Khái quát tình hình giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 36)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN

2.1. Khái quát tình hình giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Phước

2.1.1. Khái quát chung

Năm học 2005 - 2006 , sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đã có những bước phát triển tốt. Số trường lớp, học sinh các cấp học, ngành học tăng đáng kể, chất lượng giáo dục đã được nâng lên.

a) Về mạng lưới trường lớp

Bảng 2.1: Thống kê số trường của các ngành học tỉnh Bình Phước:

Ngành học Số trường Tăng 2004 -2005 2005-2006

Mầm non 86 94 8 trường

Tiểu học 144 145 1 trường

Trung học cơ sở 84 84

Trung học phổ thông 21 22 1 trường

Trung tâm giáo dục thường xuyên 6 8 2 TTGDTX

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 của Sở GD-ĐT Bình Phước

b) Quy mô học sinh

Bảng 2.2: Thống kê số học sinh của các ngành học tỉnh Bình Phước

Ngành học Số học sinh Tăng (+) hoặc giảm (-) 2004 -2005 2005-2006 Mầm non 26197 27077 + 880hs Tiểu học 93105 89603 - 3502hs Trung học cơ sở 62061 61170 - 891hs Trung học phổ thông 22484 25329 + 2845hs

37

Không chính quy -Bổ túc văn hóa

2032 2158 +126hv

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 của Sở GD-ĐT Bình Phước.

2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học :

a ) về mạng lưới trường lớp :

Mạng lưới trường tiểu học của tỉnh Bình Phước đã mở rộng khắp toàn tỉnh đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Trường lớp được đầu tư xây dựng, xóa tình trạng học 3 ca. Toàn tỉnh có 145 trường tiểu học, năm học 2005 - 2006 đã tách toàn bộ các trường trung học cơ sở nên không còn loại hình trường phổ thông cơ sở như trước đây. Cấp tiểu học tỉnh Bình Phước chỉ có duy nhất một loại hình trường công lập. Số học sinh học 2 buổi/ngày cao hơn, điều đó chứng tỏ phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn so với những năm mới thành lập tỉnh.

Theo thống kê của sở GD - ĐT Bình Phước đến tháng 6/2006 : Tổng số trường tiểu học : 145

Trong đó :

+ Tổng số lớp : 3333

+ Tổng số học sinh : 89603

+ Số trường tiểu học có điểm trường : 125

+ Số trường tiểu học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh : 03 + Số trường có lớp 2 buổi: 50. số lớp 2 buổi: 417

+ Số trường có lớp ghép : 46. số lớp ghép : 106 + Số trường đạt chuẩn quốc gia : 04

b) Tình hình học sinh

Bảng 2.3: Thống kê số học sinh tiểu học của tỉnh Bình Phước năm học 2005- 2006.

38

Khối Hiện có Giảm so với đầu

năm Học sinh bỏ học Lớp Học sinh Nữ Trong đó TS Nữ Dân tộc Tỷ lệ bỏ học chung Dân tộc Nữ TS Nữ % 1 746 18802 8955 5391 2547 481 121 2.53 407 254 75 2.14 2 669 16978 8203 4309 2096 241 152 1.4 131 82 16 0.76 3 660 17964 8646 3959 1889 320 80 1.76 182 109 39 1.00 4 631 17467 8438 3604 1808 284 95 1.6 197 105 44 1.11 5 627 18392 8914 3442 1762 392 132 2.09 237 145 65 1.26 TC 3333 89603 43156 20705 10102 1718 580 1.89 1154 695 239 1.27

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 của Sở GD-ĐT Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh miền núi, trong những năm qua dân số toàn tỉnh luôn biến động. Bình Phước là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thu hút nhiều người dân đến lập nghiệp kéo theo sự gia tăng dân số cao. Toàn tỉnh có 43 dân tộc anh em chung sống với 2 dân tộc bản địa là Stiêng và Khme. Tổng số học sinh dân tộc cấp tiểu học của tỉnh hàng năm khoảng trên 23%. Từ năm học 2004 - 2005 số học sinh tiểu học đã bắt đầu có dấu hiệu giảm dần và ổn định, không còn hiện tượng tăng đột ngột như những năm trước đây chứng tỏ bước đầu đã có sự ổn định dân số. Tình hình học sinh bỏ học giảm so với các năm học trước. Cụ thể tỉ lệ học sinh bỏ học giảm so với năm học 2004 - 2005 là 0,13%.

