Về tổ chức của chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 103)

3.2.1.1. Đối với HĐND

Về tổ chức, trước hết phải xác định vị trí, tính chất của HĐND. Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân

địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [41, Điều 113]. Quy định này

tương tự với Điều 119 Hiến pháp 1992, tức là tiếp tục xác định HĐND vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương vừa là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng nên bỏ quy định “HĐND là cơ quan quyền

lực nhà nước ở địa phương” và thay bằng quy định “HĐND là cơ quan đại

lẽ, quy định hiện hành tạo ra nhận thức không thống nhất về địa vị pháp lý của HĐND và mối quan hệ giữa HĐND với UBND và các cơ quan khác. Bản chất của HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương. Quy định như trên sẽ dẫn đến cách hiểu rằng HĐND không có thẩm quyền riêng: mọi hoạt động đều phải “căn cứ vào Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước

cấp trên”. Với tư cách là cơ quan đại diện cho dân địa phương, thực hiện

những thẩm quyền được giao cho nhân dân địa phương, HĐND cần có những thẩm quyền riêng biệt so với các cơ quan nhà nước cấp trên. Đó là các thẩm quyền được thực hiện trong phạm vi phân cấp. Đồng thời quy định HĐND

“chịu trách nhiệm trước pháp luật” sẽ tạo cơ sở hiến định cho việc giám sát

của Tòa án đối với mọi hoạt động của HĐND. Điều này phù hợp với xu thế phân cấp quản lý và tăng cường kiểm soát trong thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta. Tuy có sơ sở lý luận song nhưng để áp dụng trong thực tiễn cần xác định đây là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá rõ hơn.

Với quy định về vị trí, tính chất hiện hành, cần xem xét đổi mới về tổ chức của HĐND theo hướng:

- Tăng số lượng đại biểu chuyên trách ở tất cả các cấp, đồng thời hạn chế số đại biểu kiêm nhiệm, nhất là các đại biểu là thành viên của UBND, là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, lãnh đạo các cơ quan tư pháp ở địa phương; coi trọng trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của đại biểu HĐND [34, tr.109].

Theo Luật bầu cử đại biểu HĐND hiện hành, số lượng đại biểu HĐND cấp xã được quy định từ 25 đại biểu đến 35 đại biểu phụ thuộc vào số dân ở mỗi địa phương. Việc ấn định số lượng đại biểu chỉ căn cứ vào số dân của địa phương dẫn đến tình trạng có những nơi số dân ít mà số thôn nhiều thì có thôn không có đại biểu nào tham gia. Do đó nên có quy định đảm bảo cho các

thôn, xóm, khu phố đều có đại diện tham gia. Mặt khác trong cơ cấu thành phần HĐND thì số lượng cán bộ xã, thôn chiếm đa số, tỷ lệ người dân tham gia ít làm ảnh hưởng đến tính khách quan, dân chủ cũng như chất lượng hoạt động của HĐND nên ngoài cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo… cần có quy định tỷ giữa cán bộ và người dân tham gia thành phần HĐND. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính đại diện cho HĐND.

- Giữ nguyên quy định ở cấp xã có Thường trực HĐND, xem xét bố trí thêm một số đại biểu chuyên trách (có thể là Tổ trưởng các Tổ HĐND) hoặc ít nhất là một cán bộ Văn phòng HĐND theo hình thức không chuyên trách để giúp cho Thường trực HĐND làm tốt công tác chuẩn bị cho các kỳ họp, các cuộc giám sát, ghi chép biên bản các cuộc họp, làm việc (trừ kỳ họp HĐND nếu cán bộ đó không đồng thời là thư ký kỳ họp của HĐND)…

- Làm rõ phạm vi của chức năng “quyết định” và chức năng “giám sát” của HĐND cấp xã theo hướng: Đối với chức năng quyết định thì HĐND cấp xã được trực tiếp quyết định việc gì, việc gì biểu quyết xong phải trình cấp trên phê duyệt, việc gì phải xin ý kiến nhân dân biểu quyết thêm…

3.2.1.2 Đối với UBND

Khoản 1, Điều 114 Hiến pháp 2013 quy định: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và

cơ quan hành chính nhà nước cấp trên” [41, Điều 114]. Như vậy UBND

được xác định một cơ quan ở cấp chính quyền địa phương và do HĐND cùng cấp bầu. Về mặt vị trí, UBND vẫn được xác định là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính cấp trên. Nội dung này về cơ bản giống như quy định của Hiến pháp năm 1992.

định “UBND là cơ quan chấp hành của HĐND” thay vào đó bằng qui định “UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm

trước pháp luật”. Bởi vì quy định như hiện tại (Khoản 1 Điều 114, Hiến pháp

2013) là không chuẩn xác và không phổ quát cho các đơn vị không tổ chức

HĐND. Vì UBND do HĐND cùng cấp bầu, nếu nơi không tổ chức HĐND thì UBND hình thành từ đâu? Do cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước cơ quan này? Nếu như vậy thì UBND được hình thành từ hai nguồn khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là cùng với một tên gọi nhưng là UBND nhưng cơ chế hình thành, chế độ trách nhiệm lại khác nhau. Mặt khác, nếu UBND không do HĐND bầu (có thể nhân dân trực tiếp bầu hoặc do cấp trên bổ nhiệm) thì cũng nên không quy định vai trò của UBND là cơ quan chấp hành của HĐND. Cần phải quy định UBND “chịu trách nhiệm trước pháp

luật” nhằm tạo cơ sở hiến định cho việc giám sát của Tòa án đối với mọi hoạt

động của UBND. Trong điều kiện phải cụ thể hóa quy định hiện hành của Hiến pháp 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương tới đây phải xác định được ở những đơn vị hành chính nào thì có tổ chức HĐND và đơn vị nào không hoặc vẫn tổ chức HĐND ở tất cả các cấp. Từ đó mới làm rõ được vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của UBND mỗi cấp như thế nào?.

Mặc dù vậy, UBND cấp xã có thể do HĐND bầu hoặc do cấp trên bổ nhiệm (trường hợp không tổ chức HĐND) nhưng về cơ cấu tổ chức của UBND cần phải được đổi mới theo hướng:

- Xác định lại biên chế cán bộ cấp xã cho phù hợp, giảm đến mức tối đa bộ máy lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, các xã, thị trấn có điều kiện địa lý, dân cư tính chất khác nhau thì số lượng biên chế khác nhau. Quy định rõ trong luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch UBND và tập thể UBND theo hướng phân định rõ những loại việc bắt buộc phải thảo luận và biểu quyết của UBND, những loại việc thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND.

- UBND phải được trao quyền tự chủ, tự quản nhất định trong tổ chức và triển khai các hoạt động phục vụ cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương phải chịu sự giám sát thực sự của các cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân. Căn cứ vào phân cấp về ngân sách, tài chính, chính quyền địa phương tự quyết về việc thực thi một số loại công việc vì lợi ích của dân cư và sự phát triển của địa phương.

- Trong việc bổ nhiệm cán bộ, giảm bớt chế độ uỷ nhiệm, tăng cường chế độ bổ nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiệm trong việc quản lý, theo dõi và xử lý đối với cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm. Nghiên cứu thực hiện việc Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm Chủ tịch UBND xã, thị trấn và cách chức khi không thực hiện tốt công việc. Ðây là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng “phân chia quyền lực”, cục bộ giữa các thôn trong xã, giữa các dòng họ trong thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 103)