- Thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước có một số đặc điểm chính sau :
+ Về số lượng : Đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước hiện nay tương đối đầy đủ so với quy định.
+ Về trình độ đào tạo : Trình độ đào tạo của đội ngũ hiện nay tương đối đảm bảo và đã được nâng cao so với những năm trước đây tuy nhiên chưa đồng đều. Mặc dù CBQL đã được đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chắp vá.
+ Về phẩm chất:
Đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước phần lớn có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, đáp ứng được yêu cầu quản lý trường tiểu học trong thời gian vừa qua.
Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục mạnh mẽ, đại đa số CBQL trường tiểu học tích cực rèn luyện, học hỏi, phấn đấu học tập để đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn thực hiện có kết quả nhiệm vụ chuyên môn và quản lý góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường.
+ Về kiến thức, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý:
CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước có hiểu biết về lí luận chính trị; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm tiểu học; có sự hiểu biết về tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương nơi trường đóng.
Phần lớn có năng lực quản lý, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà trường tiểu học. Tuy nhiên một số CBQL trình độ và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, chưa nắm vững thậm chí chưa có kiến thức về quản lý, lãnh đạo, kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý Giáo dục.
91
+ Về thực hiện hoạt động quản lý nhà trường:
CBQL trường tiểu học đã xác định đúng mục tiêu quản lý, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch. Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch năm học mà ngành đã ban hành. Tuy nhiên việc lập kế hoạch của một bộ phận đội ngũ CBQL chưa mang tính linh hoạt, sáng tạo vẫn còn một số CBQL chưa biết linh hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo quản lý.
CBQL đã thực hiện tương đối tốt việc kiểm tra nội bộ với các hoạt động giáo dục giảng dạy. Vẫn còn một số CBQL chưa nắm vững vai trò của kiểm tra nội bộ trường học, các chức năng, phương pháp và nguyên tắc kiểm tra.
Nhìn chung đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bình Phước có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trình độ và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế. Một bộ phận nhỏ chưa hội đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết của người CBQL trường tiểu học. Tinh thần trách nhiệm, phong cách lãnh đạo dân chủ, tính linh hoạt, sáng tạo chưa cao và chậm đổi mới. Một số lớn tuổi tuy có kinh ngiệm trong quản lý nhưng kiến thức, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Số CBQL trẻ có kiến thức, tình độ học vấn cao, nhưng còn thiếu kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trên đó là : Bình Phước là tỉnh miền núi, mới được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ. Đội ngũ CBQL chưa được đào tạo một cách bài bản. Công tác quy hoạch, việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng chưa được tiến hành một cách khoa học. Công tác thanh kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức.
-Kết hợp giữa việc nghiên cứu lí luận với kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học tỉnh, từ tình hình thực tiễn giáo dục của địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước :
92
+ Định kỳ đánh giá đúng trình độ, phẩm chất, năng lực đội ngũ. + Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ.
+ Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học. + Bổ nhiệm hợp lý đội ngũ CBQL.
+ Tăng cường công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý trường tiểu học. Đội ngũ CBQL trường tiểu học có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục của cấp học. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay là một công việc hết sức quan trọng cần phải tiến hành thường xuyên, lâu dài. Mỗi giải pháp do đề tài đề xuất có vị trí và chức năng khác nhau song có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Để đảm bảo chất lượng trong công tác xây dựng đội ngũ này cần phối kết hợp tất cả các giải pháp nêu trên. Các giải pháp đó phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất và cần có sự chỉ đạo của cấp trên; sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành ; và sự nỗ lực của bản thân CBQL ở các trường tiểu học. Để đạt được hiệu quả rất cần sự hỗ trợ, quan tâm và phối kết hợp của các cấp Đảng uy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục...