hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, những tiến bộ của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó đã tác động mạnh tới kinh tế toàn cầu, thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế và hợp tác phát triển giữa các quốc gia, tổ chức. Nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như trong quá trình cải cách hiện đại hóa ngành hải quan, đặc biệt là trong các hoạt động nghiệp vụ. Ngành hải quan Việt Nam đã luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào các khâu nghiệp vụ nhằm đáp ứng được định hướng hiện đại hóa trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Xây dựng văn hóa pháp luật đồng bộ nói chung và trong lĩnh vực hải quan nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Bản thân văn hóa pháp luật có tính mở và giao lưu, hội nhập. Văn hóa truyền thống của dân tộc ta luôn có tính mở, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong đó có tinh hoa văn hóa pháp luật. Xây dựng văn hóa pháp luật theo định hướng hiện đại hóa là xây dựng một hệ thống pháp luật hải quan tiên tiến, hiện đại. Hệ thống pháp luật hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể tham gia, hài hòa giữa lợi ích quốc gia và quốc tế.
Ngày nay trong xu thế hội nhập không một quốc gia nào có thể đứng riêng rẽ mà phát triển được, sự phân công sản xuất diễn ra trên khắp toàn cầu, những tổ chức kinh tế, tổ chức thương mại mà mỗi nước tham gia đều có quyền và lợi ích riêng. Để đổi lại thì các nước không được tùy tiện dựng những rào cản thương mại, hàng rào thuế quan để hạn chế tự do thương mại, gây thiệt hại cho các nước thành viên khác. Điều này là một thách thức cho các quốc gia đang phát triển cụ thể là như Việt Nam chúng ta. Gánh nặng này một phần được Nhà nước đặt lên vai ngành hải quan. Trong những nỗ lực cải cách, hiện đại hóa toàn diện, ngành hải quan bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, hệ thống hải quan điện tử dần thay thế toàn bộ cho thủ tục hải quan thủ
công. Việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng hàng hóa, hành khách xuất nhập cảnh tạo sự thông thoáng, tiết kiệm về thời gian cho doanh nghiệp và khách hàng
Tuy nhiên có một thực tế là nên kinh tế thị trường trẻ của chúng ta vẫn còn yếu khi tham gia với thị trường quốc tế. Nếu không có sự điều tiết để dẫn đến việc nhập siêu, mất cân đối cán cân kim ngạch xuất nhập khẩu thì thị trường trong nước sẽ yếu và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Đây chính là yêu cầu hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy và giữ gìn truyền thống dân tộc. Kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIII đã đặt ra nhiệm vụ phát triển kinh tế trong nước tự lực và dần thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế chính trị đối với Trung Quốc. Để làm được điều này chúng ta phải tăng cường các mối quan hệ đa phương với nhiều nước, nhiều khu vực đồng thời phát huy tối đa nội lực của quốc gia. Điều này là một định hướng quan trọng trong xây dựng văn hóa pháp luật nói