Thực trạng về hoạt động

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 79)

2.2.2.1. Thực trạng về hoạt động của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Theo luật tổ chức HĐND và UBND thì ở cấp xã có Thường trực HĐND, nên tại kỳ họp thứ nhất, HĐND mỗi xã, thị trấn đã bầu ra một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch HĐND, hình thành nên Thường trực HĐND ở tất cả các đơn vị.

Quy chế hoạt động của HĐND ban hành kèm theo Nghị quyết 753/2005/NQ-UBTVQH11 quy định: “HĐND các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. HĐND có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường”

[62, Điều 6]. Qua theo dõi, tổng hợp báo cáo và tham dự các kỳ họp HĐND xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho thấy:

Quá trình hoạt động từ đầu nhiệm kỳ đến nay của HĐND các xã, thị trấn có nhiều chuyển biến tiến bộ:

Hoạt động của HĐND các xã, thị trấn huyện Thọ Xuân trong thời gian qua tiếp tục có những cải tiến đổi mới linh hoạt, phù hợp và đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực thi trên địa bàn. Các quyết định của HĐND đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, được cử tri và nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND cấp xã cũng có nhiều đổi mới và đã đạt được những kết quả quan trọng; thông qua giám sát đã giúp UBND và các ban, ngành ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kịp thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong quá trình thực

hiện Nghị quyết của HĐND cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật [27, tr.1].

Tuy nhiên, hầu hết HĐND các xã, thị trấn chỉ tổ chức họp trong một ngày, một số kỳ họp bất thường chỉ tổ chức trong nửa ngày. Nhiều xã chưa tổ chức tốt việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, thường mang tính hình thức. Có nơi đại biểu HĐND chưa thực sự đại biểu cho ý chí nguyện vọng lợi ích của nhân dân, còn vi phạm pháp luật; ở một số xã có phức tạp kéo dài, quyền làm chủ của nhân dân không được bảo đảm nhưng HĐND chưa quan tâm hoặc có tham gia giải quyết nhưng hiệu quả thấp.

Trong diễn đàn kỳ họp, nhiều đại biểu HĐND không tham gia thảo luận phát biểu để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhân dân cũng như xây dựng Nghị quyết của HĐND. Thậm chí có những đại biểu do trình độ nhận thức hoặc do ý thức trách nhiệm không cao nên không tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu nên khi biểu quyết các nội dung tại kỳ họp nhưng vẫn không biết là biểu quyết nội dung gì. Điều này làm hạn chế rất lớn đến việc thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND cũng như việc thông tin, tuyên truyền đưa Nghị quyết của HĐND vào áp dụng thực hiện cụ thể ở địa bàn, gây mất niềm tin trong nhân dân.

Việc thực hiện chất vấn của một số đại biểu HĐND chưa mang tính xây dựng, chưa thể hiện được yêu cầu chung, thậm chí còn mang tính cá nhân trong công việc. Nói cách khác thì hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND được quan tâm chú trọng hơn song do trình độ nhận thức, do thiếu thông tin, do tâm lý ngại va chạm và cả do cơ chế quy định về chất vấn của đại biểu HĐND chưa thực sự chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc trách nhiệm nên hiệu quả chất vấn chưa cao, thường mang tính góp ý chứ chưa phải chất vấn, tranh luận làm sáng tỏ bản chất sự việc để từ đó có chủ trương, giải pháp hiệu quả hơn. Đây cũng là một nội dung cần được nghiên cứu, đánh giá và có giải pháp để đổi

Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND đối với UBND ở cấp xã nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa có kết quả thiết thực. Tại nhiều nơi, hoạt động của UBND và cán bộ chủ chốt của xã còn nhiều tuỳ tiện. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, thoái hoá biến chất trong cán bộ xã diễn ra không ít, có nơi kéo dài hoặc có tính chất nghiêm trọng làm cho nhân dân bức xúc nhưng không được HĐND ngăn chặn xử lý kịp thời...

Có thể nói, hoạt động của HĐND cấp xã bên cạnh những mặt cố gắng tích cực trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm cần sớm được khắc phục.

Báo cáo của Thường trực HĐND huyện Thọ Xuân đã chỉ rõ:

- Một số địa phương, Thường trực HĐND chưa nắm được quy định về trình tự trình bày, điều hành thảo luận và thông qua Nghị quyết của HĐND; một số xã, năng lực quyết định của HĐND còn hạn chế, thể hiện thông qua chất lượng các nghị quyết được ban hành (qua kết quả giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND huyện Thọ Xuân về ban hành nghị quyết của HĐND xã, thị trấn năm 2011 - 2012; 2013 - 2014); chất lượng các nghị quyết của HĐND chưa đạt yêu cầu, nội dung nhiều nghị quyết còn khá đơn giản, chưa sát thực tế; sai về tên gọi, nhiều lỗi về thể thức văn bản; nhiều trường hợp chưa phân biệt được đâu là nghị quyết quy phạm pháp luật và nghị quyết cá biệt; Năm 2012 có tới 10 đơn vị chưa ban hành được nghị quyết về chương trình giám của HĐND.

