Thực trạng hoạt động quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 49)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL

Kết quả khảo sát sự đánh giá của Cán bộ lãnh đạo, CBQL và giáo viên trường tiểu học về hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường:

Kết quả nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL các trường tiểu học tỉnh Bình Phước được trình bày ở bảng 2.10 sau:

Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường của CBQL ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước.

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG NHÓM ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 MI M2 Xác định đúng mục tiêu quản SỞ,PGD,SP 2 19 2 3.00 3.05 CBQL 170 30 3.15 GV 15 120 15 3.00

50

chương trình giáo dục CBQL 174 26 3.13

GV 117 33 3.22

Phân công đội ngũ giáo viên, nhân viên hợp lý

SỞ,PGD,SP 4 17 2 2.91

2.80

CBQL 35 150 15 2.9

GV 60 90 2.60

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

SỞ,PGD,SP 21 2 3.09

3.08

CBQL 190 10 3.05

GV 135 15 3.10

Quản lý tốt việc kỷ luật lao động SỞ,PGD,SP 1 20 2 3.04 3.05 CBQL 180 20 3.1 GV 11 129 10 2.99 Kiểm tra hoạt động giảng dạy SỞ,PGD,SP 21 2 3.09 3.07 CBQL 190 10 3.05 GV 138 12 3.08

Công tác đánh giá theo quy định của Nhà nước SỞ,PGD,SP 20 3 3.13 3.16 CBQL 170 30 3.15 GV 120 30 3.20 Công tác hành chính quản trị SỞ,PGD,SP 1 21 1 3.00 2.95 CBQL 8 184 8 3 GV 37 98 15 2.85 Thực hiện chế độ chính sách SỞ,PGD,SP 20 3 3.13 3.18 CBQL 170 30 3.15 GV 113 37 3.25

Công tác xã hội hoa giáo dục

SỞ,PGD,SP 2 7 14 2.52

2.75

CBQL 25 150 25 3

GV 15 25 95 15 2.73

Tổ chức quản lý giáo dục học sinh SỞ,PGD,SP 20 3 3.13 3.16

CBQL 170 30 3.15

GV 120 30 3.20

Công tác phối hợp giữa nhà SỞ,PGD,SP 2 21 2.91

trường với các đoàn thể CBQL 20 180 2.9 2.90

GV 15 135 2.90

Công tác phối hợp giữa nhà SỞ,PGD,SP 2 21 2.91

trường với PHHS CBQL 16 184 2.92 2.91

GV 15 135 2.90

Thực hiện quy chế dân chủ SỞ,PGD,SP CBQL 4 170 17 2 30 2.91 3.15 2.87

GV 15 37 98 2.55

+ Nhận xét:

- Về xác định mục tiêu quản lý và chỉ đạo để thực hiện tiến độ chương trình giáo dục : Các nhóm đánh giá tương đối đồng đều. Trung bình trên 3.0 cho

51

thấy việc xác định mục tiêu quản lý và chỉ đạo thực hiện chương trình của đội ngũ là tương đối tốt.

- Về phân công đội ngũ giáo viên, nhân viên : giữa các nhóm đánh giá có sự chênh lệch tương đối cao. Nhóm cán bộ lãnh đạo và nhóm CBQL trường tiểu học đánh giá ở mức trên trung bình (2.91 và 2.9) . Trong khi nhóm giáo viên lại đánh giá ở mức 2.6 cho thấy rất có thể bản thân người CBQL trường tiểu học cho rằng việc phân công như vậy là tương đối hợp lý còn giáo viên là người chịu sự phân công trực tiếp của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, một bộ phận chưa thật sự nhất trí với sự phân công này.

Tuy nhiên việc phân công đội ngũ hợp lý vẫn là hoạt động được trung bình giữa các nhóm đánh giá ở mức gần như thấp nhất so với các hoạt động quản lý trong nhà trường (2.80). Qua đó thấy được việc phân công đội ngũ giáo viên, nhân viên ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước chưa thật hợp lý.

Qua trao đổi với đồng chí Chánh Thanh tra Sở và một số giáo viên cũng nhất trí với nhận định trên.

