Về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu, quá

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 76)

2.3.1.1. Cải cách thủ tục hành chính về hải quan

Qua hơn 10 năm thi hành, công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan đã có những kết quả bước đầu rất có ý nghĩa thực tiễn. Một số lượng lớn thủ tục hành chính về hải quan còn quá nhiều khâu, nhiều loại giấy tờ không hợp lý, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, lạm dụng đã được rà soát để loại bỏ hoặc sửa đổi; nhiều thủ tục hành chính mới được ban hành theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, được đông đảo nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội đồng tình. Ngành Hải quan đã rà soát, hệ thống hoá và công khai 239 thủ tục hành chính, đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung 127 thủ tục hành chính. Dự kiến cắt giảm chi phí tuân thủ 705 tỷ đồng/năm. Thực thi Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính, ngành Hải quan đã tham mưu, trình cấp thẩm quyền sửa đổi, ban hành mới 23 văn bản quy phạm pháp luật trong tổng số 24 văn bản quy định thủ tục hành chính về hải quan; đã thực thi phương án đơn giản hoá 125/135 thủ tục. Sau khi rà soát, thực thi các phương án sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hiện nay thủ tục hành chính toàn ngành Hải quan còn: 184 thủ tục.

2.3.1.2. Đơn giản, giảm thiểu chứng từ thuộc hồ sơ hải quan

So với thời điểm trước khi có Luật Hải quan, Hồ sơ hải quan được đơn giản hoá, giảm bớt giấy tờ không cần thiết, như: hợp đồng đối với hàng xuất khẩu; chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với nhóm hàng được hưởng thuế suất ưu đãi; giấy thông báo thuế. Chứng từ thuộc Hồ sơ hải quan được giảm thiểu tối đa, đơn giản hoá các hình thức trình, nộp chứng từ; nhiều chứng từ trước đây phải nộp, trình bản chính, nay được trình hoặc nộp bản sao hoặc bản phô tô; bỏ tờ khai đối

với hành khách xuất, nhập cảnh không có hàng hóa thuộc diện phải khai báo hải quan, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết như hợp đồng đối với hàng xuất khẩu, C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) đối với hàng hưởng thuế suất ưu đãi và giấy thông báo thuế. Doanh nghiệp chỉ phải nộp, xuất trình số chứng từ tối thiểu cho cơ quan hải quan, như: lô hàng bình thường thì xuất khẩu phải nộp 3 loại giấy tờ, nhập khẩu phải nộp 4 loại giấy tờ.

2.3.1.3. Đơn giản hóa, giảm bớt các khâu, các bước trong thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan

Ngành Hải quan đã tiến hành nhiều biện pháp để cải tiến thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ, sắp xếp lại bộ máy và dây chuyền thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; từng bước áp dụng các khuyến nghị, thông lệ hải quan quốc tế. Thủ tục hải quan, các quy trình nghiệp vụ đối với từng loại hình quản lý được ban hành tương đối đầy đủ, cơ bản phù hợp với thực tế quản lý hải quan. Thủ tục hải quan đã cơ bản được thực hiện đơn giản, hài hoà dựa trên phương pháp quản lý rủi ro, áp dụng công nghệ thông tin và điện tử, đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan. Xác lập thủ tục hải quan cho từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Trách nhiệm của người khai hải quan được nâng cao; phân định rõ trách nhiệm giữa người khai hải quan và công chức Hải quan; trách nhiệm của công chức Hải quan ở từng khâu của quy trình thủ tục được cá thể hoá nên đã khắc phục được tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu trước đây. Đổi mới, tăng cường áp dụng phương thức quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan. Từ năm 2013 trở đi, thủ tục hải quan điện tử được chính thức áp dụng trên toàn bộ 34 Cục hải quan tỉnh, thành phố (từ năm 2005 đến 2012, thí điểm áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại 21 Cục); thực hiện rộng rãi khai hải quan qua mạng; từng bước trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong

kiểm tra, giám sát. Lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan được thông quan ngay sau khi dữ liệu được chuyển đến cơ quan hải quan (hiện nay, số lượng lô hàng thuộc diện này chiếm khoảng 50% trên tổng số lượng tờ khai).

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hải quan, bỏ bớt khâu trung gian: hàng hoá thuộc luồng đỏ còn 4 bước, luồng vàng còn 3 bước và luồng xanh chỉ còn 2 bước. Kiểm tra hải quan được thực hiện theo phương châm: giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm. Tiêu chí xác định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan và các tiêu chí liên quan đến mặt hàng. Kiểm tra thực tế hàng hoá có trọng điểm, mở rộng diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra xác suất; bãi bỏ việc kiểm tra tràn lan. Tỉ lệ phần trăm các lô hàng chịu sự kiểm tra thực tế đã giảm xuống gần tiêu chí theo kế hoạch đặt ra. Cụ thể, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá trước năm 2000 là 100%, đến 2012 còn khoảng 11,46%, giảm 88,54% so với năm 2000). Qua đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm “năm 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu: 31,2 tỷ đôla Mỹ; năm 2006 đạt: 84,7 tỷ đô la, tăng 171,47% so với năm 2001; năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần: 228,360 tỷ đôla Mỹ, tăng 631,73 % so với năm 2001” [3].

2.3.1.4. Giảm thiểu, rút ngắn tối đa thời gian thông quan

Thời gian thông quan đã được cải thiện hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi ban hành Luật Hải quan. Quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hải quan được quán triệt theo mục tiêu: “tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; đơn giản hóa, công khai hóa và từng bước hiện đại hóa các khâu trong thủ tục hải quan” [26]; chống tiêu cực, phiền hà, ách tắc; giảm các chi phí không cần thiết, nhưng vẫn bảo đảm quản lý hải quan chặt chẽ, đúng pháp luật, nên thời gian thông quan (từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thông quan) được rút ngắn. Chẳng hạn,

“năm 2010, thời gian xử lý tổng thể quản lý hải quan tại cảng biển, từ khi hàng đến đến khi giải phóng hàng là 7,78 ngày (bằng 186 giờ 48 phút), giảm 7% so với năm 2004 (bằng 8,41 ngày); thời gian xử lý từ khi đăng ký tờ khai đến khi giải phóng hàng tại cảng biển là 14 giờ 16 phút (giảm được 75%) so với 56 giờ 55 phút (năm 2004); thời gian xử lý phân luồng các tờ khai so với năm 2004 giảm đáng kế: luồng xanh giảm 86%, luồng vàng giảm 82% và luồng đỏ giảm 67%” [3]. Có thể thấy, đây là một bước tiến vượt bậc trong quản lý hải quan hiện đại, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, trong khi lưu lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tăng.

2.3.1.5. Minh bạch hóa, công khai hóa các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan, công chức hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan

So với trước đây, quyền lợi của doanh nghiệp, người khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan được thể hiện rõ tại Luật Hải quan, như: "Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hướng dẫn làm thủ tục hải quan", được "xem trước hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan", "Khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan", "Yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo qui định của pháp luật" đã góp phần quan trọng trong việc dân chủ hoá một bước hoạt động kinh tế, xã hội liên quan đến lĩnh vực hải quan. Tương ứng với các quyền của người khai hải quan, Luật đã cá thể hoá trách nhiệm của công chức hải quan trong thi hành công vụ, như: "Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, qui trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình", "Lấy mẫu hàng hoá với sự có mặt của người khai hải quan"...

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 76)