Thực trạng công tác quản lý tài chín hở Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ (Trang 51)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chín hở Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ

tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp

Ngân sách nhà nước cho y tế được định nghĩa: Là khoản chi cho y tế nhà nước từ ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua, thu ngân sách cũng tăng mạnh. Do đó nhà nước tăng chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội của đất nước. Trong xu hướng tăng chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, mức chi ngân sách nhà nước cho y tế ổn định. Tuy nhiên trong điều kiện dân số nước ta gia tăng với tốc độ ổn định và ngày càng già đi, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao thì mức đầu tư của ngân sách nhà nước cho y tế là chưa phù hợp. Để khắc phục khó khăn này, bệnh viện đa khoa thị xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phú Thọ ngày càng có xu hướng dựa vào nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế để trang trải, bù đắp cho các khoản chi do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

So với các nước trong khu vực cùng có thu nhập thấp thì tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho y tế của Việt Nam là thấp hơn, ở các nước này là từ 1,3 - 2,5% GDP. Do vậy việc tính đúng, tính đủ giá viện phí là một nhu cầu cần thiết trong bài toán kinh tế y tế trong giai đoạn hiện nay, vì vậy mua bảo hiểm y tế là một giải pháp an toàn với mỗi người dân đề phòng khi có bệnh, đây cũng là hình thức xã hội hóa để bảo hiểm xã hội có đủ điều kiện chi trả cho các dịch vụ y tế theo đúng khung giá.

Bảng 3.1: Kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp cho Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ từ năm 2009-2014 Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 2014 (KH) 1. Kinh phí sự nghiệp (KPTX) 8.673 9.230 10.357 16.903 14.372 11.693 2. Kinh phí XDCB 8.136,5 3.500 3.800 3.500 18.200 Tổng cộng 16.809,5 12.730 14.157 16.903 17.872 29.893

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Bệnh viện ĐKTXPT từ năm 2009 đến 2014)

Nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ từ năm 2009 đến 2012 tăng hàng năm do do sự phát triển của bệnh viện, nhu cầu khám chữa bệnh trong thời đại mới, giai đoạn hiện nay cần phải mở rộng các dịch vụ về số lượng cũng như chất lượng. Năm 2013, 2014 giảm là do số giường bệnh của Bệnh viện điều chỉnh giảm 150 giường về tuyến tỉnh.

Về kinh phí xây dựng cơ bản, đây là kinh phí nằm trong “ Dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ”. Năm 2014 là năm kết thúc nên kinh phí xây dựng cơ bản có tăng hơn hẳn so với các năm tr-íc. Từ năm 2009 đến nay, bệnh viện đang thực hiện “Dự án đầu tư cải tạo và năng cấp, cải tạo bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ”, dự án bổ sung này được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện từ năm 2008 đến năm 2014 với tổng vốn dự án đầu tư là 58,3 tỷ đồng. Đến nay cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung trong tổng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thì kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kinh phí ngân sách nhà nước cấp. Riêng kinh phí xây dựng cơ bản nằm trong các dự án lớn và giải ngân qua các năm nên phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án.

Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng: cải tạo, xây mới nhà cửa; mua sắm các trang thiết bị y tế chuyên dùng… Đây chính là nguồn đầu tư của Nhà nước cho bệnh viện và bệnh viện là người khai thác và sử dụng. Việc thu hồi giá trị các tài sản này như hiện nay ở nước ta là chưa được thực hiện trong giá viện phí, do Nhà nước chưa cơ cấu khoản chi này vào giá thu viện phí.

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng NSNN cấp

Chi thƣờng xuyên Chi XDCB

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 2009 16.809,5 8.673 51,6 8.136,5 48,4 2010 12.730 9.230 72,5 3.500 27,5 2011 14.157 10.357 73,2 3.800 26,8 2012 16.903 16.903 100 0 0 2013 17.872 14.372 80,4 3.500 19,6 2014 29.893 11.693 39,1 18.200 60,9

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2014)

Mặc dù ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn song mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Theo kế hoạch, chi phí cho một giường bệnh khoảng 38 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên mới đáp ứng khoảng 20 đến 25 triệu/năm, chiếm 45 - 50% nhu cầu. Số còn lại bệnh viện phải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và bảo hiểm y tế.

