Về hiện đại hóa quản lý hải quan, áp dụng các phương thức quản lý hải quan

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 81)

lý hải quan hiện đại

2.3.2.1. Khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển đại lý làm thủ tục hải quan

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan bước đầu đã hình thành, có tính chuyên nghiệp, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đó là: tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ có hiệu quả; nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động khai báo, làm thủ tục hải quan; cơ quan hải quan có điều kiện cải tiến quy trình thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá các bước trong quy trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hàng hoá…

Đồng thời, đại lý làm thủ tục hải quan mang lại cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa những lợi ích thiết thực, đó là: tiết kiệm, giảm được chi phí không cần thiết, như: phải duy trì một lực lượng nhân viên làm nhiệm vụ khai hải quan; do mang tính chuyên nghiệp cao nên hạn chế được các sai sót, nhầm lẫn trong khai báo mã số, xuất xứ hàng hóa và trị giá hải quan…; giảm bớt được các đầu mối khai báo, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động từ cả hai phía chủ hàng và cơ quan hải quan; tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý hải quan, cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực cho chủ hàng có nhu cầu và phân định rạch ròi trách nhiệm, nghĩa vụ giữa chủ hàng với người đại lý làm thủ tục hải quan trong khi xảy ra vi phạm hoặc tranh chấp.

Tính đến năm 2012, Tổng cục Hải quan và Học viên Tài chính đã đào tạo được 3270 nhân viên về nghiệp vụ khai hải quan, số nhân viên đã tham gia dự thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là 2973 người và đã được cấp chứng chỉ 2095 người; Tổng cục Hải quan đã cấp 267 thẻ nhân viên đại lý hải quan cho 126 đại lý hải quan thuộc địa bàn quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ

Chí Minh, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, [26]

2.3.2.2. Tăng cường thực hiện kiểm tra sau thông quan

Được triển khai kể từ ngày 01/01/2002, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan. Bước đầu, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã dần đi vào nề nếp, làm chuyển biến thay đổi về nhận thức của công chức trong toàn ngành Hải quan, cũng như đối tượng, cơ quan, tổ chức có liên quan về phương thức quản lý hải quan tiên tiến và kiểm tra hải quan hiện đại. Công tác kiểm tra sau thông quan được tiến hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các hồ sơ thuộc diện ưu tiên, ưu đãi, miễn kiểm tra. Từ năm 2002 đến năm 2012, đã tiến hành “9.347 cuộc kiểm tra sau thông quan (1.109 cuộc kiểm tra tại trụ sở DN; 8.238 cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan), đã phát hiện 3.288 vụ vi phạm (trong đó: 2.835 vụ vi phạm về thuế; 126 vụ vi phạm về chính sách quản lý mặt hàng). Đã tiến hành phúc tập 26.596.000 hồ sơ, phát hiện 6.022 vụ vi phạm”[3].

Đã ra quyết định truy thu từ kiểm tra sau thông quan 3.199 tỷ đồng; truy thu từ phúc tập hồ sơ 413,4 tỷ đồng; phạt vi phạm hành chính 3.288 vụ (số tiền phạt 223,8 tỷ đồng); góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, kiểm chế nhập siêu, cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành Hải quan. Cho đến nay, đã thực thu vào ngân sách nhà nước được 2.675,5 tỷ (từ ấn định thuế 2.133,3 tỷ; từ phúc tập hồ sơ 375,5 tỷ; từ phạt 166,7 tỷ) [26].

Việc áp dụng cơ chế kiểm tra sau thông quan đã chỉ ra rằng: trách nhiệm công vụ của công chức làm thủ tục hải quan bao hàm cả ở trong và sau khi hàng hoá đã được thông quan. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm pháp

lý, tinh thần kỷ luật, tuân thủ các quy trình thông quan của đội ngũ công chức làm các thủ tục trong giai đoạn thông quan hàng hoá. Qua hoạt động kiểm tra sau thông quan, kết hợp với tuyên truyền, hướng dẫn đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, đó là: sau khi được kiểm tra sau thông quan các doanh nghiệp đã nhận thức được giảm thiểu kiểm tra trong thông quan không có nghĩa là cơ quan hải quan buông lỏng quản lý, có thể lợi dụng để vi phạm pháp luật, mà tiếp tục chịu sự kiểm tra sau thông quan, tạo ra ý thức chấp hành pháp luật tốt hơn; Kiểm tra sau thông quan đã chỉ ra nhiều sai sót về thực hiện pháp luật, chính sách hải quan mà doanh nghiệp chưa biết, chưa nắm vững, từ đó giúp họ củng cố, tìm hiểu rõ các quy định để không tiếp tục vi phạm, tránh được vi phạm do lỗi vô ý; Nhiều vi phạm được phát hiện, xử lý đúng pháp luật đã cảnh tỉnh, nhắc nhở doanh nghiệp, răn đe, ngăn ngừa các vi phạm do lỗi cố ý.