- Một số đơn vị chưa tổ chức được các đợt giám sát chuyên đề theo quy định, hoạt động giám sát còn mang tính hình thức. Có đơn vị, Thường trực HĐND còn lẫn lộn giữa chức năng giám sát của HĐND với việc giám sát của Ban giám sát cộng đồng và chức năng giám sát của UBMTTQ xã.

- Có nơi Thường trực HĐND chưa nắm được quy định về quyền chất vấn của đại biểu; nhiều đại biểu chưa phân biệt được chất vấn với kiến nghị hoặc phát biểu của đại biểu nên hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND cấp xã chưa đạt yêu cầu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay HĐND cấp xã đã tổ chức 6 kỳ họp thường lệ nhưng nhiều xã cả 6 kỳ không có đại biểu chất vấn, hoặc có nhưng chủ yếu là hỏi để biết, chưa đi sâu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục của đơn vị, cá nhân được chất vấn.

- Một số xã không tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp; hầu hết các tổ đại biểu chưa chủ động trong việc tiếp xúc cử tri mà chủ yếu do Thường trực HĐND và MTTQ xã phối hợp thực hiện;.

- Hầu hết HĐND các xã chưa tổ chức cho đại biểu tiếp công dân theo quy định. Thường trực HĐND chưa tổ chức tiếp công dân riêng do chưa có phòng tiếp công dân riêng, mà bố trí tiếp công dân tại phòng làm việc của Phó Chủ tịch HĐND hoặc bố trí phòng tiếp công dân chung với UBND.

- Việc chuẩn bị các nội dung, điều kiện, nhất là văn bản, tài liệu phục vụ kỳ họp còn phụ thuộc rất nhiều vào UBND, dẫn đến bị động về mặt thời gian; có xã đến sát ngày khai mạc kỳ họp mới chuẩn bị xong văn bản (tài liệu không được gửi trước cho đại biểu nghiên cứu như quy định).

- Một số xã, Thường trực HĐND chưa chủ động được công tác thẩm tra theo quy định, nhất là việc thẩm tra các báo cáo dự toán thu - chi ngân sách cũng như quyết toán ngân sách hàng năm mà chủ yếu phụ thuộc vào UBND xã, nên dẫn đến nghị quyết chất lượng, hiệu quả không cao.

- Việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND với MTTQ cùng cấp đã được thực hiện, nhưng nhìn chung còn sơ sài, hình thức, chưa quy định cụ thể trách nhiệm trong phối hợp thực hiện các công tác [27].

Có tình trạng trên là do những quy định trong pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND cấp xã còn chung chung, chưa được cụ thể cho sát với đặc điểm tính chất của cấp xã, số lượng công việc của HĐND cấp xã rất nhiều, không thể thực hiện hết. Nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp xã, nghị quyết của cấp uỷ Đảng còn nhiều vấn đề mang tính chất quản lý, điều hành của chính quyền, làm cho nghị quyết của HĐND chủ yếu chỉ là bản sao chụp nghị quyết của Đảng uỷ, do đó chất lượng hiệu quả, hiệu lực hoạt động của HĐND bị hạn chế.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Về hoạt động của UBND cấp xã: UBND cấp xã với 2 chức năng chủ yếu là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Theo pháp luật hiện hành, UBND cấp xã phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cụ thể khác nhau, trong đó có nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước được phân cấp hoặc được uỷ quyền, có những nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân địa phương.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã theo quy định, năm 2007, UBND huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của UBND xã, thị trấn theo quy định tại Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị trấn. UBND 41/41 xã, thị trấn đã ban hành Quy chế làm việc theo quy định, đến năm 2012

thì tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới và điều kiện cụ thể của mỗi địa phương [58]. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dân chủ ở cơ sở, hoạt động của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới:

Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tiếp tục được quan tâm, đổi mới, đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; bám sát tinh thần chỉ đạo của UBND, Chủ tịch UBND huyện, kịp thời cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ thành kế hoạch, chương trình công tác, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tập trung vào những khâu đột phá, lựa chọn những việc bức xúc, trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo [59, tr.5].

