Triển khai thực thi các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 93)

Với chủ trương nội luật hoá tối đa các chuẩn mực tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ hoặc điều ước quốc tế Việt Nam chuẩn bị gia nhập, nhiều chuẩn mực tại các Điều ước đã được nội luật hoá vào pháp luật hải quan, như: Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan (sửa đổi năm 1999), Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT), Công ước quốc tế về hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS), Hiệp định thực thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT (gọi là Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994). Trong quá trình xây dựng thủ tục hải quan điện tử, thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ngành Hải quan đã và đang tiếp tục nội luật hoá các chuẩn mực của các điều ước quốc tế để thực hiện các cam kết khi ký kết hoặc gia nhập, đáp ứng mục tiêu cải cách, phát triển, hiện đại hoá hải quan trong tình hình mới.

2.3.6.1. Đẩy mạnh nội luật hóa các chuẩn mực của Công ước quốc tế về đơn giản và hài hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999).

Các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan tại Luật Hải quan đã tuân thủ phần lớn các chuẩn mực của Công ước này. Rà soát cho thấy, trong tổng số 148 chuẩn mực của Công ước này, “Luật Hải quan và văn bản chỉ tiết thi hành phù hợp hoàn toàn với 121 chuẩn mực (chiếm 81,2%); phù hợp một phần với 23 chuẩn mực (chiếm 16,1%) và còn 4 chuẩn mực chưa phù hợp (chiếm 2,7%)” [3]. Trong số các chuẩn mực của Công ước Kyoto 1999 mà Luật Hải quan đã phù hợp, thì một số chuẩn mực đã được nội luật hóa như: thủ tục hải quan điện tử; sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan ngay cả sau khi việc kiểm tra tờ khai hàng hoá đã bắt đầu; lấy mẫu hàng hoá ở mức tối thiểu cần thiết; số thuế tối thiểu không phải nộp thuế; áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý hải quan; xử phạt vi phạm hành chính...

2.3.6.2. Đẩy mạnh nội luật hóa các chuẩn mực tại Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS).

Theo hiệp định TRIPS (từ Điều 51 đến Điều 60), Luật quốc gia thành viên phải ban hành thì cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý đề nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền có thể xảy ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử, yêu cầu đình chỉ tại cơ quan hải quan để ngăn chặn các hàng hoá đó vào lưu thông tự do; có thể cho phép đệ đơn như vậy đối với hàng hoá xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác….

Các điều khoản của Luật Hải quan về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, cơ bản đã phù hợp với các quy định nêu trên của TRIPS, như: phạm vi kiểm tra, giám sát hải quan; nguyên tắc, điều kiện tạm dừng làm thủ tục hải quan. Đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, tại Nghị định

154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Chính phủ đã cụ thể hoá thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan; “thời hạn, phạm vi tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan và kiểm tra xác định tình trạng pháp lý của hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm; các trường hợp tiếp tục làm thủ tục hải quan và xử lý các bên liên quan”[2]; trách nhiệm của chủ sở hữu quyền và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó, nâng cao hiệu quả tối đa công tác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể quyền hữu trí tuệ tại biên giới.

2.3.6.3. Tích cực nội luật hóa các quy định, chuẩn mực của một số điều ước quốc tế khác.

Từ 2002 đến 2005, cơ quan hải quan đã triển khai áp dụng 04 phương pháp xác định trị giá tính thuế của Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994, trên cơ sở cụ thể hóa tại các điều khoản của Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 (bảo lưu 2 phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính toán); 90% tổng số kim ngạch hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã được áp dụng 04 phương pháp xác định trị giá này. Năm 2004, đã bỏ hoàn toàn phương pháp xác định trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo bảng giá tối thiểu. Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định số 60/2002/NĐ-CP, và tiếp đó là Nghị định 40/2007/NĐ-CP, cơ quan hải quan đã được giao nhiệm vụ áp dụng tất cả 6 phương pháp xác định trị giá đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994.

Từ năm 2002 đến năm 2011, Việt Nam đã ký kết, gia nhập và tuân thủ toàn bộ Công ước HS; Ký kết Nghị định thư thực hiện Danh mục Biểu thuế hài hoà ASEAN (AHTN). Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam đã tuân

