2010
Để có cơ sở cho việc đề ra quy hoạch phát triển ngành công xi măng và phương hướng đầu tư thực hiện, vấn đề nắm thị trường trong nước, trong khu vực để dự báo một cách chính xác là vấn đề hết sức quan trọng. Ở đây căn cứ vào các phương pháp dự báo, từ đó chọn lựa số liệu gần đúng nhất. Sau đây là nội dung của các phương pháp đó:
- Theo số liệu thống kê mức tăng trưởng bình quân hàng năm
- Theo phương pháp hồi quy
Sau đây là các dự báo:
+ Tính theo nhu cầu xi măng của ba khu vực lớn trong nước: Như phần cơ cấu thị trường xi măng trong nước đã kể ở phần 2.3.2, Phụ lục số <<03>> CÂN ĐỐI XI MĂNG .. . lượng nhu cầu xi măng liên tục tăng từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên năng lực cung cấp xi măng vẫn cao hơn rất nhiều so với nhu cầu và và đã có sự thăng dư kể từ năm 2001 đến năm 2008 và chỉ thiếu hụt trong hai năm 2009 và 2010 như bảng <<>> sau đây
Căn cứ vào bảng <<>> ta thấy nhu cầu xi măng tăng liên tục qua các năm và bắt đầu có sự thiếu hụt xi măng kể từ năm 2009 với số lượng khoảng 0,87 triệu tấn
Bảng <<>> Cân đối xi măng (Năng lực nghiền) theo miền Năng lực (triệu tấn) Thiết kế 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cung cấp 36,82 16,98 18,01 20,21 21,41 24,41 29,31 30,71 30,91 32,11 33,81 Nhu cầu 15,12 16,93 18,97 21,24 23,37 25,70 28,27 30,54 32,98 35,62 Thừa/ (thiếu) 1,86 1,07 1,24 0,16 1,04 3,60 2,43 0,37 (0,87) (1,81)
Nguồn : Tổng Công ty xi măng Việt Nam
+Phương trình hồi quy
Căn cứ vào lượng xi măng được tiêu thụ trong thực tế từ năm 1993 đến 1999 và dựa vào phương pháp hồi quy chúng tôi đưa ra số dự báo nhu cầu của các năm tiếp theo. Theo phương pháp này thì số lượng dự báo thấp hơn rất nhiều so với phương pháp trên, nhu cầu vào năm 2010 chỉ có 23,951 triệu tấn xi măng. Với dự báo này thì lượng xi măng trên thị trường vào năm 2010 sẽ dư thừa rất nhiều, khoảng gần 10 triệu tấn.