- Các hoạt động : đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý tốt việc kỷ luật lao động, kiểm tra hoạt động giảng dạy, công tác hành chính quản trị, thực hiện chế độ chính sách, quản lý học sinh... đều được đánh giá tốt và mức độ chênh lệch ở các nhóm không đáng kể.

- Công tác xã hội hoa giáo dục : hoạt động này được đánh giá thấp nhất. Trung bình cả 3 nhóm là 2.75. Sự chênh lệch trong đánh giá của 3 nhóm rõ rệt. CBQL tự đánh giá tốt (3.0). Cán bộ lãnh đạo và giáo viên đánh giá mức trên trung bình (2.52 và 2.73). Riêng lãnh đạo đánh giá hoạt động này của đội ngũ CBQL trường tiểu học là chưa tốt. Do công tác xã hội hoa giáo dục ở các trường chưa tốt nên dẫn đến việc phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, với PHHS cũng chưa thật tốt.

Phỏng vấn một số lãnh đạo và cán bộ phụ trách tiểu học của các Phòng Giáo dục cũng cho rằng CBQL ở một số trường chưa làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục; một số CBQL chưa hiểu rõ bản chất của công tác xã hội hóa giáo dục

52

mà cho rằng xã hội hóa giáo dục đơn giản chỉ là huy động sự đóng góp về tiền của để xây dựng trường lớp. Do công tác xã hội hóa chưa tốt nên dẫn đến tình trạng việc phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia còn chậm.

- Việc thực hiện quy chế dân chủ đã có sự chênh lệch trong đánh giá. Cán bộ lãnh đạo đánh giá ở mức điểm 2.91 có nghĩa là gần tương đương với tốt, có 17,3 % ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Riêng giáo viên vẫn không trường hợp nào cho rằng việc thực hiện quy chế dân chủ là rất tốt, 24,7% đánh giá trung bình và 10 % đánh giá yếu cho thấy việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường chưa thật tốt. Trong khi đó bản thân CBQL đánh giá với mức điểm cao 3.15 cho thấy bản thân CBQL tự đánh giá họ thực hiện quy chế dân chủ trên mức tốt. 85% CBQL tự đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học là tốt và 15% ý kiến đánh giá rất tốt, không ý kiến nào cho rằng việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học đạt mức trung bình hoặc thấp hơn.

Qua trao đối, một số giáo viên còn đánh giá về phong cách lãnh đạo của một số CBQL thiếu dân chủ, thực hiện quyền thủ trưởng của mình phân công đội ngũ theo cảm tính, chẳng hạn như : bố trí khối trưởng, dạy ở điểm lẻ, dạy lớp 2 buổi, giáo viên dự trữ ... ; ít công khai về kế hoạch hoạt động của nhà trường nên giáo viên khó có điều kiện tham gia ý kiến, chưa thực sự lắng nghe ý kiến của quần chúng ... Y kiên trên cũng được một sô cán bộ lãnh đạo đồng tình.

Tóm lại: Qua khảo sát ý kiến, nhìn chung hoạt động quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL được đánh giá tương đối với mức điểm trên 2.7 cho thấy CBQL trường tiếu học đã xác định đúng mục tiêu quản lý, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch.

Việc quản lý kỉ luật lao động, trách nhiệm công tác, thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên và nhân viên theo quy định của Nhà nước. Quản lý công

53

tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường, quản lý và tổ chức giáo dục học sinh được đánh giá tốt (trên 3.0).

Công tác phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, với phụ huynh học sinh không được đánh giá rất tốt, gần 10% cán bộ lãnh đạo, giáo viên và bản thân đội ngũ CBQL trường học đánh giá công tác này chỉ ở mức trung bình. Chính vì thế dẫn đến công tác xã hội hóa giáo dục chưa cao, một số cán bộ lãnh đạo và giáo viên cho rằng công tác này còn ở yếu.

• Hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường của CBQL trường tiểu học còn được thể hiện ở kết quả thanh tra :

Để có cơ sở nhận định thêm về hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường, chúng tôi đã nghiên cứu các kết quả thanh tra toàn diện cũng như thanh tra chuyên đề của Sở, Phòng Giáo dục các huyện thị.

