Đánh giá việc khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện Thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ (Trang 59)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Đánh giá việc khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện Thị xã Phú Thọ

Phú Thọ

a. Cơ cấu thu tại Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ.

Như trên đã phân tích, ta thấy ở Bệnh viện Thị xã Phú Thọ có đầy đủ các loại hình nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn viện phí, bảo hiểm y tế, nguồn viện trợ và thu khác. Song tỷ trọng các nguồn kinh phí này cũng như tỷ trọng các nhóm chi hàng năm không giống nhau. Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính này của bệnh viện phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Bảng 3.7: Nội dung tỷ trọng các khoản thu viện phí, BHYT, thu khác

Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng kinh phí 32.192 100 42.337 100 43.677 100 53.338 100 58.544 100 1. NSNN cấp (KPTX) 8.673 27 9.230 21,8 10.357 23,7 16.903 31,7 14.372 24,5 2. VP + BHYT 23.124 72 32.620 77 32.787 75 35.320 66,2 42.473 72,5 3. Nguồn khác (không tính KP viện trợ) 395 1 487 1,2 533 1,3 1.115,6 2,1 1.699 3

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2013) * Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xét trong tổng nguồn kinh phí thường xuyên được phép chi tiêu tại Bệnh viện ta thấy: tỷ trọng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp đang có xu hướng giảm trong năm 2010 nhưng sang đến năm 2012 thì tỷ trọng này tăng lên rõ rệt trong tổng kinh phí của bệnh viện do Bệnh viện tăng quy mô giường bệnh. Nhưng xét về tổng thể nguồn ngân sách Nhà nước cấp trong những năm tiếp theo sẽ có xu hướng giảm dần bởi trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp lại phải phân bố cho nhiều lĩnh vực, mục tiêu khác… Cho đến nay nguồn ngân sách nhà nước cấp chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu.

Tuy nhiên, nếu xét tổng nguồn ngân sách nhà nước cấp thì nguồn kinh phí này hiện vẫn đang bao cấp khoảng 30% chi phí cho bệnh viện. Ngoài kinh phí thường xuyên, Bệnh viện còn được nhà nước cấp kinh phí để cải tạo, nâng cấp thông qua các dự án xây dựng. Như đã nói ở trên, đây là nguồn kinh phí chính trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị của bệnh viện. Nhà nước là người đầu tư còn bệnh viện khai thác và sử dụng. Việc thu hồi giá trị nguồn đầu tư này ở nước ta hiện nay chưa tính vào trong giá thành viện phí mà do nhà nước bao cấp hoàn toàn.

* Nguồn viện phí và bảo hiểm y tế

Trong khi nguồn kinh phí thường xuyên do nhà nước cấp hàng năm giảm thì nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế tăng lên rõ rệt cả về tuyệt đối lẫn tương đối. So với năm 2010 thu viện phí + bảo hiểm y tế năm 2013 đã tăng 9,8 tỷ đồng gấp 1,3 lần. Đây trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Số thu viện phí + bảo hiểm y tế tăng chứng tỏ uy tín bệnh viện ngày càng cao. Số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng đông. Số xét nghiệm và các dịch vụ y tế khác cũng tăng đáng kể.

Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong chi tiêu thường xuyên của Bệnh viện nhưng chưa đảm bảo “Thu đúng, thu đủ”. Cụ thể là :

Thứ nhất, Giá viện phí hiện đang áp dụng ở nước ta không phải là giá tính đủ mà chỉ là một phần viện phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các sản phẩm của y tế là các sản phẩm mang tính dịch vụ. Do đó giá thành của các dịch vụ y tế cũng phải bao gồm các yếu tố trên. Trong đó :

C1gồm : Nhà xưởng, thiết bị máy móc ( gọi chung là: TSCĐ)

C2- Chi phí trực tiếp gồm : Thuốc ( chiếm 52-62%) ; Phim ; Máu ; Dịch ; Vật tư tiêu hao ; Khấu hao TSCĐ ; Một phần tiền công

