Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ (Trang 79)

5. Kết cấu luận văn

3.3.3.Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ được tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước.

Cuối năm ngân sách, đơn vị thực hiện tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán và lập báo cáo kết quả tự kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán và kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính, kế toán. Việc kiểm tra của đơn vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của các đối tượng có liên quan.

Cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sát công tác lập dự toán, phân bổ dự toán và thẩm định báo cáo quyết toán của đơn vị. Kết quả kiểm tra xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính hằng năm cho thấy, công tác quản lý tài chính, kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh được thực hiện tốt. Bệnh viện thực hiện tốt các mẫu biểu sổ sách kế toán, nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định, thực hiện hạch toán kế toán đúng quy định. Đồng thời, các nhiệm vụ thu, chi được thực hiện tốt, số thu từ viện phí, BHYT được bệnh viện sử dụng 35% thực hiện cải cách tiền lương theo quyết định của tỉnh.

Việc kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc nhà nước được thực hiện thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thu, chi NSNN tại kho bạc.

Công tác tự kiểm tra, giám sát của bệnh viện được thực hiện 2 lần trong năm (6 tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm). Nội dung kiểm tra gồm 10 nội dung: Kiểm tra tình hình thực tế trong việc thực hiện các khoản thu ngân sách, thu hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động của đơn vị; Kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; Kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động trích và lập các quỹ; Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản; Kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; Kiểm tra các quan hệ thanh toán; Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính Theo kết quả tự kiểm tra của bệnh viện các khoản thu, chi của bệnh viện được thực hiện đúng với chính sách, chế độ quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, các khoản chi nằm trong tổng dự toán được duyệt. Chênh lệch thu chi được phân phối theo đúng quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và thông tư 71, thông tư 113 của Bộ Tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ. Đồng thời, việc quản lý sử dụng tài sản của đơn vị đảm bảo đúng mục đích, không gây lãng phí. Công tác khoán chi đối với một số khoản chi về vật liệu, dụng cụ, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ đã được các đơn vị sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của bệnh viện được thực hiện khá thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động tài chính tại bệnh viện được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ (Trang 79)