Một số giải pháp đề xuất xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 103)

đại, nhân loại và dân tộc luôn là cơ sở, là định hướng của xây dựng nhà nước pháp quyền”[17] Trên cơ sở của nhận thức nhưng điều nêu trên người viết luận văn sẽ đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể xây dựng văn hóa pháp luật hải quan.

3.2. Một số giải pháp đề xuất xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vựchải quan hải quan

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan

Hệ thống pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành cơ bản của văn hóa pháp luật, là vấn đề đặc biệt quan trọng về phương diện thực tiễn và lý luận. Văn hóa pháp luật nói chung và văn hóa pháp luật chuyên ngành nói riêng, muốn xây dựng và phát triển đều phải có một hệ thống pháp luật tiên tiến, hiện đại, hợp lý. Trên cơ sở rà soát đánh giá tổng thể các quy định của Luật Hải quan hiện hành, rà soát các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,

căn cứ mục tiêu, nguyên tắc sửa Luật; nhận thấy: việc sửa đổi Luật Hải quan lần này được xem xét tổng thể với sự thay đổi căn bản trong quy định về thủ tục hải quan; từ đó xác định các yêu cầu thay đổi tương ứng để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong các hoạt động nghiệp vụ khác của quản lý hải quan, như: quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới….

Xác định việc thay đổi về thủ tục hải quan bắt đầu từ việc chuẩn hoá lại các chế độ quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng: xác định các quy định về thủ tục hải quan phù hợp; theo đó sẽ có quy định về hồ sơ hải quan, cách thức thực hiện thủ tục hải quan theo chế độ quản lý tương ứng. Việc quản lý hải quan sẽ dựa trên kỹ thuật/phương pháp quản lý rủi ro, phương pháp này sẽ được áp dụng đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ của quốc tế trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ hải quan. Sự thay đổi trong cách quản lý này sẽ bảo đảm đơn giản hoá được hệ thống quản lý, từ đó sẽ đơn giản hoá được thủ tục, có điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong công tác quản lý.

Với sự thay đổi trong quản lý về thủ tục sẽ có tác động đến hầu hết các hoạt động nghiệp vụ hải quan thuộc chức năng nhiệm vụ của Hải quan (kiểm tra, giám sát, điều tra chống buôn lậu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu…), theo đó, đòi hỏi các hoạt động này phải có sự điều chỉnh cho phù hợp như: thay đổi về phương thức thực hiện nhiệm vụ giám sát hải quan, thay đổi phương pháp thực hiện nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan (không chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm mà chủ yếu tập trung đánh giá sự tuân thủ làm cơ sở dữ liệu quan trọng trong xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro…), thay đổi phương thức quản lý thuế (dần xóa bỏ thời hạn ân hạn thuế, chuyển dần sang thực hiện cơ chế bảo đảm, bảo lãnh..), nâng cao năng lực của hoạt động điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo đảm mục tiêu đặt

ra: đơn giản hoá thủ tục, nhưng đáp ứng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ của cơ quan hải quan.

Thay đổi theo hướng này cũng đặt ra yêu cầu thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hải quan; đó là giao nhiều hơn sự tự chủ trong việc thực hiện các yêu cầu quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp, cơ quan hải quan chủ yếu tiến hành kiểm soát, giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở quản lý sự tuân thủ; ngoài các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp: kinh doanh kho, bãi, khu, cảng… cũng thuộc chủ thể trực tiếp trong quan hệ pháp luật với cơ quan hải quan (khác với hiện tại việc quản lý của cơ quan hải quan chủ yếu là các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu, còn các doanh nghiệp lưu giữ, vận chuyển những loại hàng hoá này hiện tại chưa quản lý hoặc quản lý chưa đầy đủ).

Hoạt động hải quan mang tính tổng hợp cao có tác động và liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý của nhiều Bộ, ngành khác nhau; để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan phải căn cứ vào các quy định pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau, như: Luật Thương mại, Luật Hàng hải, Luật Đầu tư, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật môi trường, các quy định về ưu đãi miễn trừ ngoại giao, kiểm dịch, chất lượng hàng hoá… và nhiều điều ước quốc tế có liên quan. Vì vậy, ngoài việc xác định trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động hải quan, việc xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác có liên quan trong quản lý nhà nước về hải quan là rất quan trọng. Quy định của Luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về nội dung này, đặc biệt

có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan. Do đó, cần quy định rõ và đầy đủ vấn đề này trong Luật sửa đổi.

Một trong những yêu cầu đặt ra đối với ngành Hải quan là phải tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan để góp phần bảo hộ và thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước, thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, buôn bán với tất cả các nước, khu vực trên thế giới. Khi Việt Nam đóng vai trò là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế phải thực hiện các cam kết về ưu đãi hải quan và thuế quan, thuế suất đối với hàng nhập khẩu sẽ giảm tương ứng theo lộ trình, số thu ngân sách sẽ giảm, nhưng các biện pháp phi thuế quan càng phải tăng cường để chống các thủ đoạn gian lận thương mại. Vì vậy, nhiệm vụ kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, thực hiện quyền kiểm soát sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới càng ngày càng đặt ra những yêu cầu cần thiết. Điều này cũng cần thiết phải bổ sung, quy định rõ trong Luật về nhiệm vụ này để bảo đảm nhà nước sử dụng công cụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của lực lượng chống buôn lậu hải quan một cách hiệu quả hơn. Xuất phát từ những bất cập, khiếm khuyết đã được tổng kết, đánh giá; phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan, trong đó, cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

3.2.1.1 Sửa đổi, bổ sung đề tăng cường đảm bảo cơ chế pháp lý cho cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

* Sửa đổi, bổ sung các quy định để chuyển đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Bao gồm:

- Sửa đổi quy định về khai hải quan theo hướng: khai hải quan được thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy.