2.3.2.3. Tích cực triển khai, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro

Phương pháp quản lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan, đánh giá rủi ro để xác định, lựa chọn đối tượng kiểm tra hải quan.

Ngay từ năm 2005, cơ chế phân tích, đánh giá rủi ro, tiêu chí phân luồng được ngành Hải quan thiết lập, triển khai tại 3 cấp: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan. Bộ tiêu chí để đánh giá rủi ro ban đầu (năm 2006) gồm 75 tiêu chí. Đến năm 2008, Bộ Tài chính quy định chuẩn hóa các tiêu chí thành 04 loại: tiêu chí quy định; tiêu chí phân tích; tiêu chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên; Tổng cục Hải quan đã chi tiết hóa thành bộ tiêu chí quản lý rủi ro thành 85 nhóm. Đến nay, toàn Ngành đã xây dựng, cập nhật và đưa vào áp dụng tổng số 9095 tiêu chí quản lý rủi ro để thực hiện phân luồng tờ khai hải quan phù hợp với từng cấp, đơn vị. Tiêu chí quản lý rủi ro lạc

hậu được loại bỏ, tiêu chí mới được xây dựng, cập nhật thường xuyên. Đến tháng 05/03/2013, toàn Ngành đang áp dụng 2503 tiêu chí quản lý rủi ro để kiểm soát phân luồng tờ khai; cập nhật, kiểm soát trên hệ thống quản lý rủi ro được: 18.011 hồ sơ doanh nghiệp. Từ đó, giúp công chức hải quan quản lý, theo dõi các đối tượng có rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, thiết lập tiêu chí để phân luồng kiểm tra trong thông quan và chuyển giao kiểm tra sau thông quan.

Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý rủi ro đã: đánh giá, phân loại rủi ro (phân luồng) đối với từng lô hàng, hỗ trợ đắc lực cho Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hàng hoá; giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan. Năm 2005, thời gian thông quan trung bình của 01 lô hàng xuất nhập khẩu là khoảng 05 giờ; năm 2006: thời gian thông quan trung bình 01 lô hàng xuất khẩu không vi phạm tối thiểu là 5-10 phút, tối đa 40-60 phút; lô hàng nhập khẩu không vi phạm tối thiểu là 5-15 phút, tối đa 120-150 phút. Cải thiện, từng bước minh bạch môi trường thương mại trên cơ sở nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, tháng 01/2006: 16% doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan; tháng 6/2006: 29% doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan; tháng 12/2006: 39% doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan. giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hoá; giảm áp lực về khối lượng công việc cho cơ quan hải quan trong điều kiện lưu lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng gia tăng. Tỷ lệ kiểm tra hàng hoá, năm 2005: miễn kiểm tra 40,2%; kiểm tra thực tế 59,8%; đến tháng 31/12/2012, tỷ lệ phân luồng xanh 63,25%; tỷ lệ phân luồng vàng 25,29%; tỷ lệ phân luồng đỏ 11,46%. Tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan: 80,56%.[26]

Năm 2012, thông qua hệ thống phân luồng đã phát hiện 11.653 tờ khai vi phạm pháp luật, trong đó: tờ khai vi phạm thuộc luồng vàng (diện kiểm tra chi tiết): 0,17%; tờ khai vi phạm thuộc diện kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ): 2%; tờ khai các loại chuyển luồng để kiểm tra thực tế (luồng đỏ): 1,39%. [3]

2.3.2.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại vào quản lý nhà nước về hải quan

Ngành Hải quan bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan, giải toả được ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu lớn, cũng như tại khâu đối chiếu nợ thuế; xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp phục vụ Chi cục trưởng quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá; thực hiện khai báo điện tử thí điểm ở một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố; áp dụng quản lý hàng gia công trên hệ thống máy tính; thực hiện nối mạng máy tính giữa cơ quan hải quan với các cơ quan khác tại khu vực cảng biển. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, như: mở rộng thủ tục hải quan điện tử; áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan; thực hiện thí điểm thành công hình thức thanh toán điện tử về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác với hệ thống kho bạc - các ngân hàng thương mại. Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường, trong đó, ngành Hải quan đã triển khai đồng bộ 08 hệ thống dữ liệu là: quản lý đăng ký tờ khai hải quan, quản lý hàng hoá gia công trên máy tính, khai báo điện tử đối với loại hình gia công, quản lý thông tin vi phạm pháp luật hải quan, quản lý theo dõi nợ thuế, thông tin cưỡng chế thuế, giám sát hàng hoá tại cảng biển và quản lý thông tin dữ liệu giá tính

thuế. Việc này giúp cơ quan hải quan nhanh chóng có thông tin ban đầu về hàng hoá, hành khách, tàu biển; tạo điều kiện làm thủ tục hải quan nhanh chóng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Bên cạnh đó, ngành Hải quan còn đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý, như: máy soi hàng hoá, hành lý, hệ thống camera giám sát, cân ôtô tại các địa bàn trọng điểm, như:

giai đoạn 2002-2004 đã lắp đặt 01 hệ thống camera tại sân bay quốc tế Nội Bài, 27 máy soi hành lý cố định và 06 máy soi hành lý di động, 02 cân ôtô... Năm 2009-2012, trang bị hệ thống máy soi container tại cảng Cát Lái-TP.Hồ Chí Minh; cảng Hải Phòng, cửa khẩu quốc tế đường bộ Lao Bảo-Quảng Trị…[3]

