Đánh giá tình hình cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam: 1 Một số nét về thực trạng phát triển công nghiệp:

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 36)

2.2.1 Một số nét về thực trạng phát triển công nghiệp:

Tốc độ phát triển công nghiệp tính theo giá trị sản xuất đạt trên 13% trong giai đoạn 1995-1998. Mặc dù công nghiệp chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng năm 1998 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng là 11,5% (năm 1996 là 14,1%, năm 1997 là 13,2%), năm 2002 dự kiến đạt trên 14%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng nhanh là dầu thô, xi măng, sản phẩm nông sản chế biến, dệt may và da giày...trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng (dầu thô, quần áo may sẵn, giày da, các sản phẩm chế biến từ cà phê, cao su, chè, thủy hải sản, điện tử) Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng đều qua các năm, trung bình hàng năm chiếm khoản 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Sự tăng nhanh của ngành công nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng phát triển. Công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước, nếu năm 1990 công nghiệp (kể cả xây dựng) chiếm 22,67% trong tổng GDP thì năm 1998 là 32,59% và khoảng 35,5% cho năm 2000. Cơ cấu công nghiệp theo ngành trên trong giai đoạn 1991-2000 như sau:

1991 1995 2000

Tổng số 100,00 100,00 100,00

+ Công nghiệp khai thác 15,05 13,47 13,41

+ Công nghiệp chế tác 77,42 80,55 80,55

+ Công nghiệp điện, nước 7,53 5,98 6,04

Nguồn : Tổng Công ty xi măng Việt Nam

Công nghiệp khai thác : Công nghiệp khai thác chiếm 15,05% năm 1991 và tăng rất nhanh trong các năm 1991-1993 chủ yếu là do tăng ngành khai thác dầu khí, là ngành có vai trò quan trọng trong sự khởi động quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên từ sau năm 1995, ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm tương đối so với các nhóm ngành công nghiệp khác , nên tỷ trọng của nó chỉ còn trên 13%. Quan trọng nhứt trong ngành công nghiệp khai thác là ngành khai thác dầu thô. Trong những năm tới công nghiệp khai thác khí sẽ tăng rất nhanh, tạo cơ sở cho sự phát triển hàng lọat các ngành công nghiệp khác như sản xuất điện, hóa chất, phân bón qua đó mở ra triển vọng phát triển cho nhiều vùng.

Công nghiệp chế biến chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chủ yếu của công nghiệp chế biến là:

- Các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ

cao nhất trong ngành và trên 34% giá trị sản xuất công nghiệp (1998). Một số sản phẩm của phân ngành này có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới là gạo, cà phê, thủy hải sản, chè...Tuy nhiên phân ngành này chỉ mới dừng ở khâu sơ chế ban đầu, tỷ trọng nguyên liệu nông sản phẩm chế biến sâu thấp (trên 30%).

- Ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công chiếm khỏang trên 12% giá trị sản

xuất công nghiệp (nếu chỉ tính ngành dệt may và da giày) và trên 40% nếu tính cả ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến thực phẩm cũng sử dụng nhiều nhân công). Nổi bật trong nhóm ngành này là ngành công nghiệp dệt, may và da giày, phân bố rộng khắp và thu hút được nhiều lao động. Nhóm ngành này chủ yếu phát triển theo hướng xuất khẩu và trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (đạt 2,3 tỷ USD trong năm 1998). Bên cạnh đó, ngành công nghiệp lắp ráp ô-tô, xe gắn máy, điện tử cũng là những ngành sử dụng nhiều nhân công co 1kỹ thuật cao. Tuy nhiên nhóm ngành này chưa tạo được các mối liên kết công nghiệp thật tốt (gắn kết công nghiệp lắp ráp với công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng được nội địa hóa và có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực). Trong nhóm ngành này đang có xu hướng hình thành những ngành công nghiệp có công nghệ cao, các khu công nghệ cao nhằm gắn kết sản xuất với nghiên cứu triển khai và đào tạo nguồn nhân lực. Và xu hướng thứ hai là chuyển dịch cơ cấu theo định hướng đi từ những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ thấp sang ngành công nhiệp thu hút nhiều lao độngvới công nghệ cao. Xu hướng thứ ba là nội địa hóa phụ tùng cấu kiện cho công nghiệp lắp ráp . Và xu hướng cuối cùng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn (hiện chiếm khỏang trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp) trong công nghiệp chế tác, phần lớn là khu vực tư nhân.

Các ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có tốc độ tăng trưởng khỏang 12% / năm và hiện chiếm khỏang 6% giá trị sản lượng công nghiệp . Điện đạt 21 tỷ Kwh. Lưới điện cũng được đầu tư đảm bảo cấp điện cho nhiều vùng kinh tế quan trọng, cho nông thôn và một số địa bàn thuộc vùng sâu vùng xa. Nguồn nước sạch cũng được chú trọng đầu tư.

Cơ cấu công nghiệp theo vùng : Sự phát triển và phân bố và phân bố công nghiệp

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)