3.2.2.2. Nguồn viện phí và bảo hiểm y tế

Hình thức thu phí dịch vụ bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta từ năm 1989. Thiếu đầu tư ngân sách nhà nước cho bệnh viện đã khiến các dịch vụ y tế công không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đã buộc Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước phải áp dụng cơ chế thu phí tại các cơ sở y tế công. Một hệ thống các chính sách đã được xây dựng để xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm. Chính sách thu hồi chi phí được thông qua là một sự lựa chọn đúng đắn với tình hình thực tế của Việt Nam và cũng là tiền đề cho sự phát triển của kinh tế Y tế hiện nay, nhằm huy động mọi nguồn lực, hạch toán thu chi cho chăm sóc sức khỏe, dưới hình thức dần cơ cấu các chi phí vào giá thu viện phí trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Nguồn thu viện phí và BHYT của Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện: chiếm khoảng 50-60% tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện.

Bảng 3.3: Nguồn thu viện phí và BHYT của BVPT từ năm 2009 đến 2013

Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Viện phí trực tiếp 5.132 7.013 7.467 7.520 9.304 3.795

Thu qua BHYT 17.992 25.607 25.320 27.800 33.169 18.561

Tổng cộng 23.124 32.620 32.787 35.320 42.473 22.356

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2013)

Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền thu từ viện phí và bảo hiểm y tế của bệnh viện Thị xã Phú Thọ năm sau cao hơn năm trước khoảng 10% - 40%. Đặc biệt là từ năm 2012 tới nay, nguồn thu này có tốc độ tăng khá lớn. So với năm 2012, số thu viện phí và bảo hiểm y tế năm 2013 đã tăng 7.173 triệu (khoảng 20,2%). Nguyên nhân chính là do năm 2013 là năm tthu theo giá viện phí mới. Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo Bệnh viện Thị xã Phú Thọ về cơ bản đó kết thúc, chỉ còn một số hạng mục công trình phụ trợ, trang thiết bị và cơ sở vật chất được nâng cấp với nhiều máy móc mới, công nghệ y học hiện đại. Số bệnh nhân đến khám, điều trị và xét nghiệm tăng lên rõ rệt.

Thêm nữa, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao. Đồng thời bệnh viện đã tổ chức thu viện phí đồng bộ, sử dụng tin học trong việc quản lý viện phí tới từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giường bệnh theo từng ngày điều trị và từng dịch vụ sử dụng. Chính các yếu tố này đã làm cho nguồn thu từ viện phí tăng đáng kể.

Ngay trong 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan, dịch bệnh sởi... nhưng tổng số thu viện phí và bảo hiểm y tế là 22.356 triệu (bằng 52,63% so với năm 2013) và đạt 50,1% kế hạch năm 2014. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong Bệnh viện. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu như hiện nay. Trên thực tế cho đến nay, Bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu dủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.

3.2.2.3. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Nguồn tài chính này là nguồn tài chính không liên tục, không chủ động, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Nguồn viện trợ được hình thành thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của bệnh viện, các tổ chức quốc tế có thể viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Hàng năm bệnh viện Thị xã Phú Thọ nhận được khoản tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, gồm cả tiền và hiện vật dưới dạng cấp máy móc vật tư trang thiết bị y cụ, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên theo từng chu kỳ của dự án, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học theo tùng cấp độ… Ngoài ra còn chưa kể đến các buổi tập huấn về chuyên môn, tự tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.

Ngoài ra, bệnh viện còn có nguồn thu khác. Nguồn thu khác này được tổng hợp từ nhiều dịch vụ thu khác nhau: thu người nhà bệnh nhân ở lại bệnh viện; thu từ thuốc, vật tư khuyến mại; kiểm nghiệm… Nguồn thu này tuy không lớn nhưng cũng không ngừng tăng trong những năm qua và được bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Có thể nói đây là nguồn thu còn nhiều tiềm năng. Khi bệnh viện thực hiện khoán thì cần tận dụng và tăng cường thu từ nguồn này, đặc biệt là từ các dịch vụ phi y tế bổ trợ cho công tác khám chữa bệnh.