- Chủ động triển khai, khuyến khích áp dụng thủ tục hải quan điện tử

Ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Việc thí điểm thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định này gần 04 năm (2005- 2009) tại 02 Chi cục Hải quan điện tử thuộc Cục Hải quan TP.Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh, mặc dù bước đầu đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn khó mở rộng và sức lan tỏa còn hạn chế. Vì vậy, năm 2009, tại Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trương chuyển mô hình thí điểm Chi cục Hải quan điện tử (chỉ thực hiện thủ tục hải quan điện tử) sang mô hình Chi cục Hải quan áp dụng đồng thời cả 2 phương thức thủ tục hải quan điện tử và thủ công mở rộng tại 20 Cục Hải quan tỉnh, thành phố. “Đến 31/12/2012, số doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đạt 59.000 doanh nghiệp; số tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử đến 31/12/2012 đạt 4,426 triệu tờ khai chiếm tỷ lệ trên 86,97% so với tổng số tờ

khai toàn quốc (trên 5,089 triệu tờ khai). Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện bằng thủ tục hải quan điện tử năm 2012 đạt 214,53 tỷ USD chiếm tỷ lệ 95,11% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn quốc”[26].

Ngày 23/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực kể từ 01/01/203. Đến nay (11/3/2013), thủ tục hải quan điện tử được triển khai tại tất cả 34/34 (100%) Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Số Chi cục đã thực hiện hải quan điện tử là 125/168 (chiếm 57,14%) Chi cục toàn Ngành. Hiện đã có 17/34 Cục Hải quan có tỷ lệ tờ khai hải quan điện tử chiếm tỷ lệ 100%. Số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt 28.948 doanh nghiệp chiếm 92,88% tổng số số doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu trên toàn quốc. Thời gian thông quan lô hàng xuất, nhập khẩu trung bình: luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng từ 10-60 phút; luồng đỏ phụ thuộc thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tác động tích cực đối với công tác quản lý hải quan, như: quy trình thủ tục đơn giản, hài hòa, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; giảm thời gian thông quan, chi phí và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp; tăng sức cạnh tranh, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng; giúp nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan, giảm phiền hà, sách nhiễu; đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp: giảm thiểu số lượng giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình; giảm được chi phí đi lại làm thủ tục hải quan; giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức Hải quan và người khai hải quan.

Mặc dù mới áp dụng, nhưng cộng đồng doanh nghiệp đã thấy được lợi ích khi lựa chọn thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Qua lấy ý kiến, hầu hết các doanh

nghiệp đều đồng tình, ủng hộ chủ trương mở rộng thủ tục hải quan điện tử, đánh giá cao và tích cực ứng dụng phương thức này.

2.3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra hải quan

Nếu trong năm 2002, công tác phân tích, phân loại chỉ xử lý được 124 mẫu thì từ năm 2003 đến nay, đã tiếp nhận, xử lý và tiến hành phân tích, phân loại theo yêu cầu của các đơn vị Hải quan địa phương trên 65 ngàn mẫu hàng hóa. Lượng mẫu yêu cầu phân tích, phân loại gia tăng mạnh mẽ: năm 2005 tăng gấp 1,8 lần năm 2004; các năm tiếp theo tăng gấp khoảng 1,2 lần năm trước; mỗi năm thường tiếp nhận, xử lý khoảng 10 ngàn mẫu/năm [3].

Hiệu quả của công tác phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho thấy: kết quả phân tích, phân loại đã làm thay đổi khoảng 41-52% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng, trong đó, theo hướng tăng thuế khoảng 12,8-25,2%, giảm thuế khoảng 6,2-14,8%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất. Có những mặt hàng thay đổi thuế suất tăng từ 0% lên 50%. Như vậy, với khoảng 24-30% của tổng lượng trên 82.349 mẫu hàng hóa đã phân tích, phân loại thì khoảng trên 18 ngàn mẫu đã điều chỉnh mã số theo hướng tăng thuế. Các đơn vị Hải quan địa phương sử dụng gần như 100% thông báo kết quả phân tích, phân loại để thông quan hàng hóa. Có thể nhận thấy, công tác phân tích, phân loại đã góp phần tích cực vào việc chống thất

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w