thủ theo Công ước HS ở cấp độ 6 số và tuân thủ theo AHTN ở cấp độ 8 số, có chi tiết ở cấp độ 10 số theo đặc thù hàng hoá Việt Nam. Từ năm 2012 trở đi, Biểu thuế nhập khẩu sẽ thống nhất hoàn toàn theo AHTN ở cấp độ 8 số. Đồng thời, ngành Hải quan đang nỗ lực thực hiện Hiệp định cơ chế một cửa ASEAN 2005; Khung tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thương mại toàn cầu (FOS) của Tổ chức Hải quan thế giới; Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau về vấn đề hải quan (Công ước Johanesburg); Công ước vận tải đường bộ quốc tế (Công ước TIR). Thực hiện các cam kết trong ASEAN về thủ tục hải quan, như: Hành lang xanh; Tờ khai chung ASEAN; Danh mục biểu thuế chung ASEAN,... Triển khai thực hiện các nội dung liên quan của Hiệp định giữa Chính phủ các nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá và người qua lại biên giới trong khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng (Hiệp định GSM); tăng cường liêm chính cho cán bộ, công chức Hải quan theo Tuyên bố Arusha về liêm chính hải quan của Tổ chức Hải quan Thế giới [3]. Có thế thấy, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Hải quan đã đi vào cuộc sống, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, các hoạt động đầu tư, du lịch; bảo vệ các quyền, lợi ích Nhà nước; góp phần bảo vệ an ninh cộng đồng, an toàn xã hội; mang lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân liên quan; góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vụ vi phạm pháp luật hải quan thể hiện sự phức tạp trong ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ công chức ngành hải quan và của đối tượng tham gia quan hệ pháp luật hải quan khác. Một bộ phận công chức hải quan vẫn còn cố ý gây khó khăn,

phiền hà, sách nhiễu, chậm trễ công việc để nhận tiền trái quy định từ doanh nghiệp. Điển hình như gần đây khi ngành hải quan đang triển khai thực hiện thông quan điện tử cho các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, do hệ thống mạng chưa ổn định, hệ thống mới vận hành doanh nghiệp còn chưa thông thạo một số công chức ngành hải quan đã lợi dụng, giải thích sai pháp luật để hạch sách và vòi tiền doanh nghiệp.

Một vụ việc khác là Lúc 18h40 ngày 16.11, máy bay China Airlines quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất và nhận thêm lô hàng 438kg của đại lý Korchina Logistics. Lúc 23h cùng ngày, máy bay cất cánh và sang tới sân bay quốc tế Đào Viên lúc 3h20 ngày 17.11 thì lô hàng bị cơ quan chức năng Đài Loan bắt giữ với số heroin được dự đoán có giá trị lên tới 300 triệu USD [26].

Theo nguồn tin từ Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, hiện đã xác định đơn vị làm thủ tục cho lô hàng là Đội hàng hóa xuất thuộc hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Trong vụ vận chuyển 229kg ma túy này, bọn vận chuyển ma túy đã phủ sôcôla ra bên ngoài bánh heroin nên chó nghiệp vụ cũng “bó tay”.

Vào ngày 28.7, tại vùng biển giáp ranh giữa Thanh Hóa và Nam Định, lực lượng chống buôn lậu của hải quan bắt quả tang tàu Giang Châu 1 (quốc tịch Campuchia) đang bơm bán xăng trái phép cho 3 tàu Việt Nam là Hoàng Sơn 08, Hoàng Sơn 09 và Minh Châu 08. Tại tàu Giang Châu 1, cơ quan chức năng phát hiện có 9 người Trung Quốc, thuyền trưởng tàu này là ông Chen Xing Chun khai, ngày 27.7, Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không mở tờ khai xuất, tái xuất 1.350 tấn xăng A92 cho Công ty TNHH Hồng Phát, Trung Quốc. Sau đó, tàu

Giang Châu 1 cập cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh nhận số xăng nói trên để vận chuyển tái xuất đi cảng Phòng Thành, Trung Quốc. Sáng 28.7, tàu Giang Châu 1 rời cảng Vũng Áng nhằm hướng Phòng Thành nhưng sau đó “bẻ ghi” vào vùng biển Thanh Hóa, Nam Định để bán lại số xăng nói trên cho tàu Việt Nam. Đáng chú ý, vào thời điểm bị bắt quả tang, cơ quan chức năng phát hiện trên tàu Giang Châu 1 có tới 1.650 tấn xăng A92 thay vì 1.350 tấn như trong tờ khai. Cơ quan chức năng xác định các bên liên quan đã thực hiện hành vi buôn lậu trên cơ sở lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất. Một nguồn tin của Thanh Niên ở Tổng cục Hải quan cho biết, thủ đoạn buôn lậu này là khi một cá nhân, đơn vị nào đó thực hiện tạm nhập xăng dầu sẽ được hưởng chính sách không phải nộp thuế ngay, số xăng dầu này sau đó trên danh nghĩa là tái xuất nhưng thực tế là bán ra bên ngoài. Bằng cách này, cá nhân đơn vị không phải nộp thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT [26].

