Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 53)

Theo phương pháp này, các nguồn vật liệu cần xác định KNKH được lai với cùng một dạng chung gọi là cây thử (tester). Phương pháp này rất có ý nghĩa ở giai đoạn đầu của quá trình chọn lọc khi khối lượng dòng quá lớn không thể đánh giá bằng phương pháp lai luân phiên (Ngô Hữu Tình, 1997) [19]. Phương pháp lai đỉnh đã trở thành kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để đánh giá KNKH chung của vật liệu giống, đặc biệt rất có hiệu quả trong công tác tạo dòng giống lai.

Qua đánh giá KNKH bằng lai đỉnh thấy rằng, chọn dạng khởi thuỷ có KNKH chung cao để tạo dòng tự phối có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tạo giống ngô (Trương Đích, 1980)[3].

+ Giai đoạn thử

Giai đoạn thử các dòng tự phối phụ thuộc vào nhà tạo giống và vật liệu trong quá trình chọn tạo dòng. Nếu nhà tạo giống cho rằng, chọn lọc là

41

hiệu quả đối với các đặc tính mong muốn thì có thể thử muộn. Một số nhà tạo giống đề xuất thử sớm với mong muốn loại bỏ các dòng có KNKH kém để tập trung vào việc chọn lọc ở thế hệ sau các dòng có KNKH trên trung bình (Ngô Hữu Tình, 1997)[19].

Sprague (1946)[71] và Lonnquist (1950)[56] đã cung cấp số liệu về giá trị thử sớm và chỉ ra khả năng lớn tìm được những dòng có KNKH cao. Qua nghiên cứu KNKH của các vật liệu ngô Việt Nam (Trần Văn Diễn, 1980)[4], một số tác giả cũng nhận xét rằng, các dòng tự phối có KNKH cao ở giai đoạn thử sớm vẫn giữ được đặc điểm này ở giai đoạn sau. Theo Bauman (1981)[28], có 60% các nhà tạo giống đánh giá dòng bằng lai thử ở S3 và S4, 22 % ở S5 hoặc muộn hơn.

Theo Hallauer (1990)[43], giai đoạn thử không phải là yếu tố quyết định trọng tạo dòng ưu tú.

+ Chọn cây thử trong lai đỉnh

Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau đối với vấn đề chọn cây thử, song nhìn chung các nhà tạo giống vẫn căn cứ vào một số tiêu chuẩn để chọn cây thử như: năng suất, quan hệ huyết thống, nền di truyền, quan hệ bản thân dòng và các phản ứng của dòng trong lai thử. Xuất phát từ mục đích kinh doanh các nhà chọn giống lai thương mai thường chọn dòng ưu tú làm cây thử, vì họ muốn phát hiện một THL đỉnh là một lai đơn phục vụ cho việc sản xuất giống lai thương mại (Ngô Hữu Tình, 1997)[19]. Theo Hallauer (1990)[43], cây thử nên có sự khác biệt về di truyền và ở các nhóm ƯTL đối lập với dòng định thử. Có thể dùng hai hay nhiều cây thử để tăng độ chính xác. Theo Trần Hồng Uy (1985)[13], thì không nên sử dụng cây thử có nền di truyền quá rộng hoặc có khả năng mạnh trong việc truyền một số đặc điểm cho con lai, cũng như không nên sử dụng cây thử có nền di truyền quá hẹp (những dòng đồng huyết) vì sẽ không xác định được KNKH của dòng định

42

thử. Theo Bauman (1981)[28], cây thử có thể là giống TPTD, lai đơn hay dòng tự phối. Việc chọn cây thử phụ thuộc vào mục tiêu chọn giống:

Theo Phan Xuân Hào và cs (1997)[12], ngô ở vùng nhiệt đới sự phân nhóm ƯTL rất đa dạng, không phải có 2 nhóm chính (ISSS và Lancaster) như ở vành đai ngô nước Mỹ. Hơn nữa, ở Việt Nam, các nguồn được dùng để rút dòng thường không biết rõ nguồn gốc di truyền. Do vậy, nên chọn nhiều cây thử, việc chọn cây thử không phụ thuộc vào nền di truyền rộng hay hẹp mà phụ thuộc vào nhóm ƯTL, mỗi nhóm ƯTL chọn ít nhất một cây thử, và tuỳ vào giai đoạn của chương trình chọn giống mà chọn cây thử có nền di truyền rộng hay hẹp. Khi đã có các giống lai đơn tốt, thì nên chọn cây thử trong các bố mẹ của các giống lai này. Như vậy, vừa đánh giá được KNKH của các dòng, đồng thời có thể xác định được một số THL có triển vọng cho sản xuất.

Theo Mai Xuân Triệu (1998)[19], trong điều kiện nước ta nên kết hợp sử dụng hai loại cây thử có nền di truyền rộng (một quần thể cải tiến hay một giống thụ phấn tự do), hai là cây thử có nền di truyền hẹp (một dòng thuần) để vừa xác định KNKH của dòng nghiên cứu, vừa tìm ra một giống lai ưu tú phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng tây bắc việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)