Môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 28)

+ Khả năng về tích lũy và huy động vốn:

Khả năng huy động vốn cho phát triển ngành công nghiệp xi măng đang nằm trong tình trạng khó khăn chung về huy động vốn của các ngành kinh tế. Để phát triển, ngành công nghiệp xi măng đã khai thác, huy động các nguồn vốn như vốn tích lũy của ngành, vốn vay tín dụng trong nước và ngoài nước, vốn cổ phần huy động.

a) Nguồn vốn tích lũy được của Tổng Công ty xi măng Việt Nam và các công ty xi

măng địa phương từ vốn khấu hao tài sản cố định, phần lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Trong kế hoạch 1996-2000, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã huy động được khoảng 300 triệu USD và trong kế hoạch 2001- 2005 lượng vốn huy động được này chỉ có thể khoảng 450 triệu USD.

b) Nguồn vốn vay tín dụng kế hoạch của các ngân hàng Nhà nước. Trong những

năm 1996-2000, lượng vốn vay của các ngân hàng nhà nước được khoảng 52 triệu USD mỗi năm. Như vậy lượng vốn từ nguồn vay này chỉ đáp ứng được khoảng 15% tổng nhu cầu vốn của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.

c) Nguồn vốn huy động từ việc bán cổ phần. Nguồn vốn này chưa đáng kể trong

những năm gần đây do có nhiều lý do khác nhau. Vì vậy nguồn vốn này không thể dự lập kế họach được.

d) Nguồn vốn pháp định của các công ty liên doanh nước ngoài trong những năm

1996 – 2000 khoảng 160 triệu USD. Nguồn vốn này trong kế hoạch 2001-2005 sẽ lên đến 223,5 triệu USD. Đây là một nguồn vốn rất lớn để góp phần phát triển ngành công nghiệp đầy thế mạnh này của chúng ta.

e) Nguồn vốn vay của các ngân hàng nước ngoài thông qua bảo lãnh của nhà nước

kể cả một phần vốn ODA.

+ Khả năng cung cấp lao động các lọai:

Hiện nay số lao động các lọai của toàn ngành công nghiệp xi măng đã có khoản hơn 20 ngàn người, trong đó số lao động có trình độ đại học trở lên đã có khoản

1500 người và số lao động này được bổ sung hàng năm từ những tầng lớp trí thức mới của chúng ta.

Nguồn bổ sung lao động cho đến nay chủ yếu vẫn là các kỹ sư tốt nghiệp của các trường Đại học trong nước và một số công nhân kỹ thuật tự đào tạo của ngành. Tuy nhiên trong tổng số lao động trong ngành xi măng, tỷ số lao động giản đơn vẫn còn lớn.

+ Tiêu chuẩn hoá các đơn vị sản xuất:

Nhằm nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã triển khai các biện pháp quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 cho tất cả các doanh nghiệp trực thuộc, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để tạo tiền đề cho việc hội nhập trong khu vực

+ Hoạt động marketing ở các công ty xi măng:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các doanh ngiệp phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của marketing rất quan trọng trong việc quyết định sự thành bại này. Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam điều chưa có phòng Marketing hoạt động độc lập và chưa ngân sách riêng hoặc nếu có thì rất thấp. Như đốn với Nhà máy xi măng Hà Tiên 1, chi phí cho marketing không quá 0,5% của doanh thu. Trong khi đó, các đơn vị liên doanh với Tổng Công ty xi măng Việt Nam, ngân sách dành cho marketing trung bình khoảng từ 4 – 6% tổng doanh thu. Thực tế đây là một con số khá lớn trong tình hình mà các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước chưa hề chú trọng đến. Từ Phụ lục số <>> LƯỢNG TIÊU THỤ … ta thấy rằng, thị phần của Tổng Công ty xi măng Việt Nam liên tục giảm từ 67% năm 1996 còn 47% năm 2000. Trong khi đó, thị phần của các công ty xi măng liên doanh lại không ngừng tăng lên từ 13% năm 1996 lên đến 25% năm 2000.

+ Giá thành sản xuất xi măng:

Giá thành sản xuất xi măng ở Việt Nam , theo Tạp chí Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 1999-2000, giá thành sản xuất xi măng giao động từ 515.000đ/tấn đến 570.000 đ/tấn cho các nhà máy sản xuất ở phía Bắc (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn). Tuy nhiên ở khu vực phía Nam lại cao hơn từ 593.000 – 679.000 đ/tấn xi măng. Theo chúng tôi, giá thành sản xuất xi măng đối với các doanh nghiệp phía Bắc như vậy là tương đối cạnh tranh do chi phí khấu hao thấp và không chịu lãi vay ngân hàng.

Vào thời điểm Việt Nam gia nhập AFTA năm 2003, theo dự đoán của Hiệp hội xi măng Đông Nam Á và Tổng Công ty xi măng Việt Nam thì lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu xi măng rất nhiều khoảng 23 triệu tấn mỗi năm. Hiện nay, giá xi măng

nội địa của Thailand – một trong những quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất trong khu vực - từ 55 – 62 USD/tấn tương đương với loại PCB30 của Việt Nam nhưng cho chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Thailand, giá xi măng xuất khẩu thấp hơn rất nhiều, vào khoảng 18 – 21 USD/tấn (giá FOB) và đối với clinker là 15 – 17 USD/tấn(giá FOB). Đối với Indonesia, giá khấu xuất khỏang 19,5 USD/tấn (giá FOB). Đây là một giá khá cạnh tranh. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ về giá thành sản xuất và chính sách xuất khẩu xi măng của chúng ta hiện nay

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 28)