- Kết quả thanh tra của Sở GD - ĐT:

Năm học 2005 - 2006, Sở GD - ĐT đã tổ chức thanh tra 3 phòng Giáo dục về chuyên đề công tác quản lý của hiệu trưởng. Kết quả như sau:

. Xếp loại tốt : 1 đơn vị . Xếp loại khá : 1 đơn vị

. Xếp loại trung bình : 1 đơn vị.

- Kết quả thanh tra của các Phòng Giáo dục:

Kết quả tổng hợp các Phòng Giáo dục thanh tra hoạt động quản lý trường tiểu học của CBQL trường tiếu học được trình bày ở bảng 2.11. sau:

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả thanh tra trường tiểu học của phòng Giáo dục năm học 2005-2006. Hình thức TS trường XẾP LOẠI Tốt Khá Đạt Chưa đạt TS % TS % TS % TS % TT toàn diện 28 2 7.1 17 60.7 9 32.2

54

TT chuyên đề

1. Quản lý thiết bị thư viện 11 11 100

2. Đổi mới chương trình giáo dục 30 11 36.7 12 40.0 7 23.3 3. Kiểm tra thực hiện quy chế

chuyên môn

34 5 14.7 21 61.8 8 23.5

4. Kiểm tra việc dạy thêm học thêm 36 36 100 5. Quản lý tài chính 23 10 43.5 5 21.7 8 34.8 6. Quản lý csvc 22 10 45.5 7 31.8 5 22.7 7. Vệ sinh học đường 4 2 50.0 2 50.0 8. Dân chủ hóa 5 5 100 9. XMC PCGD 20 15 75.0 3 15.0 2 10.0 10. Chương trình giảm tải 19 14 73.7 5 26.3

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 của Sở GD-ĐT Bình Phước.

Nhận xét:

- Vềthanh tra toàn diện :

Năm học 2005 - 2006 các Phòng Giáo dục đã thanh tra toàn diện 28 trường tiểu học. Trong đó tất cả các trường đều được đánh giá đạt, có 7,1 % các trường được thanh tra đánh giá tốt.

- Về thanh tra chuyên đề :

. 100% các trường được thanh tra chuyên đề Quản lý thiết bị thư viện và chuyên đề Kiểm tra việc dạy thêm học thêm xếp loại tốt.

. Chuyên đề Đổi mới chương trình giáo dục: có 36.7% số trường được thanh tra xếp loại tốt; 23.3% số trường xếp loại đạt và không có trường nào chưa đạt.

. Chuyên đề Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn cũng được đánh giá từ mức đạt trở lên.

55

Qua phỏng vấn cán bộ phụ trách tiểu học ở các Phòng Giáo dục, và một số giáo viên cho biêt có những trường hợp hiệu trưởng quá coi trọng việc đối ngoại, quản lý tài chính, nhân sự... mà xem nhẹ quản lý hoạt động chuyên môn và kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên.

. Chuyên đề Quản lý tài chính: có 43,5% số trường được đánh giá tốt, 34.8% số trường được đánh giá đạt. Tuy nhiên khi phỏng vấn đồng chí Chánh thanh tra Sở, được biết một số CBQL trường tiểu học vẫn còn vi phạm nguyên tắc tài chính, chi tiêu không đúng quy định. Nguyên nhân là do chưa được bồi dưỡng về quản lý nhà nước, quản lý hành chính, quản lý giáo dục.

. Về dân chủ hóa: Trong tổng số 5 trường tiểu học được thanh tra chuyên đề này, không trường nào được xếp loại tốt mà cả 5 trường được xếp loại khá. Điều này một lần nữa khẳng định đánh giá của giáo viên về thực hiện quy chế dân chủ trong trường học chưa tốt là có cơ sở. Qua đó cho thấy việc thực hiện dân chủ hoa ở trường tiểu học tỉnh Bình Phước hiện nay chưa tốt.

.Chuyên đề Chương trình giảm tải: tất cả các trường được đánh giá là thực hiện tốt và khá, cho thấy việc thực hiện chương trình giảm tải được CBQL các trường chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc.

Nhìn chung kết quả thanh tra toàn diện và thanh tra chuyên đề của Sở và phòng Giáo dục phản ánh được hoạt động quản lý trường tiểu học của hiệu trưởng từ mức đạt trở lên, không có trường hợp nào đánh giá chưa đạt yêu cầu.

