn khi có điều kiện bất thuận của môi trường, bị sâu bệnh gây hại mạnh và khó có thể trồng với mật độ cao. Do đó, các dòng có bộ lá thoáng, gọn sẽ được ưu tiên lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đường kính thân và rễ chân kiềng:

Đường kính thân, rễ chân kiềng là chỉ tiêu liên quan đến khả năng chống đổ của cây. Kết quả theo dõi ở bảng 3.13 cho thấy ở vụ Hè Thu 2009 các dòng có đường kính thân trung bình 1,6 cm. Trong đó có 2 dòng có đường kính thân nhỏ nhất là D6 và D13 chỉ đạt 1,4 cm, lớn nhất là D5 đạt 1,8 cm.

Trong vụ Hè Thu 2010, đường kính thân của các dòng có sự biến đổi tăng lên, trung bình giữa các dòng là 1,7 cm và dòng D5 vẫn có đường kính thân lớn nhất với 2,0 cm (bảng 3.13).

77

Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các dòng triển vọng vụ Hè Thu 2009 & Hè Thu 2010

(Tổng hợp kết quả thí nghiệm tại Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La)

Dòng Hè Thu 2009 Hè Thu 2010 ĐKT (cm) RCK (rễ) TTB (điểm) Hở bi (điểm) ĐKT (cm) RCK (rễ) TTB (điểm) Hở bi (điểm) D1 1,6 5,0 2,0 1,5 1,6 10,0 3,0 1,5 D2 1,5 8,0 1,5 1,5 1,5 8,0 2,0 1,5 D3 1,5 10,0 2,0 1,5 1,5 10,0 2,0 1,5 D4 1,7 10,0 2,5 1,5 1,8 9,0 3,5 1,5 D5 1,8 7,0 3,0 1,5 2,0 10,0 4,0 1,5 D6 1,4 4,0 3,5 1,0 1,5 8,0 2,5 1,0 D7 1,5 8,0 3,0 1,5 1,6 11,0 3,5 1,0 D8 1,6 12,0 2,0 1,0 1,7 9,0 2,5 1,0 D9 1,5 10,0 3,5 1,0 1,6 9,0 3,0 1,0 D10 1,5 9,0 3,5 1,5 1,7 7,0 3,5 1,5 D11 1,7 9,0 2,0 2,0 1,7 10,0 2,5 1,5 D12 1,6 9,0 3,0 1,5 1,6 9,0 2,0 1,5 D13 1,4 8,0 2,5 1,5 1,5 9,0 3,5 1,5 D14 1,5 9,0 1,5 1,5 1,6 6,0 1,0 2,0 D15 1,6 6,0 2,0 1,0 1,7 8,0 1,5 1,0 DF2(Đ/c 1) 1,8 7,0 1,5 1,5 2,0 10,0 1,5 1,5 IL 9(Đ/c 2) 1,6 5,0 2,5 1,5` 1,6 9,0 2,0 1,5

ĐKT:Đường kính thân; RCK:Rễ chân kiềng; TTB: Trạng thái bắp

Rễ chân kiềng là bộ phận quan trọng đối với cây ngô, rễ mọc quanh đốt trên mặt đất và sát gốc, giúp cây chống đỡ và bám chặt vào đất. Số liệu theo dõi cho thấy trong điều kiện vụ Hè Thu 2009 số rễ chân kiềng trung bình của các dòng là 6,0 rễ/cây, dòng có số rễ nhiều nhất là D8, 12 rễ/cây và ít nhất là D6 chỉ có 4 rễ/ cây. Ở vụ Hè Thu 2010, các dòng có sự biến động tăng hoặc giảm so với vụ Hè Thu 2009, số rễ trung bình giữa các dòng đã tăng lên 8,0 rễ/cây. Dòng D6 trong vụ Hè Thu 2009 chỉ có 4 rễ thì trong vụ Hè Thu 2010

78

tăng lên 8 rễ, dòng D8 trong vụ Hè Thu 2009 có 12 rễ thì ở vụ Hè Thu 2010 chỉ còn 9 rễ và dòng có số rễ lớn nhất là D7 (11 rễ/cây).

Qua đánh giá cho thấy, các dòng có đường kính thân lớn và có bộ rễ chân kiềng nhiều, thường có khả năng chống đổ tốt hơn như dòng D3, D5, D7, D8 và D11.

* Trạng thái bắp và độ hở lá bi:

Trạng thái bắp là một chỉ tiêu được các nhà chọn giống quan tâm nhiều trong quá trình chọn tạo dòng, giống ngô. Ngoài có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, các dòng phải có trạng thái bắp đẹp như: bắp dài, đều, hàng hạt thẳng, hạt kín đầu bắp. Các chỉ tiêu này thường di truyền cho thế hệ con lai sau này.

Kết quả theo dõi ở bảng 3.13 cho thấy, trong vụ Hè Thu 2009 điểm về trạng thái bắp của các dòng dao động từ 1,5 - 3,5 điểm; dòng có trạng thái bắp đẹp nhất là D2 đạt 1,5 điểm và kém nhất là D6 và D10 (3,5 điểm). Ở vụ Hè Thu 2010, trạng thái bắp có sự thay đổi lớn do trong thời gian chín gặp mưa nhiều đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc đánh giá thí nghiệm. Số liệu theo dõi Bảng 3.14 cho thấy, trạng thái bắp ở Vụ Hè Thu 2010 của các dòng dao động từ 2 - 4 điểm, dòng có trạng thái đẹp nhất là D2, D3 đạt 2,0 điểm, dòng kém nhất là D5 đạt 4,0 điểm.