Những năm đầu triển khai thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP, việc bố trí các chức danh công chức chuyên môn ở huyện Thọ Xuân gặp một số khó khăn, đáng kể nhất là việc thiếu nhiều người đã qua đào tạo về chuyên môn, một số cán bộ cũ không thay thế được, một số khác lại không được sử dụng ổn định, phải thay đổi theo nhiệm kỳ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về cơ chế thu hút và hỗ trợ người có trình độ Đại học chính quy về công tác ở cấp xã, từ cuối năm 2010 đến nay, UBND huyện Thọ Xuân đã tuyển dụng và bố trí được 126 [61] người vào đảm nhận chức danh công chức chuyên môn ở các xã, thị trấn. Điều đó đã khắc phục cơ bản những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức xã. Tuy nhiên đây là đội ngũ cán bộ trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học, kinh nghiệm công tác thực tiễn hầu như chưa có, trong khi công tác ở cấp xã thì gần như mọi công việc phải xử lý cụ thể với người dân, với thôn, một số công chức lại không phải là người địa phương nên hiệu quả tham mưu, xử lý công việc chưa cao.

Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn hoạt động của UBND cấp xã ở huyện Thọ Xuân hiện nay bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả và tiến bộ đã đạt được, đang bộc lộ những mặt hạn chế, thiếu sót nhược điểm chủ yếu sau:

- Hoạt động quản lý hành chính của UBND xã còn nhiều yếu kém tuỳ tiện, ở một số nơi còn có biểu hiện chưa thực sự dựa theo pháp luật mà còn nặng về tập quán, thói quen, tình cảm đạo đức... Việc ban hành các quyết định, văn bản quản lý, áp dụng pháp luật còn có nhiều sai sót, có khi không đúng thẩm quyền, thể thức, kể cả có nơi giải quyết một số vụ việc còn sai luật (quản lý đất đai, tài chính, đầu tư XDCB, thực hiện chính sách xã hội, xử lý vi phạm... từ năm 2007 đến nay đã xảy ra ở các đơn vị như: Xuân Thiên, Xuân Yên, Quảng Phú, Xuân Lập, Xuân Hưng, Thọ Minh, Xuân Bái… làm mất ổn định tình hình và gây cản trở quá trình phát triển của các địa phương và của cả huyện).

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, thu - chi ngân sách...còn nhiều lúng túng, có nơi tuỳ tiện; năng lực, tính chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số nơi UBND có xu hướng đẩy việc xuống cho trưởng thôn, tự biến thành cấp trung gian, làm cho các trưởng thôn phải làm quá sức, quá nhiều việc vốn là của UBND xã (thu thuế, tuyên truyền pháp luật, tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin – thể dục thể thao, phòng chống bão lụt...).

2.2.2.3. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa HĐND và UBND với Đảng uỷ và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Mối quan hệ giữa HĐND và UBND:

Chính quyền cấp xã gồm HĐND và UBND. HĐND với tư cách là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương quyết định những vấn đề quan trọng nhất ở địa phương; UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Mối quan hệ giữa hai

Thực hiện luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, quan hệ giữa hai cơ quan cấp xã này ở huyện Thọ Xuân nhìn chung tương đối tốt. Đã phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các Quyết định, Chỉ thị của cơ quan Nhà nước cấp trên. Nghiêm chỉnh chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách và giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương. HĐND xã có nhiều tiến bộ trong việc giám sát UBND trong việc thi hành nghị quyết của HĐND, góp ý kiến uốn nắn kịp thời cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương. UBND cấp xã thực hiện đầy đủ việc trình HĐND những vấn đề theo luật định để HĐND quyết định và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của HĐND. Giữa 2 kỳ họp có sự phối hợp đôn đốc thực hiện các nghị quyết đã được HĐND thông qua.

Điều thuận lợi nữa là hiện nay ở huyện Thọ Xuân là 37/41 Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND (trên 90%) nên việc quyết định giám sát hoạt động UBND thuận lợi hơn, tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân có tốt hơn. Tuy nhiên do kiêm nhiệm 2 nhiệm vụ nên công việc trực thường xuyên do Phó Chủ tịch HĐND đảm nhiệm nên đôi lúc giải quyết công việc thiếu kịp thời. Mặt khác do cơ chế tài chính ngân sách, hoạt động của HĐND phụ thuộc vào UBND nên cũng vì nể nang mà HĐND không cương quyết ngăn chặn một số việc làm sai trái của UBND. Một điều nữa là do năng lực của không ít đại biểu HĐND còn hạn chế nên không tập trung trí tuệ để ra nghị quyết theo như mong muốn của cơ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 79)