V gồm : Chi phí đào tạo ; Lương

M : giá trị thặng dư (biểu hiện ra lợi nhuận)

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tính một phần viện phí trong khoản C2- chi phí

trực tiếp nhưng cũng không đủ. Giá viện phí hiện nay chỉ gồm thuốc, phim, máu, dịch truyền còn vật tư tiêu hao, khấu hao tài sản cố định và một phần tiền công chưa tính trong giá viện phí mà do nhà nước bao cấp. Trong khi đó, tại các nước có nền kinh tế phát triển, thậm chí tại ngay các bệnh viện nước ngoài tại Việt Nam đều áp dụng mức giá viện phí tính đủ nên mức viện phí này khá cao so với giá viện phí của nước ta.

Xét trên khía cạnh hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế thì mức giá viện phí như hiện nay không những không hiệu quả về kinh tế mà còn gây mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Người bệnh chỉ phải nộp một phần nhỏ trong tổng chi phí sử dụng dịch vụ y tế còn lại do nhà nước bao cấp. Điều này là không phù hợp trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp. Hơn nữa không khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực vì mức thù lao thấp.

Mặt khác, xét trên khía cạnh công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ thì mức giá viện phí hiện nay cũng không phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước thì mức thu viện phí ở Việt Nam là cao mặc dù mới chỉ tính một phần chi phí. Trong khi đó, dù là người giàu hay nghèo thì khi sử dụng các dịch vụ y tế đều chịu cùng một mức giá. Rõ ràng gánh nặng về giá dịch vụ y tế đổ lên vai người nghèo gây ra bất công bằng. Chính điều này không chỉ gây ra mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ mà còn tạo ra “Bẫy nghèo đói” ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế xã hội khác như chính sách xóa đói giảm nghèo. Do vậy, chính sách an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số trích từ ngân sách nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai, Xét về phía bệnh viện, tổng thu tăng nhưng chưa đảm bảo thu “Đủ”. Nói đủ ở đây không phải là thu đủ các chi phí cho giá dịch vụ y tế mà hiện nay theo quy định của Nhà nước, giá thu mới chỉ bao gồm một phần viện phí. Chưa đủ ở đây có nghĩa là: Vẫn còn có hiện tượng thất thoát trong quá trình thu.

Thất thu trong khám chữa bệnh ngoại trú, đặc biệt là các dịch vụ khám và xét nghiệm. Một báo cáo đây nhất của bệnh viện chỉ ra rằng: Giữa con số thống kê và con số thực thu từ hoạt động khám, xét nghiệm chênh lệch nhau khá lớn. Số thực thu chỉ bằng 80% con số thống kê, như vậy bệnh viện thất thu khoảng 20% chỉ riêng trong khám và xét nghiệm ban đầu. Cho đến nay, Bệnh viện đã có kế hoạch triển khai hệ thống thu phí đồng bộ, kết hợp các phòng ban chức năng và sử dụng hệ thống nối mạng nội bộ để quản lý việc thu phí. Tuy nhiên hệ thống này đang ở giai đoạn thí điểm còn nhiều trục trặc. Vì vậy bệnh viện phải nỗ lực có các giải pháp khác để tận thu nguồn kinh phí này.

Thất thu trong điều trị nội trú, đó là những sai lệch khi áp giá vào tờ thanh toán để tính chi phí; có những thuốc không có trong khung bảo hiểm, trong phôi là thuốc ngoại nhưng lại tính giá thuốc nội… Nguyên nhân chính của việc thất thu này là do không phân rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, cán bộ thống kê dược trình độ chuyên môn hạn chế. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề chính là do cơ chế quản lý bệnh viện công hiện nay.

Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng “thất thu ngầm”. Sau khi Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ra đời năm 1963, hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm: phòng khám, bệnh viện của tư nhân, các hiệu thuốc tư nhân… phát triển khá mạnh mẽ trong đó chủ yếu là các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở dược tư nhân quy mô nhỏ. Các cơ sở này trở thành đối thủ cạnh tranh của các bệnh viện công. Tuy nhiên, có những bệnh viện, phòng khám tư cạnh tranh không lành mạnh đã thông đồng với các bác sỹ trong bệnh viện công để bác sỹ chỉ bệnh nhân ra khám ở phòng khám của mình hoặc các bác sỹ kê đơn thuốc theo yêu cầu của cửa hàng dược… Cũng cần phải nói thêm rằng có một phần đáng kể dịch vụ y tế tư nhân do chính các thày thuốc công làm việc ngoài giờ. Hiện ở nước ta chưa có con số thống kê chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức số lượng các dịch kiểu này là bao nhiêu. Và chính các bác sỹ đó cũng kéo khách hàng của bệnh viện thành khách hàng riêng của mình.

* Nguồn thu khác

Riêng nguồn thu khác được phép bổ sung quỹ hoạt động của bệnh viện hàng năm có tăng nhưng tỷ trọng vẫn giảm trong tổng kinh phí sử dụng của bệnh viện. Nguồn thu này của bệnh viện có tiềm năng lớn tuy nhiên mới chỉ khai thác ở phần nào. Mặc dù bệnh viện xây dựng hệ thống phục vụ khép kín từ A - Z : Bệnh viện đã có nhà ăn phục vụ cán bộ công nhân viên, nhà ăn cho bệnh nhân với tiêu chuẩn ăn kiêng theo phác đồ điều trị… Song nhìn chung các dịch vụ này vẫn chưa phát huy được hiệu quả và chưa mang tính thương mại, mới chỉ mang tính chất thử nghiệm ban đầu. Các dịch vụ kinh doanh thuốc tân dược hiện giao cho tư nhân quản lý mà chưa đưa vào trong phần thu dịch vụ sản xuất kinh doanh...

b. Cơ cấu chi

Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn kinh phí, tổng chi cũng tăng lên theo từng năm, tỷ trọng các nhóm chi cũng có sự thay đổi. Theo ý kiến của một số chuyên gia y tế thì tỷ lệ bốn nhóm chi nên cân đối như sau:

● Nhóm I - Chi cho con người : Không quá 20% ● Nhóm II - Chi quản lý : Không quá 10-15%

● Nhóm III - Chi ngiệp vụ chuyên môn : Không quá 50% nhưng không dưới

45% ( trong đó thuốc không quá 50% nhóm chuyên môn)

● Nhóm IV- Sửa chữa và mua sắm tài sản cố định: Trên 20% vì đây là nhóm

duy trì và phát triển bệnh viện.

Nếu so sánh với chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu của Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ theo số liệu thống kê từ Bảng 3.8 còn chưa hợp lý :

Bảng 3.8: Tình hình tài chính của bệnh viện Thị xã Phú Thọ qua một số chỉ tiêu đánh giá tài chính

Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng kinh phí 32.192 100 42.337 100 43.677 100 53.338 100 58.544 100 1. NSNN cấp (KPTX) 8.673 27 9.230 22 10.357 23,7 16.903 31,7 14.372 24,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2. VP + BHYT 23.124 72 32.620 78 32.787 75 35.320 66,2 42.473 72,5 3. Nguồn khác (không tính KP viện trợ) 395 1 487 1 533 1,3 1.115,6 2,1 1.699 3 II. Chi 32.192 100 42.337 100 43.677 100 53.338 100 58.544 100 1. Nhóm I 13.778 42,8 15.646 36,9 15.182 34,8 23.408 43,9 23.275 39,8 2. Nhóm II 959 3 1.201 2,7 1.676 3,8 1.625 3,1 2.056 3,5 3. Nhóm III 13.493 41,9 21.104 49,8 21.182 48,5 21.464 40,2 26.478 45,2 4. Nhóm IV 3.96 2 12,3 4.386 10,4 5.637 12,9 6.841 12,8 6.735 11,5