Chính phủ nói chung và ngành hải quan cũng như các cơ quan chức năng đang cố gắng thực hiện những biện pháp chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước. Một loạt các chính sách về kê khai tài sản, luân chuyển cán bộ, đào tạo, giáo dục, tuyên truyền, thực hiện nghiêm khắc với những hành động tiêu cực. Trong đó xây dựng văn hóa pháp luật nói chung và văn hóa pháp luật hải quan nói riêng sẽ trở thành một biện pháp hiệu quả và có tính bền vững cao. Khi xây dựng nhà nước pháp quyền ở trong đó những lợi ích chính đáng của người dân, của doanh nghiệp và Nhà nước được hài hòa, được bảo vệ, sự thượng tôn pháp luật được đề cao, lối sống theo pháp luật trở thành những quy chuẩn xã hội thì những hành vi vi phạm cũng sẽ bị lên án mạnh mẽ, và tự mất đi như một tất yếu. Đó chính là định hướng để đưa

ra những giải pháp đề xuất để xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong thời kỳ đổi mới hội nhập.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT HẢI QUAN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1 Quan điểm cơ bản về xây dựng văn hóa pháp luật hải quan

3.1.1. Xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể trong lĩnh vực hải quan

Một trong những vai trò quan trọng của văn hóa pháp luật đó là vai trò và nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, “là một trong những tiêu chí căn bản để nhận diện văn hóa pháp luật đó là vấn đề quyền con người được thể hiện, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ, văn hóa pháp lý là một trong những chỉ số phản ánh trình độ của dân chủ, tự do. Xã hội pháp quyền thượng tôn pháp luật nhưng không thể thiếu đạo đức bởi chính sự kết hợp đạo đức và pháp luật mới tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất đối với hành vi và các quan hệ xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội”[14]

Xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan cũng không nằm ngoài phát huy vai trò của nó trong lĩnh vực hải quan đó là bảo đảm quyền, lợi ích của các chủ thể trong lĩnh vực hải quan. Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan không những chỉ đơn thuần là những hành vi văn minh, lịch sự của công

chức, thái độ chấp hành tốt pháp luật hải quan của khách hàng, sự minh bạch trong thủ tục hải quan mà nó còn là một hệ thống pháp luật hải quan tiến bộ, đảm bảo được quyền và lợi ích của Nhà nước như: thu đúng, thu đủ thuế xuất, nhập khẩu; bảo vệ thị trường trong nước trước hàng nhập lậu, thể hiện các biện pháp thuế quan của nhà nước mà còn đảm bảo những quyền lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của khách hàng, đảm bảo công bằng, tự do trong kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp

Trên cơ sở tìm hiểu văn hóa nói chung, chúng ta thấy rằng “tính chất căn bản nhất của văn hóa là tính nhân bản. Văn hóa đích thực là văn hóa luôn lấy con người làm đối tượng, mục tiêu và cứu cánh. Phát triển bao hàm cả tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và hạnh phúc con người. Nói đến văn hóa là nói đến các giá trị cao đẹp trong đời sống tinh thần, các giá trị ấy làm cho con người trở nên người hơn. Bản thân pháp luật đã là hình thái của văn hóa, văn hóa là chiều sâu, là nội dung của pháp luật...Chức năng của văn hóa pháp lý suy cho cùng là nhằm đạt tới những hành vi hợp pháp trên cơ sở văn hóa đạo đức. Thực hành pháp luật phải trên cơ sở đạo đức”[14]. Liên hệ với văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Khi các chủ thể tham gia pháp luật hải quan một cách có văn hóa tức là sự tham gia dựa trên sự hiểu biết về pháp luật hải quan hiểu rõ hệ thống pháp luật ấy đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Bản thân công chức hải quan nhận thức được là người đại diện cho Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, được hưởng lương và các phụ cấp, thưởng tương xứng công việc; doanh nghiệp nhận thức được lợi ích từ việc kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp của mình được bảo vệ sẽ không còn tình trạng dùng tiền để lót tay, được ưu tiên hoặc không bị hạch sách. Đó chính là sự xây dựng minh bạch hải quan hướng tới môi trường văn hóa pháp luật lành mạnh, tiên tiến.

3.1.2. Xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan nhằm tạoniềm tin, uy tín của cơ quan hải quan đối với khách hàng, sự chuyên niềm tin, uy tín của cơ quan hải quan đối với khách hàng, sự chuyên nghiệp, minh bạch và mang tính hiệu quả cao

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “cán bộ là công bộc của dân” làm việc gì cũng phải vì dân, hướng tới lợi ích của nhân dân, chí công vô tư. Nhận thức sâu sắc điểm này ngành hải quan Việt Nam luôn chú trọng trong công tác tuyên truyền và giáo dục cán bộ công chức của ngành. Những phương châm phục vụ khách hàng điển hình như “thuận lợi – tận tụy – chính xác”; hay trong tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành hải quan là “chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”, điều đó luôn nói lên rằng ngành hải quan luôn chú trọng xây dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng. Điều này chỉ được thực

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 93)