Cơ sở đề xuất các giải pháp:

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 63)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.1.Cơ sở đề xuất các giải pháp:

3.1.1.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

Định hướng phát triền GD - ĐT tỉnh Bình Phước đến năm 2010:

• Các mục tiêu chiến lược trong định hướng phát triển GD - ĐT tỉnh Bình Phước trong giai đoạn tới đã được Tỉnh ủy và UBND tỉnh xây dựng chương trình hành động trong các cáp ủy Đảng, chính quyền và trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội hàng năm, Giáo dục - Đào tạo luôn được đặt lên vị trí hàng đầu với các mục tiêu cụ thể sau:

- Nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học và ngành học.

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và chuẩn hóa đội ngũ.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động vốn từ nhiều nguồn để đâu tư, xây dựng, tăng cường csvc trường học.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

. Định hướng phát triên GD - ĐT tỉnh Bình Phước đến năm 2010 đưa ra một số mục tiêu chung:

- Phát triển vững chắc số lượng trường từ mầm non đến phổ thông.

- Phát triển số lượng lớp, tăng cường nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp, quy hoạch đội ngũ CBQL, từng bước đáp ứng theo quy chuẩn của Bộ GD - ĐT, phù hợp với công cuộc đổi mới sự nghiệp GD - ĐT theo hướng hiện đại hóa, không còn tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên không đồng bộ, không đủ chuẩn,

64

thiếu năng lực, thiếu phẩm chất đạo đức, CBQL không qua bồi dưỡng ...Đây mạnh phong trào giáo viên giỏi, thu hút nhân tài, nâng cao tỉ lệ người sau đại học. - Tăng cường csvc trường học ngày càng đáp ứng nhu cầu tăng nhanh số lượng học sinh. Đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ công tác dạy và học theo hướng đổi mới và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

• Mục tiêu cụ thể của cấp Giáo dục tiểu học tỉnh Bình Phước đến năm 2010 là:

- Huy động trẻ 6 đến 10 tuổi đến lớp đạt 99% và tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học khoảng 90 - 95% đối với vùng dân tộc, vùng sâu; 100% đôi với vùng thuận lợi.

- Vận động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%.

- Tăng cường trường dạy 2 buổi/ngày lên 50 trường và trường có lớp 2 buổi/ngày lên 90 trường (để thực hiện chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia) - Phấn đấu mỗi xã, phường có 01 trường chuẩn quốc gia.

- Từng bước xóa bỏ phòng học tranh tre, tạm mượn, xuống cấp, xóa bỏ điểm lẻ những nơi có điều kiện. Đẩy mạnh công tác thư viện, thiết bị phục vụ cho đổi mới chương trình sách giáo khoa.

- Tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong phố cập giáo dục tiếu học và xóa mù chữ. Đấy mạnh phô cập giáo dục tiếu học đúng độ tuổi phấn đấu được công nhận vào năm 2010. • Định hướng chỉ tiêu phát triển quy hoạch đội ngũ CBQL trường tiểu học đến năm 2010 :

- Việc quy hoạch CBQL trường học nên thực hiện theo chế độ đề cử do tập thế GV - CNV qua cuộc bỏ phiếu lựa chọn thủ trưởng đơn vị mình đế làm cơ sở xem xét và không nên quá 2 nhiệm kỳ "Kế hoạch 5 năm" nhằm từng bước trẻ hóa đội ngũ và phát triến tư duy mới trong công tác quản lý.

65

- Số lượng CBQL : Năm 2005 : 361 người Năm 2010 : 405 người

- Điều kiện trước hết là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải qua lớp bồi dưỡng CBQL trường học. Kế hoạch năm 2007 - 2008 mở lớp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học tổng số 150 người.

• Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 cấp tiểu học của tỉnh Bình Phước về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục :

Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 đối với Giáo dục tiểu học của Bộ GD - ĐT, ngày 6/9/2006 , Sở GD - ĐT Bình Phước đã có công văn hướng dẫn cụ thể các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ về kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, có một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QD9-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Các Sở GD- ĐT và UBND tỉnh cần rà soát lại đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục, trình UBND tỉnh, thành phố kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, kiện toàn đội ngũ nhằm đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, ngoài các biện pháp chỉ đạo nâng cao trình độ chuyên môn ..nghiệp vụ cần quan tâm chỉ đạo để giáo viên traudồi đạo đức phẩm chất. Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo chuẩn giáo viên tiểu học sẽ được quy định trong năm học 2006 - 2007.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và CBQL giáo dục; phân công, phân cấp hợp lý về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà giáo và CBQL giáo dục. CBQL và giáo viên gương mẫu đi đầu trong công tác chống tiêu cực trong giáo dục.

- Các Sở GD - ĐT tổ chức tập huấn cho hiệu trưởng trường tiểu học một số vấn đề đổi mới quản lý giáo dục vì sự phát triển bền vững. Nhà trường và mỗi

66

giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp thực tiễn Việt Nam.

- Tổ chức chỉ đạo CBQL và giáo viên thực hiện tốt Luật Giáo dục 2005, các văn bản của Đảng, Nhà nước và các văn bản liên quan tới giáo dục.

3.1.1.2. Quan điềm phát triền Giáo dục - Đào tạo và xây dựng đội ngũ của Đảng và Nhà nước : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoa VIII đã đề ra phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ với mục tiêu : "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội..."

- Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ các chủ trương và giải pháp chủ yêu vê GD - ĐT đó là nâng cao rõ rệt chất lượng GD- ĐT, cụ thể là : "Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong GD - ĐT, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn, cùng với đổi mới cơ chế quản lý giáo dục", "khẩn trương triển khai đề án phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục, cơ cấu lại hệ thống đào tạo, thực hành định hướng nghề nghiệp"

- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đưa ra các giải pháp trong đó có giải pháp về đổi mới quản lí giáo dục: Xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh,

67

sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người.

- Ngày 15 tháng 6 năm 2004 , Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Ngày 11 tháng 01 năm 2005 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 09/2005/QĐ -TTg về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010".

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 63)