Bảng 3.4: Nguồn thu khác của BVPT từ năm 2009 đến 2013

Đơn vị : Triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung

Thu người nhà BN ở lại 105,9 252,3 427,3 487

Khác 394,7 381,4 280,4 688,3 1.212

Tổng cộng 394,7 487,3 532,7 1.115,6 1.699

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2013)

3.2.3. Thực trạng sử dụng các nguồn tài chính của Bệnh viện Thị xã Phú Thọ

3.2.3.1. Nguồn NSNN cấp (Kinh phí thường xuyên)

Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm được phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau:

Bảng 3.5: Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSNN

Đơn vị : Triệu đồng Năm Nhóm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) I 6.252 72,1 6.891 74,7 6.038 58,3 13.171 77,9 12.221 85 II 785 9 1.064 11,5 1.401,8 13,5 1.349 8 1.682 11,7 III 1.200 3,5 530 5,7 860 8,3 677 4 65 0,4 IV 437 5,2 745,3 8 2.057,1 20 1.706 10,1 407 2,9 Tổng 8.673 100 9.230 100 10.357 100 16.903 100 14.373 100

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2013) Chi cho con người - thuộc nhóm chi I (từ mục 6000 đến mục 6400) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi, từ 72% - 85% tổng chi trong kinh phí thường xuyên do NSNN cấp cho Bệnh viện Thị xã Phú Thọ, chủ yếu là chi lương và các khoản đóng góp.

Chi quản lý hành chính - thuộc nhóm chi II (từ mục 6500 đến 6800) đang có

xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng từ 9% - 13,5%. Xu hướng chung chi quản lý phải ngày càng giảm nhưng do là bệnh viện lớn với nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao đòi hỏi luôn được bảo dưỡng, sửa chữa. Mặt khác do quy mô mở rộng nên nhu cầu sử dụng điện, nước … của bệnh viện rất lớn và ngày càng tăng. Vì vậy bệnh viện cần có biện pháp để tiết kiệm hơn trong các khoản chi này, tránh sử dụng lãng phí, tùy tiện.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn - thuộc nhóm chi III (mục 7000) : Là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 5% - 8%, năm 2009 chiếm 13,8% là kinh phí nhà nước cấp mua thuốc, vật tư cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi. Còn lại là các khoản chi khác: mua sắm trang thiết bị chuyên môn nhưng không phải là tài sản cố định), mua bán, in ấn tài liệu chuyên môn, chi cho nghiên cứu đề tài…

Chi mua sắm tài sản cố định - thuộc nhóm chi VI (mục 9000, 9100): Bệnh viện

đa khoa Thị xã Phú Thọ được quan tâm, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Số kinh phí đầu tư cho nâng cấp, sửa chữa lớn và mua sắm mới tài sản cố định hàng năm tăng và chiếm từ 5- 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tháng 8/2012 số giường bệnh của Bệnh viện giảm 150 giường nên kinh phí nhà nước cấp cho đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cố định giảm.

3.2.3.2. Nguồn viện phí, bảo hiểm y tế và thu khác

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm, Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ còn được bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, bảo hiểm y tế và thu khác (thu từ thuốc khuyến mại, dịch vụ…). Theo quy định hiện hành của nhà nước, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế tại các bệnh viện công được phân bố và sử dụng như sau:

Bảng 3.6: Nội dung và tỷ trọng các khoản chi viện phí, BHYT và thu khác

Đơn vị: Triệu đồng Năm Nhóm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) I 7.566 32,2 8.755 26,5 9.454 28,4 10.753 29,5 11.724 26,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ II 1.286 5,5 1.214 3,6 1.584 4,8 1.741 4,8 2.314 5,2 III 12.217 52 20.498 61,9 20.260 60,8 20.684 56,8 26.414 59,8 IV 2.450 15,8 2.640 8 2.022 6 3.257 8,9 3.721 8,4

Tổng 23.519 100 33.107 100 33.320 100 36.436 100 44.172 100

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2013)

52 - 62% sử dụng cho cơ sở khám, chữa bệnh, để bổ xung kinh phí mua thuốc, dịch truyền máu, hóa chất, phim X quang, vật tư, dụng cụ y tế kể cả quần áo chăn màn, giường chiếu và vật tư mau hỏng rẻ tiền phục vụ cho người bệnh kịp thời.

● 25 - 30% quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để chi mua sắm tài sản

phục vụ chuyên môn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ..

13-18% khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phục vụ khám chữa bệnh.

● 2 - 3% thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có chi

phí điều trị lớn, không có khả năng chi trả và chi trả cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

● Riêng với nguồn thu khác, theo quy định hiện nay Bệnh viện được phép bổ

xung vào nguồn kinh phí hoạt động sau khi phải đóng thuế hay trừ các khoản phí sau khi dùng để hoạt động.

● Nguồn viện phí và bảo hiểm y tế được Bệnh viện chi theo đúng quy định

của nhà nước : Chủ yếu chi cho bệnh nhân và một phần để khen thưởng cho người

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)