Chất lượng hạnh kiểm và học lực của học sinh tiểu học tỉnh Bình Phước năm học 2005 - 2006 được trình bày ở bảng 2.4 sau :

40

c) Phổ cập giáo dục tiểu học

Năm học 2005 - 2006 tỉnh đã triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết hợp với địa phương, cộng đồng để duy trì trẻ ra lớp.

- Tổng số trẻ 6 - 14 tuổi phải phổ cập tiểu học: 155877

- Số trẻ 6 -14 tuổi đang học và tốt nghiệp tiểu học: 144148, tỉ lệ: 92.48%. - Số trẻ 6 - 14 tuổi còn ngoài nhà trường: 5278, tỉ lệ : 3,39 %.

- Số trẻ 14 tuổi phải phổ cập: 19315

- Số trẻ 14 tuổi đã tốt nghiệp tiểu học: 17496, tỉ lệ: 90,58 %. - Số trẻ huy động ra học các loại hình trường lớp: 886 em.

- Số huyện, thị đã đạt chuẩn phổ cập GDTH: 8/8 , đạt tỉ lệ 100%. * Công tác PCGDTH đúng độ tuổi:

-Tổng số trẻ 6 tuổi trên địa bàn: 15430

Trong đó đang học lớp 1: 14906, đạt tỉ lệ : 97,17% -Tổng số trẻ 11 tuổi ra lớp: 14049

Trong đó TNTH: 11180, đạt tỉ lệ: 79,58%

-Số xã đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi: 46/ 94, đạt tỉ lệ: 48,94 %. Tỉnh Bình Phước đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học tháng 12/1998, dự kiến hoàn thành mục tiêu PCGDTH đúng độ tuổi vào năm 2008.

d) Đội ngũ giáo viên tiểu học:

Năm học 2005 - 2006 (tính đến tháng 12/2005) toàn tỉnh có 3571 giáo viên trực tiếp đứng lớp/ 3048 nữ, dân tộc 150. Trong đó :

+ Dưới THSP : 3/3 nữ

+ Đạt trình độ THSP : 3279/2813 nữ + Đạt trình độ CĐSP : 120/94 nữ + Đạt trình độ ĐHSP : 161/130 nữ

41

+ Trình độ khác : 8/8 nữ

Trong những năm gần đây, trình độ đội ngũ đã được nâng cao do ý thức tự học tự rèn, yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ và được tham gia các dự án nên giáo viên đã tích cực tham gia học các lớp Cao đẳng sư phạm liên thông, Đại học từ xa, Đại học tại chức ...

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Bình Phước 2.2.1. Quy mô về số lượng, trình độ đào tạo các mặt: 2.2.1. Quy mô về số lượng, trình độ đào tạo các mặt:

Theo thống kê của sở GD - ĐT Bình Phước đến tháng 12/2005 : Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng : 343 Trong đó :

a. Cơ cấu về giới tính:

Bảng 2.5. Bảng theo dõi cơ cấu về giới tính của đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước năm học 2005-2006

Tổng số Trong đó

Đảng viên Dân tộc Nam Nữ

343 225 05 144 199

Nguồn: Thống kê của Sở GD-ĐT Bình Phước năm học 2005-2006

b) Trình độ đào tạo:

Bảng 2.6: Bảng theo dõi về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước năm học 2005-2006

Tổng số Trong đó Dưới chuẩn Chuẩn (THSP) Trên chuẩn CĐSP ĐHSP Trên ĐHSP 343 7 273 7 56 0

Nguồn: Thống kê của Sở GD-ĐT Bình Phước năm học 2005-2006. c) Cơ cấu theo độ tuổi:

42

Bảng 2.7: Bảng theo dõi cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước năm học 2005-2006

Tổng số Dưới 30 tuổi 30-39 tuổi 40-49 tuổi 50 tuổi trở lên

343 18 169 122 34

Nguồn: Thống kê của Sở GD-ĐT Bình Phước năm học 2005-2006. d) Về nghiệp vụ quản lý:

+ Số CBQL trường tiểu học trong tỉnh đã học lớp bồi dưỡng Quản lý Nhà nước : 13

+ Đã học lớp bồi dưỡng Quản lý giáo dục : 118

Nhận xét:

Đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước hiện nay tương đối đầy đủ so với quy định. Tổng số 343 người trong đó có 145 hiệu trưởng và 198 phó hiệu trưởng.

