Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 38)

sông Hồng, còn các vùng miền múi, Tây Nguyên, Tây nam bộ công nghiệp hầu như chưa phát triển. Tỷ trọng công nghiệp các vùng năm 2000 như sau: Đông Nam Bộ 53,79%, Đồng bằng Sông Hồng 18,52%, Đồng bằng Sông Cửu Long 10,89%, Đông Bắc 7.46%, Miền Trung 5,06%, Bắc Trung bộ 3,37%, Tây Nguyên 0,61%, Tây bắc 0,30%

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế : Giá trị sản xuất quốc doanh tăng, thời kỳ 1991-1995 tăng 13,4%; thời kỳ 1996-1998 tăng 8,96%. Tuy nhiên do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ trung bình nên tỷ trọng khu vực này ngày càng giảm. Công nghiệp ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển với mọi quy mô và trên tất cả các địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1996-1998 tăng 8,09%, trong đó thời kỳ 1991-1995 tăng 11,4%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh và đóng góp đáng kể trong việc nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và làm đa dạng sản phẩm công nghiệp trên thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 22,3% trong 10 năm qua, trog đó thời kỳ 1991-1995 tăng 24,2%, thời kỳ 1996-1998 tăng 8,1%

2.2.1 Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam Nam

2.2.1.1 Sơ lược về lý luận: Để có thể hiểu rõ và xác định thực trạng về khả năng

cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, chúng ta nghiên cứu về các ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng hiện nay

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): ma trận đánh giá các yếu tố bên

ngoài ảnh hưởng đến ngành liên quan các thông tin kinh tế xã hội, địa lý, công nghệ và cạnh tranh . Ma trận EFE được triển khai theo năm bước:

. Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến ngành

. Aán định mức quan trọng từ 0,00 (ít quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng) . Phân loại các yếu tố từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng nhiều nhất) . Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng

. Cộng tổng số điểm quan trọng của của các yếu tố đối với ngành. Số điểm trung bình là 2,5. Nếu lớn hơn 2,5 là phản ứng tích cực và nhỏ hơn 2,5 là phản ứng không tốt đối với môi trường bên ngoài.

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): Đây là một công cụ để tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng bên trong của ngành từ đó để có cơ sở xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Tương tự như ma trận EFE, ma trận IFE cũng được phát triển theo năm bước

- Ma trận Điểm Mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa (SWOT): Ma trận này là

một công cụ kết hợp quan trọng giữa các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa để từ đó hình thành những chiến lược phát triển ngành như các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST), và chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT)

2.2.1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (Ma trận EFE):

Bảng <>> : Ma trận EFE

Các yếu tố bên ngoài Mức độ

quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1. Chính trị ổn định, chủ trương khuyến khích

phát triển các thành phần kinh tế 0,10 3 0,30

2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục qua các năm

0,07 3 0,14

3. Thu nhập trong dân cư tăng. Nhu cầu xây dựng tăng khá cao qua các năm. Thị trường ngày càng mở rộng

0,15 4 0,60

4. Chính sách kinh tế – xã hội theo hướng kích cầu cho ngành xây dựng

0,14 3 0,39

5. Tỷ giá hối đoái tăng 0,10 2 0,20

6. Hiệu quả đầu tư (Hệ số ICOR) tăng qua các năm

0,09 2 0,18

7. Xu hướng giá xi măng ngày càng giảm 0,08 3 0,24

8. Xu thế hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN ngày càng đến gần

0,12 1 0,24

9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 0,05 2 0,05

10. Sự quản lý giá của Nhà Nước và việc ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà Nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất xi măng

0,10 2 0,22

Tổng cộng 1,00 2,57

1. Tầm quan trọng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia trong ngành. Số điểm của tầm quan trọng của mỗi yếu tố được cho từ không quan trọng (0,00) đến rất quan trọng (1,00). Tổng số điểm của tất cả các yếu tố là một

2. Phân loại phản ứng các yếu tố của ngành với môi trường bên

ngoài từ 1 đến 4. 4 là phản ứng tốt nhất và 1 là phản ứng yếu nhất đối với môi trường

3. Tổng số điểm quan trọng của ngành là 2,5

Từ bảng <>>, ta thấy ma trận đánh giá cho các yếu tố môi trường bên ngoài được phát triển cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Như ta thấy ở mức quan trọng 0,15 “nhu cầu xây dựng tăng cao và thị trường ngày càng mở rộng” là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng. Mức phân lọai 4 đối với yếu tố này cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã phản ứng có hiệu quả đối với “nhu cầu xây dựng tăng cao và thị trường ngày càng mở rộng”. Tuy nhiên sự ứng phó của ngành lại ứng phó thấp với “xu thế hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN”. Tổng số điểm quan trọng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam là 2,57 cao hơn mức trung bình của ngành cho thấy chiến lược ứng phó của ngành có hiệu quả đối với các nhân tố bên ngoài.

2.2.1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (Ma trận IFE):

Bảng <<>> Ma trận IFE

Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ

quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1. Trữ lượng các loại nguyên liệu đầu vào của

ngành xi măng (đá vôi, sét...) và các loại phụ gia xi măng

0,15 4 0,60

2. Sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành 0,07 1 0,07

3. Khả năng khai thác nguồn nước và sản xuất

điện 0,05 2 0,10

4. Trình độ quản lý của các cấp quản lý 0,12 3 0,36

5. Trình độ tay nghề của người lao động 0,06 2 0,12

6. Trình độ công nghệ 0,14 2 0,28

7. Chất lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm

0,08 2 0,16

8. Lợi nhuận biên của ngành xi măng cao hơn các ngành công nghiệp khác

0,12 3 0,36

hoàn vốn dài

10. Ô nhiễm môi trường 0,05 2 0,10

Tổng cộng 1,00 2,47

Ghi chú:

1. Giá trị phân loại như sau: 1= yếu nhiều nhất; 2=yếu ít nhất;

3=mạnh ít nhất; 4=mạnh nhiều nhất

2. Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,42 thấp hơn mức trung bình

của ngành là 2,50

Từ bảng <>> ma ttrận các yếu tố bên trong, điểm yếu quan trọng của ngành là sự cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành với nhau. Trong khi đó điểm mạnh nhất của ngành là trữ lượng các loại nguyên liệu đầu vào của ngành xi măng. Vốn đầu tư ban đầu khá lớn và trình độ công nghệ là hai yếu ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của ngành nên mức độ quan trọng lần lượt là 0,16 và 0,14. Tuy nhiên mức độ tổng quát, số điểm quan trọng của ngành là 2,47 thấp hơn một chút so với trung bình về vị trí chiến lượng trong phát triển của ngành công nghiệp xi măng.

2.2.1.3 Ma trận đánh giá các Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa (Ma trận SWOT)

- Điểm mạnh:

. Chính trị ổn định, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển . Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng qua các năm

. Trữ lượng các loại nguyên liệu đầu vào cho ngành xi măng như đá vôi , đất sét và các lọai phụ gia trong xi măng rất dồi dào và chất lượng tương đối tốt.

. Chính sách bảo hộ và quản lý của Nhà Nước về sản phẩm và đầu tư vào ngành công nghiệp xi măng

- Điểm yếu:

. Giá thành sản xuất trên đơn vị sản phẩm còn rất cao

. Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn chưa đi kịp với sự phát triển của thời đại

. Chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực.

. Khoảng cách vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ khá xa và sự lạc hậu về công nghệ của các nhà máy xi măng nhỏ

- Cơ hội:

. Chính sách kích cầu của Nhà Nước, kích thích đầu tư và phát triển ngành công nghiệp xi măng.

. Nhu cầu xây dựng tăng liên tục qua các năm

. Thời gian gia nhập vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) của Việt Nam chậm hơn các nước trong khu vực

- Đe dọa

. Cung xi măng ngày càng vượt hơn nhu cầu do sự đầu tư ồ ạt trong ngành xi măng trong những năm gần đây

. Giá năng lượng ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất xi măng . Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá thành và làm giảm tính cạnh tranh của ngành

. Sự hội nhập quốc tế và khu vực mậu dịch tự do ASEAN trong điều kiện sự thất thế trong lợi thế cạnh tranh của ngành và của quốc gia

Sau khi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay và trong điều kiện chuẩn bị hội nhập khu vực và quốc tế chúng ta thấy rằng ngành công nghiệp xi măng Việt Nam với một trữ lượng dồi dào của các nguyên liệu đá vôi, đất sét, phụ gia và nước có đủ điều kiện để phát triển và phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên giá thành sản xuất xi măng của chúng ta không phải là một lợi thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó trong sự hội nhập chung, chúng ta chưa chuẩn bị kỹ càng về mọi vấn đề liên quan đến quản ly, công nghệ và chính sách Nhà nước trong quản lý vĩ mô.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)