Tháng 05 năm 2006 Quốc hội khóa XI đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan năm 2001, bắt đầu công cuộc cải cách hiện đại hóa hải quan, đưa hải quan điện tử vào thực hiện, quản lý bằng phương pháp quản lý rủi ro, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan bằng phương pháp máy móc hiện đại thay cho phương pháp thủ công.
Nền kinh tế phát triển kèm theo hàng hóa xuất, nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hành khách xuất nhập cảnh gia tăng, các loại hình doanh nghiệp cũng phong phú là những đặc trưng của giai đoạn hiện nay tất cả những điều trên tạo nên yêu cầu xây dựng văn hóa pháp luật hải quan ngày càng cấp thiết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa ngành hải quan.
Ngay sau khi Luật Hải quan được ban hành đến trước thời điểm có hiệu lực thi hành, Tổng cục Hải quan đã chủ động, tích cực triển khai các nội dung của Luật vào cuộc sống, theo đó, đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số quy định của Luật Hải quan tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP.Hải Phòng và Tổng cục Hải quan đã ban hành một số quy trình để thống nhất thực hiện.
Kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống các văn bản để cụ thể hóa Luật Hải quan đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo tất cả những quy định của Luật đều được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ở các văn bản quy phạm pháp luật có cấp độ pháp lý khác nhau, như: Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định và
Thông tư của Tổng cục Hải quan (khi còn thẩm quyền ban hành), Thông tư và Quyết định của Bộ Tài chính .
Trong quá trình soạn thảo, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hải quan được đăng tải trên website của Tổng cục Hải quan hoặc website của Bộ Tài chính để lấy ý kiến tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan; sau khi được ký ban hành, các văn bản ưuy phạm pháp luật đều được đăng Công báo Chính phủ, niêm yết tại các địa điểm làm thủ tục hải quan và được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số văn bản quy phạm pháp luật về hải quan đã được dịch ra tiếng nước ngoài để in sách phát hành hoặc đăng trên website Hải quan nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận.
- Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, đã mang lại những kết quả nhất định, thể hiện ở các mặt sau đây:
Một là, Luật Hải quan đã tạo khung pháp lý cơ bản, đồng bộ với các chuẩn mực Hải quan quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập giai đoạn 2001 - 2005; góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về hải quan và hiện đại hóa hoạt động quản lý hải quan, chuyển một bước từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thủ tục hải quan điện tử.
Nhiều khâu trung gian không cần thiết đã được loại bỏ; rút ngắn thời gian tiến hành thủ tục hải quan; giảm bớt các giấy tờ phải nộp, phải xuất trình; đơn giản hóa, công khai hóa thủ tục hải quan; giảm sự phiền hà, ách tắc hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu và thông quan được thuận lợi, nhanh chóng hơn; từng bước áp dụng ưu tiên làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan. Những quy định cải cách thủ tục hành chính
của Luật Hải quan, như: quy định người khai hải quan được khai và nộp tờ khai hải quan trước khi hàng hóa đến cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan trong trường hợp chờ kết quả giám định hoặc phân tích, phân loại để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở cho việc tính thuế, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời vẫn thực hiện được các biện pháp quản lý nhà nước cần thiết. Giấy tờ trong hồ sơ hải quan đã được giảm bớt, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước về hải quan. Doanh nghiệp chỉ còn phải nộp và xuất trình các chứng từ tối thiểu cho yêu cầu quản lý của hải quan. So với trước đây, thời gian thông quan đã được giảm bớt. Cụ thể là, đối với lô hàng miễn kiểm tra thì thời gian thông quan chỉ còn từ 5 đến 15 phút, lô hàng phải kiểm tra thực tế thì thời gian thông quan tối đa khoảng 120 phút.