Qua kết quả thanh tra của Sở cũng như các Phòng Giáo dục cho thấy công tác quản lý nhà trường của CBQL trường tiểu học trong năm học vừa qua đạt yêu cầu.

• Việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ CBQL trường tiểu học tỉnh Bình Phước :

Qua nghiên cứu về một số năng lực quản lý cơ bản; hoạt động quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL ; kết quả thanh tra của Sở, Phòng Giáo dục kết hợp với phỏng vấn nhằm đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, chúng tôi rút ra những nhận định sau :

56

+ Về hoạt động kế họach hóa:

CBQL trường tiểu học đã xác định đúng mục tiêu, kế hoạch phát triển nhà trường theo nhiệm vụ năm học mà ngành và địa phương đã đề ra. Xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học, học kỳ, tháng về những vấn đề như giảng dạy, giáo dục, phát triển đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, quản lý nội bộ nhà trường (công tác hành chính, tài chính, văn thư lưu trữ, sổ sách) và mối quan hệ với cộng đồng. Những công việc đó triển khai như thế nào, thời gian nào, bằng cách nào...

Tuy nhiên qua nghiên cứu báo cáo về thanh tra và thực tế đi thanh kiểm tra nắm tình hình các trường cho thấy việc lập kế hoạch của một bộ phận đội ngũ CBQL chưa mang tính linh hoạt, sáng tạo, một số trường hợp khi lập kế hoạch cho trường chỉ dựa hoàn toàn vào kế hoạch chỉ đạo của cấp trên, chưa chú ý đúng mức đến đặc điểm tình hình của địa phương hay kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng, tính khả thi chưa cao.

+ Về hoạt động tổ chức :

Về cơ bản CBQL đã xác lập được cơ cấu tổ chức của nhà trường phù hợp với điều lệ trường tiểu học và đặc điểm của nhà trường, lựa chọn sắp đặt giáo viên, cán bộ tương đối đúng năng lực. Quản lý giáo viên, cán bộ làm cho họ gắn kết thành tập thể sư phạm sống và làm việc có kỉ cương, tình thương và trách nhiệm.

Bên cạnh đó còn một số CBQL chưa thực hiện tốt việc dân chủ hóa quản lý nhà trường thế hiện trong đánh giá của giáo viên về thực hiện quy chê dân chủ trong trường, một số CBQL ra quyết định độc lập không cần ý kiến của tập thể. vẫn còn những CBQL khi phân công đội ngũ giáo viên, nhân viên thiên về cảm tính, đôi khi bố trí giáo viên dạy chưa thật hợp lý. Phỏng vấn đồng chí Chánh thanh tra Sở cũng có những nhận định như trên.

+ Về hoạt động điều khiển :

Bằng việc sử dụng quyền hạn, chức vụ, uy tín của mình, CBQL đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh, lời khuyên để cấp dưới hiểu và tán thành với mục tiêu

57

đặt ra, thực hiện đúng tiên độ chương trình giáo dục, giảng dạy. Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch năm học mà ngành đã ban hành.

Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL dùng quyền hạn của mình để điều hành công việc chủ yếu bằng mệnh lệnh, chưa biết linh hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo quản lý. Kỹ năng vận động quần chúng, huy động cộng đồng còn hạn chế ở một số hiệu trưởng nên ở một số trường, điểm trường công tác xã hội hóa giáo dục còn yếu.

+ Về hoạt động kiểm tra :

Xác định được tầm quan trọng của việc kiểm tra trong quản lý trường học, đội ngũ CBQL đã thực hiện tương đối tốt việc kiểm tra nội bộ với các hoạt động giáo dục giảng dạy, tiếp nhận sự thanh tra của cấp trên, phát hiện và khuyến khích những cái tốt, kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra. Đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức trong giáo dục và giảng dạy.

Một số còn xem nhẹ quản lý hoạt động chuyên môn, chưa nắm vững vai trò của kiểm tra nội bộ trường học, các chức năng, phương pháp và nguyên tắc kiểm tra dẫn đến tình trạng áp đặt, khắt khe trong đánh giá đối với giáo viên gây tâm lý không tốt cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường đặc biệt là những giáo viên mới.

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)