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BVPT từ năm 2009 đến 2013

Nhóm chi I - Chi cho con người : Qua Bảng số liệu trên tỷ trọng từ năm 2009 đến năm 2013 nằm trong khoảng từ 35%-44% tổng kinh phí của Bệnh viện, nhóm chi cho con người vẫn chiếm tới trên 1/3 tổng kinh phí. Nguyên nhân do năm 2009 Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ có 230 giường bệnh và 195 cán bộ viên chức trong đó tỷ lệ cán bộ có thâm niên công tác lâu năm chiếm khoảng 2/3 trong tổng số cán bộ. Thu nhập bình quân của một cán bộ viên chức là 3,9 triệu đồng/ tháng. Sang đến năm 2011 và năm 2012 do Bệnh viện Thị xã Phú Thọ tăng quy mô lên 350 giường bệnh và cán bộ viên chức tăng lên 235 người do được tuyển mới. Như vậy đội ngũ cán bộ viên chức bệnh viện ngày càng được trẻ hóa. Nguồn NSNN cấp và nguồn thu viện phí, BHYT, thu khác tăng lên một cách rõ rệt do sự biến động về thị trường, lương cơ bản và phụ cấp ưu đãi ngành tăng. Thu nhập bình quân của một viên chức 3,3 triệu đồng/ tháng. Vì vậy yêu cầu đặt ra là bệnh viện cần có kế hoạch sắp xếp lại nhân sự theo hướng tinh giảm biên chế.

Nhóm II - Nhóm chi cho quản lý : Năm 2009 nhóm chi cho quản lý chiếm tỷ trọng 3% sang đến năm 2010 tỷ trọng chi cho nhóm quản lý chỉ chiếm còn 2,7%. Nhưng sang đến năm 2011 do nhu cầu của bệnh viện, và một số mặt hàng, dịch vụ đều chỉnh nên năm 2011,2012, 2013 tỷ trọng chi cho nhóm quản lý lại cao hơn năm 2010 nhưng vẫn ở mức 3- 5% là hợp lý Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng cần có quy chế sử dụng tiết kiệm, hợp lý các khoản chi cho mục này : điện, nước, văn phòng phẩm, xăng xe…

Nhóm III - Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi từ 45 - 55%. Đây là nhóm chi tương đối lớn, trong đó chi cho mua thuốc là chủ yếu : chiếm 85-90% tỷ trọng nhóm III mà chưa được sử dụng cho những nội dung khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

như: mua trang thiết bị chuyên môn, sách, tài liệu chuyên môn, chi cho các đề tài nghiên cứu khoa học…

Đặc biệt nhóm IV - chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, mặc dù có tăng nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ, khoảng 12% tổng chi. Các thiết bị có giá trị đã được mua sắm để phù hợp với thực tế của bệnh viện tuyến huyện song bệnh viện vẫn có nhu cầu lớn trang bị các máy móc, tài sản cố định thông dụng. Tuy nhiên kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp còn hạn chế trong khi đó nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế lại trích tỷ lệ ra để đầu tư vào mua sắm tài sản cố định lại rất ít. Do vậy tỷ trọng mục chi này còn rất nhỏ và so với nhu cầu phát triển bệnh viện thì nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu.

Nói tóm lại, có được những kết quả trên đây là do bệnh viện đã được sự quan tâm đầu tư đặc biệt của nhà nước cũng như sự nỗ lực không ngừng của chính bệnh viện.

Thứ nhất, Nhằm xây dựng bệnh viện trở thành cơ sở y tế đa khoa chuyên

sâu, nhà nước đã đầu tư xây dựng nâng cấp bệnh viện từ 230 giường bệnh lên 350 giường bệnh như hiện nay. Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, được trang bị máy móc thiết bị y tế hiện đại, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cao. Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ mặc dù là tuyến huyện nhưng được đánh giá cao, và là một trong 4 bệnh viện tiêu biểu tuyến huyện trong ngành y tế tỉnh Phú Thọ.

Thứ hai, Cùng với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với đội ngũ giáo sư, bác sỹ có uy tín, kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên hết lòng chăm sóc bệnh nhân, uy tín Bênh viện tăng lên không ngừng. Số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một đông và luôn vượt mức kế hoạch cũng như quy mô bệnh viện. Do vậy nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế cũng tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)