Phân tích nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 59)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.5. Phân tích nguyên nhân

a) Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước thấp, chưa đồng đều :

Bình Phước là tỉnh miền núi, trong những năm mới thành lập còn nhiều khó khăn. Những năm mới thành lập tỉnh đội ngũ giáo viên thiếu trầm trọng nên tuyển sinh đầu vào của trường Sư phạm thấp. Nhiều loại hình đào tạo được mở ra

60

để giải quyết tình thế thiếu giáo viên như : sơ cấp, cấp tốc, 9+1, 9+3, 12+6 tháng, 12+2 ... nên trình độ của CBQL thấp.

b) Tiêu chuẩn người CBQL trường tiểu học hiện nay chưa rõ ràng; việc đánh giá đúng trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ chưa được thực hiện một các có hiệu quả.

Hiện nay tiêu chuẩn người CBQL trường tiểu học được quy định trong Điều lệ trường tiểu học, trong tất cả các văn bản còn chung chung, chưa cụ thể. Hoặc tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường tiểu học quy định trong QĐ 3856 của Bộ GD- ĐT ngày 14 tháng 12 năm 1994 còn đôi chỗ chưa phù hợp trước tình hình đổi mới mạnh mẽ Giáo dục.

Việc đánh giá CBQL, cho đến thời điểm này chưa theo một tiêu chuẩn nhất định nào. Riêng việc đánh giá giáo viên tiểu học đã được ban hành theo Quyết định số 48/2000/QĐ/BGD&ĐT và công văn hướng dẫn số 3040/BGD&ĐT-TCCB . Hiện nay các đơn vị đánh giá CBQL dựa trên tiêu chuẩn đánh giá giáo viên tiểu học nhưng còn nhiều khó khăn khi áp dụng những công văn trên.

c) Công tác quy hoạch còn hạn chế : Công tác quy hoạch cán bộ để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế. Công tác quy họach cán bộ của tỉnh (đối với ngành Giáo dục) còn chậm, chưa được chú trọng. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc trong đội ngũ CBQL chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số CBQL trường tiểu học của tỉnh.

d) Việc tuyển chọn bổ nhiệm chưa khoa học: Dân số tăng nhanh do dân di cư tự do, phần lớn từ các tỉnh phía bắc và các tỉnh đồng bằng sông cửu Long đến lập nghiệp. Tỉ lệ học sinh, nhất là học sinh tiểu học tăng đột biến dẫn đến tình trạng tách trường, lớp tiểu học. Để đáp ứng được sự phát triển nhanh của mạng lưới trường lớp, CBQL trường tiểu học tỉnh đa số được chọn từ đội ngũ giáo viên có năng lực, giáo viên giỏi, hầu hết CBQL chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi đề bạt. Thực tế một số giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp quốc gia song khi bố trí làm công tác quản lý lại không phát huy

61

được vai trò người giáo viên giỏi và công tác quản lý chỉ đạt ở mức độ trung bình vì chưa được trang bị kiến thức về quản lý đồng thời không có năng lực quản lý trường học.

Sự bố trí đề bạt theo hướng trẻ hóa đội ngũ của tỉnh là hướng đi tốt song bên cạnh đó một số CBQL trẻ kiến thức, trình độ chuyên môn cao nhưng chưa được trang bị kiến thức quản lý và chưa có kinh nghiệm quản lý.

e) Đa số CBQL trường tiêu học chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và về quản lý :

Hầu hết CBQL chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, có nhiều trường hợp khi đề bạt làm quản lý là những người đã lớn tuổi, có kinh nghiệm song vẫn chưa đạt trình độ chuẩn trung học sư phạm. Có trường hợp trước đây còn loại hình trường Phổ thông cơ sở, sau khi tách ra, vì thiếu CBQL nên chọn giáo viên phụ trách các môn học ở cấp 2 đang dư thừa làm CBQL trường tiểu học mới: chẳng hạn như giáo viên dạy thể dục.

g) Một nguyên nhân nữa là do bản thân người CBQL không chịu rèn luyện, tu dưỡng hoặc công tác ở vùng sâu ,vùng xa, vùng dân tộc chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng.

Một bộ phận nhỏ trong đội ngũ chưa ý thức hết được trách nhiệm của mình, còn chủ quan chỉ dựa vào kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới, chưa linh hoạt, mềm dẻo, chưa có tính sáng tạo trong quản lý. Một số CBQL khác lại chưa thấy hết được những hạn chế của mình, còn đánh giá năng lực của bản thân cao (thể hiện trong việc tự đánh giá về hệ thống các năng lực, phẩm chất đội ngũ ở phần thực trạng). Mặc dù trình độ chưa đạt chuẩn nhưng số CBQL lớn tuổi không muốn đi học để nâng cao trình độ hoặc tham gia học từ xa để hợp thức hóa bằng cấp. Bên cạnh đó tiền lương và thu nhập của CBQL không cao, một số người chỉ giữ chức vụ hiệu trưởng để lấy danh tiếng, có chỗ đứng trong xã hội. Kinh tế gia đình chủ yếu là do kinh doanh, trang trại... nên công việc của trường giao phó cho phó hiệu trưởng.

62

h) Công tác thanh kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, các biện pháp xử lý chưa kịp thời, đôi lúc chưa thật sự nghiêm minh. Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ, một số hoạt động quản lý nhà trường của CBQL còn nhiều hạn chế, chẳng han như công tác xã hội hóa giáo dục, việc thực hiện dân chủ hóa trong các trường tiểu học ... Nếu được tăng cường thanh, kiểm tra về công tác quản lý nhà trường những hạn chế trên sẽ được khắc phục.

63

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 59)