Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 52)

Tạo dòng là công việc thường xuyên, song không phải là khó khăn nhất trong tạo giống ngô lai. Đánh giá dòng mới là quan trọng và phức tạp nhất, đòi hỏi nhà tạo giống phải có trình độ chuyên môn cao, phải khách quan và thận trọng trong nghiên cứu. Cùng với việc đánh giá dòng về các đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu và năng suất thì việc xác định KNKH của chúng là công việc bắt buộc. Vì một dòng chỉ có ý nghĩa sử dụng khi con lai giữa chúng với các dòng khác có những đặc tính ưu việt như năng suất cao, chống chịu tốt,.... Đánh giá KNKH là xác định xem dòng đó cho con lai tốt hay xấu qua lai tạo. Trong chuyên môn, khái niệm KNKH biểu hiện sự phản ứng của dòng qua lai. KNKH là thuộc tính được chế định di truyền, được truyền lại qua tự phối và qua lai. Các nhà khoa học phân KNKH thành 2 loại: KNKH chung và KNKH riêng.

Khả năng kết hợp chung được biểu hiện phản ứng trung bình của một dòng quan sát được ở tất cả các tổ hợp lai mà dòng đó tham gia. KNKH chung bị chi phối bởi các gen cộng tính.

KNKH riêng được biểu thị bằng độ lệch của tổ hợp lai cụ thể nào đó so với giá trị ưu thế lai trung bình của nó (G.F.Sprague, 1946)[71], KNKH riêng chủ yếu do tác động của yếu tố trội, siêu trội, ức chế và bị ảnh hưởng bởi điều

40

kiện môi trường. Sprague và Tatum năm 1942 [70] đã chứng minh rằng, ảnh hưởng của KNKH chung lớn hơn và quan trọng hơn đối với những dòng không được chọn lọc. KNKH riêng quan trọng hơn ở tổ hợp lai giữa các dòng mà được thử trước. Những dòng không được thử trước sự khác nhau về KNKH chung lớn hơn sự khác nhau về KNKH riêng.

Từ kết quả đánh giá KNKH của các dòng tự phối, thông qua các tính trạng ở tổ hợp lai của chúng, chúng ta quyết định chính xác về việc giữ lại dòng có KNKH cao, loại bỏ những dòng có KNKH thấp, cũng như sử dụng các dòng có KNKH riêng cao vào mục đích tạo giống khác (Mai Xuân Triệu, 1998)[20].

Để đánh giá KNKH của vật liệu, thường áp dụng hai phương pháp lai thử truyền thống:

- Phương pháp lai đỉnh (Topcross)

- Phương pháp lai luân phiên (Diallen cross)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 52)