Phương thức quản lý hải quan hiện đại được đẩy mạnh áp dụng nhằm đáp ứng, phục vụ kịp thời tình hình phát triển hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển dần từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hải quan hiện đại, thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc tiên tiến, công nghệ thông tin vào thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát gián tiếp bằng thu thập thông tin, “giảm tiền kiểm” chuyển sang “hậu kiểm”. Đơn cử, một số phương thức quản lý hải quan hiện đại đã được triển khai, đó là: Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Bắt đầu từ 01/01/2006, kỹ thuật quản lý rủi ro đã được áp dụng trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; giải toả được ách tắc tại khâu đăng ký tờ khai do các thông tin về nợ thuế và chủ hàng sẽ được hệ thống máy tính xác định; đảm bảo khách quan trong việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, cũng như việc lựa chọn ngẫu nhiên lô hàng phải kiểm tra. Trên cơ sở việc xây dựng, cập nhật, quản lý các hồ sơ rủi ro và hồ sơ doanh nghiệp, đã giúp cho cán bộ, công chức Hải quan quản lý,
theo dõi các đối tượng có rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, đồng thời, thiết lập tiêu chí phục vụ việc phân luồng kiểm tra trong thông quan và chuyển giao kiểm tra sau thông quan. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Kể từ năm 2005, khi bắt đầu triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử đến nay, đã đạt được hiệu quả nhất định, tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu; thúc đẩy quá trình điện tử hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Thủ tục hải quan điện tử đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ hải quan. Tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận và là căn cứ pháp lý để thông quan hàng hóa. Đối với lô hàng được phân luồng xanh, doanh nghiệp chỉ phải khai tờ khai điện tử. Thời gian thông quan giảm, tỷ lệ phân luồng xanh tăng, giảm việc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và công chức hải quan trong khâu thông quan. Thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994. Từ 2002 đến 2005: đã áp dụng 4 phương pháp xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994. Năm 2004, bỏ hoàn toàn phương pháp xác định trị giá theo bảng giá tối thiểu. Từ năm 2006 đến nay, thực hiện đầy đủ 6 phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994 và áp dụng với tất cả kim ngạch hàng nhập khẩu. Thực hiện kiểm tra sau thông quan. Đã tạo ra biện pháp quản lý phù hợp cho công tác quản lý hải quan hiện đại; giúp cho doanh nghiệp nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật; góp phần tích cực chống thất thu thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu; từng bước có tác dụng ngăn ngừa, răn đe đối với các chủ thể cố ý vi phạm pháp luật hải quan.
Hai là, Luật Hải quan đã tạo điều kiện để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền đất nước.
Trách nhiệm, thẩm quyền, nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan của cơ
cơ quan hải quan chủ trì phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan phối hợp với các lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Nhiều giải pháp đồng bộ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong và ngoài địa bàn hoạt động hải quan đã được thực hiện có kết quả. Công tác phối hợp giữa cơ quan hải quan với các lực lượng chức năng được tăng cường theo hướng tích cực, hiệu quả. “Số vụ vi phạm phát hiện, bắt giữ và xử lý của ngành Hải quan tăng qua các năm: năm 2010 – 11.150 vụ, thu nộp ngân sách 68.100 triệu đồng; năm 2011 – 18.666 vụ, thu nộp ngân sách 158.338 triệu đồng; năm 2012 – 23.268 vụ, thu nộp ngân sách 240.087 triệu đồng. Từ năm 2010 - 2012, ngành Hải quan đã khởi tố 30 vụ, chuyển cơ quan Công an khởi tố 198 vụ vi phạm” [3]
Ba là, Luật Hải quan đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để ngành Hải quan thực thi nhiệm vụ thu đúng, thu đủ các sắc thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thu khác vào ngân sách quốc gia.
Luật Hải quan đã quy định tương đối đầy đủ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý, thu, nộp thuế. Thủ tục đăng ký, nộp thuế, miễn giảm thuế... được quy định và thực hiện theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch. Cơ chế người khai hải quan tự khai, tự tính, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm về nội dung kê khai thuế; ân hạn thuế gắn với yêu cầu chấp hành tốt pháp luật. Nguồn thu về thuế từ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được bảo đảm, ngành Hải quan cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách nhà nước giao. “Năm 2002, đã thu được 36.794,10 tỷ đồng bằng 126% so với năm 2001 và bằng 110% so với dự toán là 33.300,00 tỷ đồng; Năm 2006: đã thu được 61.013,49 tỷ đồng bằng 115% so với năm 2005 và bằng 109% so với dự toán là 56.000,00 tỷ đồng; Năm 2010: đã thu được 131.500,00
tỷ đồng bằng 126% so với năm 2009 và bằng 138% so với dự toán là 131.500,00 tỷ đồng; Năm 2011 thu đạt trên 216.000 tỷ đồng bằng 119,99% so với năm 2010 và bằng 120% so với dự toán là 180.700 tỷ đồng. Riêng năm 2012, do tác động của cắt giảm thuế theo lộ trình, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03% giảm hơn so với dự kiến 1,47% nên số thu chỉ đạt 197.845 tỷ đồng bằng 91,59% so với năm 2011 và bằng 88,4% so với dự toán thu là 223.900 tỷ đồng” [3].