Qua khảo sát ý kiên của cán bộ lãnh đạo : 91,3% ý kiên cho răng hiện nay đội ngũ CBQL trường tiêu học đây đủ và 8.7% cho răng sô lượng CBQL như thế là tạm đủ.

Tỉ lệ CBQL nữ chiếm 58% so với tổng số CBQL trường tiểu học trong toàn tỉnh, trong khi tỉ lệ giáo viên nữ chiếm 85,4% so với tổng số giáo viên tiểu học cho thấy tỉ lệ nữ CBQL tuy hơi thấp so với đội ngũ của cấp học nhưng như vậy cũng tương đối phù hợp.

Tỉ lệ CBQL là người dân tộc chiếm 1,45% so với tổng số CBQL trường tiểu học trong toàn tỉnh, trong khi tỉ lệ giáo viên là người dân tộc chiếm 4,92% so với tổng số giáo viên tiểu học, như vậy cũng có nghĩa là tỉ lệ CBQL là người dân tộc thấp.

So với những năm trước đây, hiện nay trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước đã được nâng cao vượt trội. Năm học 2005 - 2006 tỉ lệ CBQL đạt trình độ trên chuẩn tăng 6,58% so với năm học trước và tăng rất cao so với những năm mới thành lập tỉnh (năm học 1997 -1998 toàn tỉnh chỉ

43

có 6/2861 CB-GV đạt trình độ CĐSP và 530/2861 CB-GV chưa đạt trình độ đào tạo chuẩn, đội ngũ CBQL trường tiểu học toàn tỉnh chỉ có vài người đạt trình độ trên chuẩn). Trình độ đào tạo chưa đồng đều, tuy đã có 18,4% số CBQL trên chuẩn nhưng vẫn còn 2% số CBQL chưa đạt chuẩn. Số CBQL đạt trình độ trên chuẩn (Trình độ ĐHSP) đa số là gốc trung học sư phạm sau đó theo học chương tình đào tạo từ xa.

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh đạo : 78,3% ý kiến cho rằng hiện nay trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL trường tiểu học là đảm bảo và 21.7% cho rằng chưa đảm bảo.

Đa số các ý kiến cho rằng CBQL trường tiểu học cần đạt trình độ đào tạo từ Cao đẳng Sư phạm trở lên. Có 85% ý kiến của bản thân CBQL trường tiểu học và 88% ý kiến của giáo viên cho rằng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt trình độ đào tạo Đại học Sư phạm. Trong khi ý kiến của cán bộ lãnh đạo là 47,8%. Qua đó cho thấy theo quy định thì trình độ chuẩn của đội ngũ CBQL, giáo viên trường tiểu học là Trung học sư phạm nhưng thực tế hiện nay yêu cầu trình độ của CBQL rất cao.

Tỉ lệ CBQL đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý thấp.

Căn cứ vào thống kê độ tuổi, số CBQL từ 30 đến 39 tuổi đạt tỉ lệ cao nhất: 49,3% cho thấy sự bố trí đề bạt theo hướng trẻ hóa đội ngũ của tỉnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp CBQL lớn tuổi.

