Giải quyết tốt mối quan hệ với cơ quan hành chính cấp trên, với cấp uỷ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 116)

với cấp uỷ cơ sở, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, với các thôn, khu phố

3.2.4.1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo của cơ quan hành chính cấp trên

Xét cả về lý luận và thực tiễn thì sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Nhà nước cấp trên có vai trò hết sức quan trọng. Theo quy định của pháp luật hiện hành chính quyền cấp xã phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền nhà nước cấp trên, trước hết là HĐND và UBND huyện. Vì vậy trong hoạt động của HĐND và UBND cấp huyện phải bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền cấp trên nhưng có liên quan đến quá trình tổ chức hoạt động của cấp cơ sở. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền nhà nước cấp trên bằng việc thông qua các hoạt động tiếp xúc thực tế của HĐND và UBND huyện để nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình diễn ra ở cơ sở để có kế hoạch biện pháp chỉ đạo hướng dẫn chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

Các phòng, ngành cấp huyện có chức năng theo dõi, hướng dẫn công tác chuyên môn ở cấp xã phải tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ xã. Định kỳ kiểm tra, đánh giá về công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý của mình ở cấp xã; giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của địa phương. Riêng phòng Nội vụ phải tham mưu các giải pháp giúp UBND huyện trong việc đánh giá, phân loại cơ sở. Từ đó tập trung đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhằm từng bước xây dựng củng cố chính quyền cấp xã trong

3.2.4.2. Trong mối quan hệ với Đảng uỷ cơ sở

Chính quyền cấp xã không chỉ thực hiện tốt Hiến pháp, Luật, các Chỉ thị, Nghị quyết của cơ quan Nhà nước cấp trên mà còn phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chủ trương Nghị quyết của cấp uỷ Đảng.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, vấn đề này thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"

đã được đặt ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn đề cao phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh đạo là lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, Nghị quyết, trên cơ sở đó chính quyền đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện.

Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua công tác cán bộ, đào tạo rèn luyện cán bộ đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan bộ máy chính quyền; thông qua công tác kiểm tra, giám sát sự hoạt động của chính quyền. Đảng lãnh đạo chính quyền còn là việc bắt buộc các tổ chức Đảng, các đảng viên phải tôn trọng thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước, Hiến pháp, pháp luật, các Quyết định của chính quyền và coi đây là kỷ luật của Đảng.

Đối với cấp xã, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền thì Đảng bộ cơ sở phải có Nghị quyết, chủ trương đúng đắn, đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân. Có như vậy nghị quyết của Đảng mới có tính khả thi và đi vào cuộc sống, chính quyền mới có các biện pháp tổ chức chỉ đạo hiệu quả, làm cho vai trò, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng được nâng lên. Để làm được việc đó, mọi đảng viên phải thực sự gương mẫu thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng

thời phải vận động quần chúng nhân dân tham gia cùng chính quyền trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đảng bộ cơ sở phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền cấp xã, kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc trong quá trình quản lý nhà nước của chính quyền.

3.2.4.3. Quan hệ với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

Hiến pháp năm 2013 quy định:

HĐND, UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương [41, Điều 116].

Tuy nhiên, với việc Ban Chấp hành Trung ương có Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thì quy định như trên là chưa đầy đủ vì chính quyền cấp xã là đối tượng giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Vì vậy, cần bổ sung qui định: “chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ và chịu sự giám sát và

phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”.

Chính quyền phải phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể trong các hoạt động của mình, việc thành lập phải Mặt trận và đoàn thể tham gia, chịu sự giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức đó. Bởi vì điều quan trọng ở địa phương cần trao quyền tự chủ cho địa phương, người dân không chỉ được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, mà còn được quyền quyết định và quyết định thực chất vào các chính sách phát triển của địa phương mình.

Củng cố, kiện toàn chính quyền cấp xã phải gắn liền với việc củng cố, kiện toàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hộ ở địa phương. Quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thông qua Nhà nước bằng các cơ quan đại diện của mình (Quốc hội, HĐND) mà quyền làm chủ của nhân dân còn thông qua MTTQ và các đoàn thể của mình. Vì vậy chính quyền cấp xã phải thực hiện tốt mối quan hệ này theo đúng quy định: “Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp HĐND và được mời tham dự hội nghị UBND cùng cấp khi bàn

các vấn đề có liên quan” [41, Điều 116].

HĐND, UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt cho MTTQ và các đoàn thể để tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, đại biểu HĐND và cán bộ, thành viên của UBND. UBND cấp xã và các thành viên của UBND có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

3.2.4.4. Quan hệ với các thôn, bản, khu phố

Thôn, bản, khu phố là một bộ phận của chính quyền cấp xã được phân công thực hiện một số chức năng nhiệm vụ thích hợp như: Trực tiếp tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách; thực hiện phương án sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường, hoà giải các vụ tranh chấp… Có thể nói, việc các thôn, bản, khu phố hoàn thành nhiệm vụ sẽ góp phần quan trọng để chính quyền cấp xã hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhân dân bầu trực tiếp trưởng thôn, bản, khu phố là sự thể hiện về quyền dân chủ trực tiếp, tạo ra động lực mới trong xã hội, được đông đảo nhân dân hưởng ứng, hoan nghênh. Để đảm bảo việc lãnh đạo, chỉ đạo các thôn, bản, khu phố thực hiện nhiệm vụ chính quyền cấp xã cần xác định đúng mối quan

Trong điều kiện hiện nay, cơ cấu dân cư thôn, ấp, bản, đã thay đổi, dân trí được nâng cao, vị trí làng, thôn, ấp, bản cũng thay đổi, có nơi như là cấp cơ sở thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân. Có ý kiến cho rằng cấp xã được coi như là cấp trung gian. Đây có lẽ không phải là một dấu hiệu tốt. Vấn đề chính là nhiều chính quyền cơ sở ở nông thôn tự biến mình thành cấp trung gian, đẩy việc xuống cho cho các trưởng thôn, bản. Điều này làm cho các trưởng thôn, bản phải làm quá nhiều việc vốn là của chính quyền cấp cơ sở. Cần nhận thức rằng về mặt pháp lý, hiện nay thôn, ấp, bản không phải là một đơn vị hành chính lãnh thổ, không phải là một cấp chính quyền mà chỉ là đơn vị tụ cư mang tính truyền thống, tự nhiên, một đơn vị tự quản, là nơi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Do đó, cần khắc phục xu hướng chuyển giao chức năng của chính quyền cơ sở cho thôn, ấp, bản. Các thiết chế của thôn, ấp, bản là các thiết chế dân chủ trực tiếp chứ không phải là đại diện cho chính quyền cơ sở, trưởng thôn không phải là cánh tay nối dài của Chủ tịch xã [19].

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 116)