Bốn là, Luật Hải quan đã đáp ứng được yêu cầu từng bước hội nhập kinh tế quốc tế ở thời điểm ban hành và có hiệu lực.
Luật Hải quan đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để triển khai Hiệp định cơ chế một cửa ASEAN 2005; Khung tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thương mại toàn cầu (FOS) của Tổ chức Hải quan thế giới; Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau về vấn đề hải quan (Công ước Johanesburg); Công ước vận tải đường bộ quốc tế (Công ước TIR). Thực hiện các cam kết trong ASEAN về thủ tục hải quan, như: Hành lang xanh; Tờ khai chung ASEAN; Danh mục biểu thuế chung ASEAN,... Triển khai thực hiện các nội dung liên quan của Hiệp định giữa Chính phủ các nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá và người qua lại biên giới trong khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng (Hiệp định GMS); tăng cường liêm chính cho cán bộ, công chức hải quan theo Tuyên bố Arusha về liêm chính hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới.
Năm là, Luật Hải quan đã tạo cơ sở bước đầu để xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy, lực lượng Hải quan Việt Nam từng bước hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả; công chức hải quan được nâng cao về trình độ, năng lực, phẩm chất,
với định hướng phát triển nhằm ngang tầm với Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống tổ chức, bộ máy của ngành Hải quan được thiết lập, bước đầu đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý hải quan trong giai đoạn vừa qua. Cơ quan hải quan các cấp được quản lý, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nguyên tắc quản lý nhà nước theo ngành và theo phân cấp địa bàn quản lý hành chính. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan hải quan, công chức hải quan được quy định tương đối đầy đủ, đồng bộ và được phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể. Về cơ bản, từng cán bộ lãnh đạo, công chức hải quan từ Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu và tổ, đội đều được cá thể hoá vai trò, trách nhiệm; tạo điều kiện phát huy năng lực và có ý thức khi thi hành công vụ. Hầu hết công chức toàn Ngành đã nhận thức rõ, thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật và phương thức quản lý hải quan mới, tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại đáng kể trong hệ thống pháp luật hải quan như:
- Một số quy định của Luật Hải quan về chế độ quản lý hải quan không còn
phù hợp với thực tiễn; chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
+ Chế độ quản lý hải quan được xác lập trên cơ sở chính sách quản lý mặt hàng đối với 13 loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh. Luật Hải quan hiện hành chỉ quy định chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tuy nhiên, chưa có những quy định riêng phù hợp với đặc thù của từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải. Bên cạnh đó, Luật Hải quan hiện hành đã quy định về kiểm tra, giám sát hải quan riêng
hàng hoá, phương tiện vận tải, nhưng thiếu quy định về giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu; hàng tạm nhập tái xuất.
+ Quá trình thực hiện Luật Hải quan đã cho thấy, một số quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đã bộc lộ bất cập, không đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong thực tiễn. Quy định hồ sơ hải quan gồm 5 loại: tờ khai, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán; giấy phép xuất, nhập khẩu (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; một số chứng từ bắt buộc phải có trong hồ sơ; phải nộp ngay các chứng từ kèm theo tờ khai khi làm thủ tục hải quan. Thực tế cho thấy, một số chứng từ chỉ sử dụng khi cần để kiểm tra tính chính xác của khai hải quan; khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử do chứng từ nộp kèm tờ khai có dung lượng lớn nên gây chậm tốc độ xử lý của hệ thống và hệ thống chỉ kiểm tra tiêu chí tờ khai, chưa thể kiểm tra được thông tin trên các chứng từ; không tạo thuận lợi và cần thiết khi hồ sơ hải quan được miễn kiểm tra. Quy định việc đăng ký làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở hình thức thương mại hoặc phi thương mại không chặt chẽ, không hợp lý, dẫn đến lợi dụng để tránh kiểm tra, giám sát hoặc có lô hàng làm thủ tục hải quan ở hình thức thương mại nhưng có số lượng nhỏ, giá trị và mức thuế thấp, nhưng chi phí làm thủ tục