2.1.1 Sản xuất và tiêu thụ xi măng thời kỳ 1991-2000:
Trong những năm của thập kỷ 90 , nhu cầu tiêu dùng xi măng của nước ta đã phát triển rất mạnh, đặc biệt là trong các năm 1992-1994. Tốc độc phát triển bình quân là khỏang 21,8% trong những năm 1991-1195 và khoảng 12,6% / năm trong những năm còn lại Bảng <<NO>>: 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Ước 2000 1000 tấn xi măng 3137 3926 4849 5371 5828 6585 8019 9738 10381 13348
Nguồn: Tổng Công ty xi măng Việt Nam
Từ năm 1996, thị trường tiêu thụ xi măng tại Việt Nam đã có sự thay đổi cơ bản do có sự tham gia của các công ty xi măng liên doanh, các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng được đầu tư rộng khắp vào những năm 1994-1996. Tổng công ty xi măng Việt Nam đang từ một công ty chiếm hầu hết thị phần (từ năm 1995 trở về trước chiếm khỏang 90%) nay bắt đầu giảm dần trong khi đó thì ngược lại, thị phần của các công ty liên doanh tăng mạnh, đặc biệt là tại miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên cho đến những năm gần đây nhìn chung, thị phần của Tổng công ty xi măng Việt Nam vẫn còn khá cao, khoảng 50%.
Cho đến nay, thị trường xi măng trong nước đang có sự cạnh tranh gay gắt trên mọi phương diện của các thành phần kinh tế với nhiều hệ thống mạng lưới tiêu thụ chồng chéo gây nhiều khó khăn cho nhà sản xuất. Đặc biệt, Tổng công ty xi măng Việt Nam do chịu tác động của một số khó khăn như phải quản lý các nhà máy cũ có trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao , địa bàn phân phối rộng lớn, chi phí lưu thông cao, đồng thời còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với các vùng sâu vùng xa trong khi chiến lược thị trường cũng như công tác điều hành nghiệp vụ thị trường còn chưa đủ linh hoạt, phân tán, hạn chế nên đang có khả năng mất dần thế chủ động và vai trò chủ đạo trên thị trường trong nước.