- Sửa đổi quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan. Trong đó, quy định rõ các địa điểm trong từng bước, từng khâu của thủ tục hải quan, phân định ra các loại: địa điểm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan; địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Sửa đổi quy định về thời hạn nộp hồ sơ hải quan theo hướng đối với các trường hợp miễn kiểm tra hồ sơ thì không yêu cầu nộp các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký tờ khai hải quan theo hướng quy định rõ địa điểm đăng ký tờ khai, phương thức đăng ký tờ khai.

* Chuẩn hóa quy định thủ tục hải quan các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để đồng bộ với quy định về khai hải quan điện tử

Việc sửa đổi, bổ sung tiến hành theo hướng: các thủ tục và chế độ quản lý hải quan có cùng bản chất, cơ bản sẽ áp dụng chung thủ tục. Theo đó, cần quy định cụ thể thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bổ sung quy định kiểm tra, giám sát hải quan đối với: hàng hoá kinh doanh tạm nhập - tái xuất; hàng hoá nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế; hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng, kim khí quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh.

- Hàng hoá nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu. Bổ sung quy định kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu để

gia công, sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất, thương nhân gia công cho thương nhân nước ngoài, thương nhân sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, quy định trách nhiệm của chủ hàng trong việc quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu về hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở sản xuất; thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu; cơ quan hải quan kiểm tra việc sử dụng, quyết toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo nguyên tắc quản lý rủi ro. - Hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ. Bổ sung quy định điều kiện thành lập, thủ tục hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; bổ sung quy định địa điểm thu gom hàng lẻ để minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ này.

- Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan. Quy định thủ tục chung đối với hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển cửa khẩu.

- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải. Bổ sung quy định trách nhiệm thông báo thông tin trước khi đến cửa khẩu của phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh; đồng thời quy định tách bạch thủ tục hải quan, hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải thương mại và phi thương mại để minh bạch hóa.

* Sửa đổi, bổ sung về quy định hồ sơ hải quan và thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính

- Về hồ sơ hải quan. Bổ sung theo hướng: tờ khai hải quan là chứng từ bắt

buộc phải có, tùy từng trường hợp phải nộp các chứng từ khác, gồm: hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán, giấy phép, kết quả kiểm tra chuyên ngành và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Về thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan. Bổ sung, sửa đổi quy định thời hạn kiểm tra hồ sơ hải quan để minh bạch hoá hoạt động nghiệp vụ này của cơ quan hải quan và giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa so với Luật hiện hành.

* Bổ sung quy định quản lý rủi ro hải quan

Xác định phạm vi áp dụng quản lý rủi ro không chỉ trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, mà còn hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Việc áp dụng đầy đủ nguyên tắc này sẽ tạo thuận lợi trong thủ tục thông quan hàng hoá, đồng thời, giúp cơ quan hải quan kiểm tra trước được thông tin về người khai hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; phân bổ nguồn lực hợp lý mà vẫn bảo đảm quản lý hải quan, không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

* Bổ sung quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp

Chế độ ưu tiên này bao gồm: miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật, được sử dụng chứng từ thay thế tờ khai hoặc tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan,...; quy định về điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên. Việc bổ sung quy định về chế độ ưu tiên này nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, phù hợp với Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan thế giới, Công ước Kyoto sửa đổi và tương ứng với Luật Hải quan của các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.

* Bổ sung quy định về việc xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan cho phù hợp với quy định của Công ước Kyoto

Việc bổ sung này nhằm tạo thuận lợi thương mại; giúp doanh nghiệp chủ động xác định chính sách quản lý đối với hàng hoá dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ; giúp cơ quan hải quan tăng hiệu quả quản lý thu; giảm tối đa các trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá khi làm thủ tục thông quan. Theo đó, bổ sung quy định để khẳng định giá trị pháp lý của văn bản xác định trước.

* Bổ sung quy định tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia

Theo đó quy định rõ: Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục hải quan; Các chứng từ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp phép hoặc thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện các thủ tục hành chính điện tử để quản lý theo cơ chế một cửa quốc gia.

3.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Hải quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan; tăng cường công tác bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế; tăng cường hiệu quả phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới

Bổ sung quy định về địa bàn hoạt động hải quan nhằm bao quát hết các địa điểm khác khi có đủ điều kiện về hạ tầng, về lực lượng quản lý nhà nước và được phép xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Chính phủ, khu vực đang lưu giữ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà hiện tại Luật hiện hành chưa quy định,

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 103)