Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 90)

phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan

2.3.5.1. Triển khai thực thi có hiệu quả hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

Các năm qua, ngành Hải quan đã triển khai đầy đủ, kịp thời đến tất cả các đơn vị Hải quan các cấp: Luật Hải quan, các văn bản quy định hướng dẫn thi hành của

Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban 127-TW; các biện pháp để phòng, chống buôn lậu, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, kiềm chế nhập siêu, tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu trong các dịp tết nguyên đán; chống xuất lậu xăng dầu, than, khoáng sản; chống nhập lậu gia súc gia cầm, pháo nổ, thuốc lá,...

Công tác phối hợp giữa cơ quan hải quan với các lực lượng chức năng được đẩy mạnh, tăng cường và có hiệu quả trong việc phòng, chống buôn lậu phát hiện, bắt giữ, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Cơ chế phối hợp giữa ngành Hải quan với lực lượng chức năng đã được triển khai trong thực tế, như: Quy chế phối hợp lực lượng Hải quan và Bộ đội Biên phòng; Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát trong phòng, chống tội phạm; Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Cục quản lý thị trường; Thông tư quy định về về quan hệ phối hợp giữa Hải quan và Cảnh sát biển; Thoả thuận phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục II-Bộ Quốc phòng trong thực hiện công tác tình báo, thu thập thông tin hải quan. Thực hiện theo đó, Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã tổ chức triển khai ký kết các quy chế, kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng tại các địa bàn địa phương; định kỳ, tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết đánh giá công tác phối hợp.

Đồng thời, ngành Hải quan tăng cường cảnh báo, chỉ đạo các Hải quan địa phương chủ động và phối hợp với các đơn vị chức năng tại địa bàn triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh, phòng, chống buôn lậu; triển khai lực lượng chống buôn lậu trên các tuyến; tiến hành các biện pháp điều tra, sàng lọc đối tượng... để chủ động áp dụng các biện pháp đấu tranh thích hợp; chủ động xây dựng các chuyên đề tập trung đấu tranh vào các chuyên án trọng điểm... Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác kiểm soát hàng năm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện

đối tượng, địa bàn, tuyến trọng điểm, nổi cộm; phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, vận động quần chúng, trao đổi thông tin, tổ chức đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép trên các tuyến biên giới. Mặt khác, chú trọng phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng hữu quan trên địa bàn hoạt động. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về pháp luật hải quan, không tham gia tiếp tay cho buôn lậu.

Tính từ năm 2002 đến tháng 12/2012, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 156.317 vụ việc, giá trị hàng hoá vi phạm ước tính trên 5.211,69 tỷ VNĐ và xử lý hình sự trên 515 vụ.[3]

Có thể thấy hoạt động phòng, chống buôn lậu của ngành Hải quan đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Đồng thời, nó cũng cho thấy, công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới của Hải quan Việt Nam đã góp phần đáng kể làm lành mạnh môi trường kinh tế đối ngoại, đưa các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vào nề nếp.

2.3.5.2. Triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, công tác thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được triển khai có hiệu quả từ việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, các quy trình nghiệp vụ áp dụng, đến việc triển khai nghiên cứu, nắm tình hình địa bàn và đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ tại các địa bàn trọng điểm trong cả nước. Nhận thức của công chức Hải quan về chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao, được các doanh nghiệp và Hiệp hội

ngành nghề ghi nhận là địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ có hiệu quả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Ngành Hải quan đã và đang thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ với gần 330 đối tượng, bao gồm: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý. “Theo thống kê, từ năm 2007 đến nay, toàn Ngành đã kiểm soát, phát hiện hơn 250 trường hợp hàng hoá bị nghi ngờ vi phạm về sở hữu trí tuệ , xử lý 30 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm gần 14,2 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 8 tỷ đồng” [3].

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w