Quan điểm cạnh tranh – hội nhập – phát triển:

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 50)

Xuất phát từ tình hình và điều kiện thực tế của chúng ta cùng với bối cảnh quốc tế và khu vực, có thể thấy chiến lược phát triển trong giai đoạn từ 2001 – 2010 đẩy mạnh công nghiệp hoá trong đó ngành công nghiệp xi măng là một điển hình, tạo lập nền tảng cho việc cơ bản hình thành một nước công nghiệp trong giai đoạn sau + Chiến lược phát triển trước hết phải thể hiện quan điểm phát triển nhanh và bền vững

Phát triển kinh tế nhanh là một yêu cầu bức xúc, hàng đầu để thực hiện mục tiêu xã hội cơ bản vê 2giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xoá bỏ nghèo đói, sớm vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển; đồng thời để chống tụt hậu xa hơn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và mức trung bình của thế giới.

Phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Phát triển bền vững phải bao trùm các mặt của đời sống xã hội, tức là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững chính trị và ổn định xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ít nhất là cao hơn mức bình quân trong khu vực, đi đôi với giữ vững các cân đối vĩ mô của nền kinh tế là nhân tố cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đặt ra mức tăng trưởng như vậy không phải là điều không hiện thực, vì trên thực tế chúng ta đã đạt được trong một thập kỹ vừa qua, mặc dù có rất nhiều khó khăn.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường là một nhiệm vụ bức xúc và là vấn đề chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, kết hợp xây dựng và bảo vệ đất nước, gắn với phát triển kinh tế , xã hội với củng cố quốc phòng an ninh là một yêu cầu cơ bản và thường xuyên của sự phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương (khu vực và toàn cầu) để tranh thủ các cơ hội mới về vốn, công nghệ và thị trường trên thế giới, gắn với mở rộng giao lưu văn hoá và các mặt quan hệ khác với bên ngoài. Năm 2006 và năm 2010 là hai thời điểm hết sức quan trọng, đánh dấu những bước quyết định của tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực, đưa quan hệ kinh tế đối ngoại lên tầm cao mới.

+ Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới một cách sâu rộng và đồng bộ, cả về kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước, hướng vào giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, phát huy tới mức cao nhất sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của cả dân tộc để tạo động lực và nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm thắng lợi trong hội nhập quốc tế.

+Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh là một chủ trương quan trọng để thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược – xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh của tổ quốc. Bằng nhận thức và hành động tự giác cao trong một sự điều hành chặt chẽ, nhạy bén, tạo ra sức mạnh tổng hợp cả chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại quốc phòng, an ninh trong đó sức mạnh chính trị là quyết định.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)