2.2.2. Thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL

Dựa vào tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới kết hợp với những quy định về tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường tiểu học, chúng tôi đã đưa ra hệ thống phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học. Qua phiếu khảo sát kết quả như sau:

a) Về phẩm chất:

Kết quả nghiên cứu về các phẩm chất của đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bình Phước được trình bày ở bảng 2.8 sau:

44

Bảng 2.8. Ý kiến về các phẩm chất của đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bình Phước

• Nhận xét:

- Về mức độ cần thiết :

Tất cả các phẩm chất nêu trên đều được cho là cần thiết và rất cần thiết với điểm trung bình trên 3.6 . Sự đánh giá của các nhóm tương đối đồng đều cho mỗi phẩm chất. Trong đó các phẩm chất về ý thức tổ chức kỷ luật; dám nghĩ,

45

dám làm ; gương mẫu về đạo đức ; có tinh thần trách nhiệm cao đối với tập thể ; gắn bó mật thiết với quần chúng được đánh giá cao.

Qua đó cho thấy hiện nay người CBQL trường tiểu học rất cần những phẩm chất về chính trị, đạo đức như đã nêu trên. Bản thân CBQL trường học đã nhận nhận thức rất rõ về vai trò, vị trí của mình trong hệ thống quản lý, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật cao.

- Vềđánh giá những phẩm chất của đội ngũ :

Các phẩm chất: có tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị, gương mẫu về đạo đức, tinh thần trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp, gắn bó với quần chúng được đánh giá cao (trên 3.66) cho thấy hầu hết CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỉ luật, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, có sự tín nhiệm về chính trị, đạo đức của tập thể.

Đa số các phẩm chất được đánh giá ở mức điểm trên 3.5. Không có trường hợp nào đánh giá các phẩm chất của đội ngũ ở mức độ yếu. Tuy nhiên phẩm chất về dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm còn một số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình (2.91 và 2.96) cho thấy vẫn còn CBQL chưa thực sự mạnh dạn, chưa chủ động trong công tác quản lý mà còn chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên.

CBQL tự đánh giá hầu hết các phẩm chất nêu ở trên cao hơn hai nhóm còn lại. Riêng phẩm chất về dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm bản thân người CBQL trường học cũng đánh giá thấp so với các phẩm chất khác cho thấy rằng tuy một bộ phận chưa nhận thấy hạn chế của mình nhưng đa số đã mạnh dạn đánh giá bản thân một cách trung thực.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng hiện nay người CBQL trường tiểu học cần phải trung thực, thực hành tiết kiệm, không tham nhũng, không lãng phí.

b ) Về năng lực :

Kết quả nghiên cứu về các năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bình Phước được trình bày ở bảng 2.9 sau :

46

Bảng 2.9: Ý kiến về các năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bình Phước

47

• Nhận xét về hệ thống các kiến thức, năng lực chuyên môn :

- Vê mức độ cân thiết: 100% ý kiến cho rằng những năng lực trên là cần thiết và rất cần thiết đối với người CBQL trường tiểu học. Các năng lực được đánh giá với mức điểm rất cao (trên 3.7). Các năng lực về nắm vững kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học ở tiểu học, có kiến thức vững chắc về khoa học quản lý và lãnh đạo, có tinh thần đổi mới được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao : trên 3.8 cho thấy rằng hiện nay đội ngũ CBQL trường tiểu học rất cần thiết phải có kiến thức vững chắc về khoa học. Điều quan trọng nữa là trong giai đoạn hiện nay người CBQL cần có tinh thần đổi mới để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và trong quản lý đòi hỏi phải có kiến thức vững chắc về chuyên môn, về quản lý.

- Về đánh giá:

Hệ thống các kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trường tiểu học được đánh giá cao. Đa số đánh giá về kiến thức và năng lực chuyên môn ở mức tốt. Chỉ có 2 nội dung: có kiến thức vững chắc về khoa học quản lý, lãnh đạo và có tinh thần đổi mới được đánh giá trên mức trung bình (2.94 và 2.91), trên 10% ý kiến cho rằng kiến thức về khoa học quản lý và tinh thần đổi mới của đội ngũ CBQL chỉ ở mức độ trung bình. Trong khi các ý kiến cho rằng những yêu cầu trên là rất cần thiết chứng tỏ rằng kiến thức về khoa học quản lý hiện nay của đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu hiện nay.

Qua đó cho thấy đội ngũ CBQL tỉnh Bình Phước có hiểu biết về lí luận chính trị; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm tiểu học; có sự hiểu biết về tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương nơi trường đóng. Bên cạnh đó, kiến

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)