Độ che phủ lá bi cũng là một chỉ tiêu được quan tâm, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Trong điều kiện vụ Xuân Hè và Hè Thu tại Tây Bắc ngô thu hoạch vào thời điểm khí hậu mưa nhiều nên các dòng, giống bị hở lá bi sẽ dễ bị thối đầu bắp, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và năng suất hạt.

Số liệu bảng 3.13 cho thấy trong cả 2 vụ chỉ tiêu độ hở lá bi ở các dòng dao động từ 1 - 3 điểm. Đa số các dòng đều có độ che phủ lá bi tốt ở mức 1 - 1,5 điểm. Duy nhất chỉ có dòng D11 có độ che phủ lá bi kém nhất 2,0 điểm trong Hè Thu 2009 và 1,5 điểm ở vụ Hè Thu 2010.

79

* Đặc điểm hình thái của bông cờ:

Chiều dài bông cờ: Chiều dài bông cờ trung bình của các dòng trong vụ Hè Thu 2009 là 21,8 cm. Dòng có chiều dài bông cờ lớn nhất là D14 là 26,7 cm, ngắn nhất là D6 chỉ đạt 14,4 cm. Trong vụ Hè Thu 2010, chiều dài bông cờ trung bình giữa các dòng có phần giảm đi so với vụ Hè Thu 2009 là 1,49 cm, trong đó dòng D5 có chiều dài bông cờ lớn nhất là 28,5 cm và ngắn nhất là D11 đạt 17,6 cm. Chiều dài bông cờ trung bình giữa các dòng trong 2 vụ là 22,46 cm, dòng D6 có bông cờ ngắn nhất là 16,5 cm và dài nhất là D5 đạt 27,3 cm. Qua theo dõi cho thấy đa số các dòng có chiều dài bông cờ không thay đổi nhiều theo thời vụ, trong số các dòng tham gia thí nghiệm thì dòng D6 có sự biến đổi về chiều dài bông cờ lớn nhất, ở vụ Hè Thu 2009 có chiều dài là 14,4 cm; vụ Hè Thu 2010 là 18,7 cm tăng thêm 4,3 cm.

Số nhánh cờ: Theo dõi số nhánh cờ của các dòng tham gia thí nghiệm trong 2 vụ cho thấy trung bình giữa các dòng là 11,6 cm. Trong đó dòng có số nhánh cờ nhiều nhất là D1 với 21,6 nhánh, ít nhất là D11 với 3,4 nhánh.

Kết quả theo dõi trên cho thấy hầu hết các dòng đều có bông cờ khá dài, số nhánh cờ nhiều rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn, đặc biệt trong sản xuất hạt giống lai.

* Một số đặc điểm hình thái khác:

Kết quả theo dõi còn cho thấy màu sắc thân, cờ, râu của các dòng rất đa dạng, đa số các dòng có màu sắc thân lá xanh đậm, xanh nhạt và xanh tím gốc. Màu sắc bông cờ đa dạng hơn: xanh nâu, đỏ nâu, nâu, vàng nhạt,… Màu sắc râu cũng có sự đa dạng không kém với các màu xanh đậm, xanh nhạt, hồng, hồng nhạt,…, (bảng 3.14). Việc theo dõi các chỉ tiêu này giúp các nhà chọn tạo có thêm cơ sở để phân biệt các dòng về mặt hình thái, song chúng không có nhiều ý nghĩa trong chọn tạo dòng hoặc giống.

80

Bảng 3.14. Các đặc điểm về thân, cờ của các dòng triển vọng vụ Hè Thu 2009 & Hè Thu 2010

(Tổng hợp kết quả thí nghiệm tại Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La)

Tên dòng Màu sắc(mầu) Chiều dài bông cờ (cm) Số nhánh cờ (nhánh)

Thân Cờ Râu HT.09 HT.10 TB HT.09 HT.10 TB

D1 Xanh đậm Xanh nâu Trxanh ắng 24,5 22,2 23,3 20,8 22,4 21,6 D2 Xanh nhạt Nâu Hồng 24,3 24,1 24,2 14,8 18,9 16,8 D3 Xanh Nhạt nhNâu ạt Xanh nhạt 21,7 25,7 23,7 9,8 8,8 9,3 D4 tím gXanh, ốc đỏ nâu Hnhồng ạt 23,5 24,6 24,0 3,6 5,5 4,5 D5 Xanh nhạt Xanh Xanh hồng 26,2 28,5 27,3 19,8 19,3 19,5 D6 Xanh Nâu Xanh hồng 14,4 18,7 16,5 5,8 6,8 6,3 D7 Xanh nhạt Xanh Hnhồng ạt 20,8 25,8 23,3 7,2 9,7 8,4 D8 Xanh Xanh Xanh nhạt 21,3 23,9 22,6 10,4 12,6 11,5 D9 Xanh xanh Nâu Hnhồng ạt 23,6 25,5 24,5 14,6 16,3 15,4 D10 Xanh Xanh Xanh 22,0 22,4 22,2 7,4 10,2 8,8 D11 Xanh Xanh xanh Đỏ 20,4 17,6 19,0 2,0 4,8 3,4 D12 Xanh đậm Xanh nâu Hnhồng ạt 18,4 17,9 18,1 8,2 9,7 8,95 D13 Xanh đậm nhNâu ạt Hồng 20,1 22,6 21,3 11,0 14,6 12,8 D14 Xanh nhạt Vàng xanh Xanh nhạt 26,7 27,8 27,2 18,6 16,7 17,6 D15 Xanh nhạt Xanh Đỏ 19,8 22,6 21,2 10,2 11,2 10,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 85)