Phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư:

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 35)

Từ tình hình thực tiễn của các nhà máy xi măng đang hoạt động, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét về đánh giá hiệu quả của các phương thức đầu tư như sau: + Về phương thức vay vốn đầu tư: thể hiện rõ tính ưu việt và hiệu quả của nó hơn hẳn phương thức liên doanh với nước ngoài: suất đầu tư thấp (từ 135-160 USD/tấn xi măng so với 165-209 USD/tấn xi măng ở liên doanh), bảo đảm được tiến độ và dự kiến được thời gian xây lắp (dây chuyền 2 của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch hoàn thành xây lắp trong 24 tháng), chủ động chọn lựa được công nghệ và thiết bị tiên tiến thông qua đấu thầu quốc tế (Hoàng Thạch 2, Bút Sơn, Hoàng Mai...), tận dụng được đội ngũ khoa học kỹ thuật trong nước và qua công trình tự đầu tư đã đào tạo nâng cấp cho họ về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm điều hành thực hiện dự án đầu tư, tạo việc làm cho một số ngành có liên quan như khảo sát thiết kế, thẩm định công nghệ, chế tạo cơ khí, xây dựng và lắp máy...và không phải thuê các dịch vụ của nước ngoại, loại được bước dịch vụ chuyển giao công nghệ, và quan trọng hơn là sau thời gian thu hồi vốn và trả nợ vốn vay xong, 100% tài sản cố định còn lại của nhà máy sẽ thuộc sở hữu của nhà nước , tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tích lũy và mở rộng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh.

+ Về phương thức liên doanh đầu tư : vẫn cần được tiếp tục triển khai thực hiện trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng xi măng còn tiếp tục tăng và khả năng huy động vốn trong nước còn bị hạn chế. Nhưng cần phải tính toán đầy đủ và chi tiết để có thể đảo bảo được lợi ích của phía Việt Nam khi tham gia liên doanh.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)