Hiện đại hoá, tin học hóa công tác thống kê hải quan

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 88)

Nếu như trong giai đoạn từ 1996-2001, số liệu thống kê hải quan chỉ báo cáo cho 04 cơ quan là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê và Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, kể từ năm 2002 đến nay, đã tăng lên trên 40 đầu mối nhận báo cáo. Thông tin thống kê hải quan ngày càng được phổ biến sâu rộng đến người sử dụng trong và ngoài nước thông qua Cổng Thông tin điện tử ngành Hải quan. Thống kê hải quan đã đáp ứng ngày càng tăng các yêu cầu số liệu, năm sau nhiều hơn năm trước khoảng 10%. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, hoạt động thống kê hải quan đã nhận và xử lý khoảng 300 yêu cầu số liệu không định kỳ của các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan, phục vụ kịp thời cho công tác điều hành của Chính phủ trong quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, đầu tư nước ngoài, kìm chế lạm phát, chống nhập siêu, xây dựng chính sách thuế, xây dựng biểu thuế, chống bán phá giá từ nước ngoài.

Nhờ các ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng rút ngắn độ trễ của số liệu từ khoảng 1 tuần xuống còn 2-3 ngày. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thống kê hải quan đã giảm thiểu báo cáo không cần thiết; bỏ chế độ báo cáo giấy của Hải quan tỉnh, thành phố chuyển thành báo cáo điện tử; việc truyền nhận dữ liệu tờ khai từ cấp địa phương lên Tổng cục Hải quan trở nên nhanh chóng, hàng ngày. Đến nay, đã hoàn toàn bỏ chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Điều đó không chỉ thể hiện tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, mà còn thể hiện sự quan tâm của các cơ quan liên quan đến số liệu thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 88)