Tình hình giáo dục tiểu học:

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 37)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.Tình hình giáo dục tiểu học:

a ) về mạng lưới trường lớp :

Mạng lưới trường tiểu học của tỉnh Bình Phước đã mở rộng khắp toàn tỉnh đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Trường lớp được đầu tư xây dựng, xóa tình trạng học 3 ca. Toàn tỉnh có 145 trường tiểu học, năm học 2005 - 2006 đã tách toàn bộ các trường trung học cơ sở nên không còn loại hình trường phổ thông cơ sở như trước đây. Cấp tiểu học tỉnh Bình Phước chỉ có duy nhất một loại hình trường công lập. Số học sinh học 2 buổi/ngày cao hơn, điều đó chứng tỏ phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn so với những năm mới thành lập tỉnh.

Theo thống kê của sở GD - ĐT Bình Phước đến tháng 6/2006 : Tổng số trường tiểu học : 145

Trong đó :

+ Tổng số lớp : 3333

+ Tổng số học sinh : 89603

+ Số trường tiểu học có điểm trường : 125

+ Số trường tiểu học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh : 03 + Số trường có lớp 2 buổi: 50. số lớp 2 buổi: 417

+ Số trường có lớp ghép : 46. số lớp ghép : 106 + Số trường đạt chuẩn quốc gia : 04

b) Tình hình học sinh

Bảng 2.3: Thống kê số học sinh tiểu học của tỉnh Bình Phước năm học 2005- 2006.

38

Khối Hiện có Giảm so với đầu

năm Học sinh bỏ học Lớp Học sinh Nữ Trong đó TS Nữ Dân tộc Tỷ lệ bỏ học chung Dân tộc Nữ TS Nữ % 1 746 18802 8955 5391 2547 481 121 2.53 407 254 75 2.14 2 669 16978 8203 4309 2096 241 152 1.4 131 82 16 0.76 3 660 17964 8646 3959 1889 320 80 1.76 182 109 39 1.00 4 631 17467 8438 3604 1808 284 95 1.6 197 105 44 1.11 5 627 18392 8914 3442 1762 392 132 2.09 237 145 65 1.26 TC 3333 89603 43156 20705 10102 1718 580 1.89 1154 695 239 1.27

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 của Sở GD-ĐT Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh miền núi, trong những năm qua dân số toàn tỉnh luôn biến động. Bình Phước là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thu hút nhiều người dân đến lập nghiệp kéo theo sự gia tăng dân số cao. Toàn tỉnh có 43 dân tộc anh em chung sống với 2 dân tộc bản địa là Stiêng và Khme. Tổng số học sinh dân tộc cấp tiểu học của tỉnh hàng năm khoảng trên 23%. Từ năm học 2004 - 2005 số học sinh tiểu học đã bắt đầu có dấu hiệu giảm dần và ổn định, không còn hiện tượng tăng đột ngột như những năm trước đây chứng tỏ bước đầu đã có sự ổn định dân số. Tình hình học sinh bỏ học giảm so với các năm học trước. Cụ thể tỉ lệ học sinh bỏ học giảm so với năm học 2004 - 2005 là 0,13%.

Chất lượng hạnh kiểm và học lực của học sinh tiểu học tỉnh Bình Phước năm học 2005 - 2006 được trình bày ở bảng 2.4 sau :

40

c) Phổ cập giáo dục tiểu học

Năm học 2005 - 2006 tỉnh đã triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết hợp với địa phương, cộng đồng để duy trì trẻ ra lớp.

- Tổng số trẻ 6 - 14 tuổi phải phổ cập tiểu học: 155877

- Số trẻ 6 -14 tuổi đang học và tốt nghiệp tiểu học: 144148, tỉ lệ: 92.48%. - Số trẻ 6 - 14 tuổi còn ngoài nhà trường: 5278, tỉ lệ : 3,39 %.

- Số trẻ 14 tuổi phải phổ cập: 19315

- Số trẻ 14 tuổi đã tốt nghiệp tiểu học: 17496, tỉ lệ: 90,58 %. - Số trẻ huy động ra học các loại hình trường lớp: 886 em.

- Số huyện, thị đã đạt chuẩn phổ cập GDTH: 8/8 , đạt tỉ lệ 100%. * Công tác PCGDTH đúng độ tuổi:

-Tổng số trẻ 6 tuổi trên địa bàn: 15430

Trong đó đang học lớp 1: 14906, đạt tỉ lệ : 97,17% -Tổng số trẻ 11 tuổi ra lớp: 14049

Trong đó TNTH: 11180, đạt tỉ lệ: 79,58%

-Số xã đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi: 46/ 94, đạt tỉ lệ: 48,94 %. Tỉnh Bình Phước đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học tháng 12/1998, dự kiến hoàn thành mục tiêu PCGDTH đúng độ tuổi vào năm 2008.

d) Đội ngũ giáo viên tiểu học:

Năm học 2005 - 2006 (tính đến tháng 12/2005) toàn tỉnh có 3571 giáo viên trực tiếp đứng lớp/ 3048 nữ, dân tộc 150. Trong đó : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dưới THSP : 3/3 nữ

+ Đạt trình độ THSP : 3279/2813 nữ + Đạt trình độ CĐSP : 120/94 nữ + Đạt trình độ ĐHSP : 161/130 nữ

41

+ Trình độ khác : 8/8 nữ

Trong những năm gần đây, trình độ đội ngũ đã được nâng cao do ý thức tự học tự rèn, yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ và được tham gia các dự án nên giáo viên đã tích cực tham gia học các lớp Cao đẳng sư phạm liên thông, Đại học từ xa, Đại học tại chức ...

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Bình Phước 2.2.1. Quy mô về số lượng, trình độ đào tạo các mặt:

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 37)