Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 54)

- Sản xuất nông nghiệp: Nhân dân Thọ Xuân có kinh nghiệm lâu đời về

trồng lúa, ngô, các loại cây công nghiệp (lạc, đậu tương, mía), rau đậu thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm; đã có nhiều mô hình đạt được trình độ khá cao trong việc thâm canh, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp để đạt năng suất ngày càng cao.

- TTCN, XDCB, dịch vụ thương mại: Đã hình thành được một số ngành

và cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, làng nghề trên địa bàn huyện. Khu Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng được tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể, đã và đang được triển khai thực hiện, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn. Cảng Hàng không Thọ Xuân đã đi vào hoạt động, đường bay Thanh Hóa - TP. Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, sắp tới mở thêm các đường bay mới, nâng cấp hệ thống cảng và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, kết nối Thọ Xuân, Thanh Hoá với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong thu hút đầu tư, khách du lịch… đến với khu di tích lịch sử Lam Kinh, Khu công nghiệp, nông nghiệp

công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng. Những yếu tố trên đưa khu vực này trở thành khu kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng.

- Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản ở Thọ Xuân chủ yếu là khoáng sản phi kim loại, phong phú và dồi dào như: Đá vôi, đá xây dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng 40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha. Ngoài ra còn có đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều xã trong huyện. Tuy không phong phú và đa dạng về loại hình nhưng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực quan trọng và to lớn để tận dụng khai thác phục vụ cho trong vùng [57, tr.13].

-Tài nguyên đất đai:

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 30.010,13 ha. Đất nông nghiệp 19.545,95 ha, chiếm 65,13% diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 16.059,35 ha, chiếm 82,16% diện tích nông nghiệp, đất lâm nghiệp là 2.816,72 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 583,02 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp là 9.046,49 ha, chiếm 30,14% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở là 2.930,53 ha, đất chuyên dùng là 4.434,71 ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 1417,69 ha, chiếm 4,72% diện tích tự nhiên [50, tr.19].

- Tài nguyên nước:

+ Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Ngoài ra, còn có các kênh rạch nhỏ và các hồ chứa nước như: Hồ Sao Vàng, hồ Cửa Trát... Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được lấy từ sông Chu qua hệ thống thuỷ nông tưới cho các xã vùng hữu ngạn sông Chu và lấy từ sông cầu Chày bằng các trạm bơm điện tưới cho

+ Nước ngầm: Nước ngầm của Thọ Xuân khá phong phú nhưng phân bố không đều nhưng vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên du lịch: Thọ Xuân là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá

cách mạng với 25 di tích được xếp hạng, trong đó 7 di tích Quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Năm 2013 di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt. Huyện có tiềm năng du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái, có thể phát triển thành lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn, tạo cơ hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao mức sống người dân. Các tuyến du lịch Sao vàng – Thị trấn Lam Sơn - Đập Bái Thượng - Lam Kinh và thị trấn Thọ Xuân - Cầu Hạnh Phúc - di tích Lê Hoàn và các tuyền kết nối đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Thành nhà Hồ, Suối cá Cẩm Lương, Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn…nếu được ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các loại hình dịch vụ một cách thoả đáng sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn.

- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được hình

thành và phân bố hợp lý. Thời gian qua, bằng nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân đóng góp để đầu tư nâng cấp mà chất lượng công trình giao thông được cải thiện, phục vụ nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân. Trên địa bàn huyện hiện có 1.209,0km đường bộ, bao gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã quản lý. Về quy mô cấp đường, kết cấu mặt đường: trừ tuyến Quốc lộ 47, đường Mục Sơn - Cửa Đạt và đường Hồ Chí Minh mới được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, còn lại tất cả các tuyến đường trên địa bàn huyện mới đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI trở xuống.

- Tài nguyên lao động: Dân số toàn huyện đến ngày dân số năm 2013

có 239.000 người. Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, cần cù, sáng tạo và năng động, có khả năng tiếp thu khoa học công nghê ̣ sản xuất mới . Huyện đã đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

* Với sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban, ngành đoàn thể và sự nổ lực, cố gắng của các tầng lớp nhân dân, kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá nhanh, “tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2011 – 2013 đạt 14,1%. Thu nhập bình quân đầu

người năm 2013 đạt trên 17 triệu đồng” [31, tr.1-2]. Cơ cấu kinh tế chuyển

dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - TTCN, XDCB và dịch vụ, thương mại; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Phong trào xây dựng Nông thôn mới đạt được kết quả tích cực, “đến hết năm 2013 bình quân mỗi xã đã

đạt 11 tiêu chí, có 03 xã được công nhận đạt 19/19 tiêu chí” [58, tr.3]. Văn

hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, các chính sách xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện:

Toàn huyện có 69 trường chuẩn quốc gia; có 358 làng, khu phố, cơ quan văn hoá; có 14 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,5%, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 3%. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo được sự đồng thuận trong Đảng bộ và nhân dân [31, tr.2].

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 54)