- Lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thành xây dựng và trình duyệt Đề án vị trí việc làm của chính quyền cấp xã quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương làm cơ sở cho việc kiện toàn về tổ chức của chính quyền cấp xã tới đây. Thực hiện nghiêm túc công tác thi hoặc xét tuyển dụng đội ngũ công chức xã đảm bảo chất lượng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương trên địa bàn huyện, nhất và các quy định về quyền làm chủ của nhân dân, quyền tự chủ của cấp chính quyền địa phương… Chỉ đạo các phòng, ngành, các xã, thị trấn tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương xuất phát thực tế của địa phương mình và chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện Luật này khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành.
- Sớm hoàn thành việc rà soát, bổ sung và phê duyệt quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2015 – 2020 làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn. Đồng thời chuẩn bị tốt nguồn nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 tới đây. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như các kiến nghị, đề xuất của nhân dân, việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức các xã, thị trấn.
Kết luận chƣơng 3
Thông qua nghiên cứu các nội dung về lý luận ở chương 1 và tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ở chương 2, tác giả đưa ra một số phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong chương này. Kết quả nổi bật ở chương này chính là tác giả đã đưa ra được những giải pháp cơ bản đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, gồm các nhóm giải pháp: Giải pháp về tổ chức đối với HĐND và UBND, giải pháp về hoạt động của HĐND và UBND; giải pháp về đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã; giải pháp về giải quyết mối quan hệ của chính quyền cấp xã với cơ quan Nhà nước cấp trên, với Đảng uỷ, với MTTQ và các đoàn thể nhân
dân, với các thôn, xóm và cuối cùng là nhóm các giải pháp về nguồn lực (về
tài chính, về nguồn nhân lực, về cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất). Trong đó, theo quan điểm của tác giả thì các giải pháp về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp xã là những giải pháp quan trọng nhất.
Phần cuối của chương 3, tác giả có một số kiến nghị nhằm góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong cả nước nói chung và ở huyện Thọ Xuân nói riêng. Trong đó: Với trung ương có 02 kiến nghị
(hoàn thiện hệ thống pháp luật, xác định đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, huyện
Thọ Xuân là đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt); với tỉnh Thanh Hoá có 02
kiến nghị (có cơ chế chính sách thu hút cán bộ về cấp xã; xác định quy mô xã,
thôn một cách hợp lý); đối với huyện Thọ Xuân có 03 kiến nghị (thực hiện tốt
việc tuyển dụng cán bộ cấp xã, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định mới về chính quyền cấp xã, chuẩn bị tốt nguồn nhân sự cho Đại hội Đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2015-2020; bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn).
KẾT LUẬN
Mặc dù là cấp thấp nhất trong các cấp chính quyền địa phương nhưng chính quyền cấp xã luôn có vai trò rất quan trọng. Cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã luôn là vấn đề phức tạp bởi tính chất, vị trí cũng như số lượng đơn vị hành chính cấp xã trong cả nước rất lớn, ở mỗi vùng, miền thì các xã, thị trấn là có những đặc điểm riêng có của mình đòi hỏi tổ chức và hoạt động của chính quyền phải có sự phù hợp. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế hiện nay. Để thực hiện tốt việc đó, căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mỗi địa phương đều cần phải xây dựng cho mình những chủ trương và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã một cách phù hợp với thực tiễn.
Thọ Xuân là một huyện ở khu vực bán sơn địa, có nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, lao động dồi dào, hệ thống giao thông, sông ngòi kết nối với mọi miền… là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thọ Xuân đã thu được những thành tựu rất quan trọng để đến hiện nay đang là một trong khu vực phát triển trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá. Để đạt được điều đó thì bên cạnh những giải pháp về mặt kinh tế - xã hội thì việc xây dựng hệ thống chính quyền cấp xã vững mạnh, đội ngũ cán bộ cơ sở vững vàng, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng vai trò không nhỏ bởi đây là nơi tổ chức triển khai thực hiện mọi chủ trương, giai pháp của các cấp về mọi lĩnh vực, biến thành những việc làm, hành động
và kết quả cụ thể trong thực tiễn cuộc sống, hay nói cách khác là nó phụ thuộc vào việc sắp xếp tổ chức và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện.
Cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng, hợp lý nhưng cũng là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta có những quy định mới của Hiến pháp cũng như những điều kiện kinh tế, nhân lực, hạ tầng… của cấp xã đã có những bước tiến rõ nét trong thời gian qua.
Là một cán bộ đang công tác tại cơ quan chính quyền cấp huyện và cũng có thời gian làm việc thực tiễn ở cấp xã, tác giả lựa chọn đề tài này làm Luận văn với mong muốn: Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện để đề xuất các giải pháp góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xây dựng chính quyền cấp xã ngày càng hoàn thiện, vững mạnh, đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời gian tới.
Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, về những vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã được đề cập khái quát trong Chương 1. Tiếp theo, trong Chương 2 tác giả đi sâu khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, phân tích làm rõ những mặt được, những vấn đề còn tồn tại, yếu kém và nguyên nhân. Có thể nói trong phần này, tác giả đã cố gắng mô tả toàn bộ bức tranh tổng quát về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã của huyện được phản ánh tương đối đầy đủ, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các cấp 2010 – 2015 hiện nay bằng lời văn và các số liệu cụ thể đánh giá, chứng minh.
Qua phân tích, đánh giá cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì những vấn đề tồn tại, yếu kém về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp
xã trên địa bàn huyện còn rất nhiều. Do đó, bên cạnh cơ sở pháp lý là những quy định mới của Nhà nước thì việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn là yêu cầu bức thiết xuất phát từ thực tế khách quan. Từ những căn đó, tác giả mạnh dạn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cả về trước mắt và lâu dài một cách đồng bộ và vững chắc.
Hy vọng rằng từ sự phân tích những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá với những kết quả đạt được theo mục tiêu đặt ra, Luận văn sẽ là một tài liệu có giá trị để kiến nghị với Nhà nước và các cấp chính quyền, nhất là với HĐND và UBND huyện Thọ Xuân đề ra các chính sách, giải pháp phù hợp đẩy mạnh cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị
quốc gia –Sự thật, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi
mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban hành Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền, Hà Nội.
5. Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính (1995), Thông tư liên lịch số 97/TTLT/TCCBCP-CP ngày 16/8/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí
đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
6. Chi Cục Thống kê huyện Thọ Xuân (2013), Báo cáo kết quả điều tra dân
số giữa kỳ năm 2013, Thanh Hóa.
7. Chính phủ (1993), Nghị định 46/CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ về
chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
8. Chính phủ (1995), Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về
chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
9. Chính phủ (1998), Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí
10. Chính phủ (1998), Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 ban
hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
12. Chính phủ (2004), Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 quy
định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu UBND các cấp, Hà Nội.
13. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về
phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, Hà Nội.
16. Chủ tịch nước (1945), Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945 Sắc lệnh tổ
chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, Hà Nội.
17. Chủ tịch nước (1945), Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 Sắc lệnh tổ
chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Cương (2014), Bàn về một số căn cứ thiết kế tổ chức chính
quyền ở đô thị khác với tổ chức chính quyền ở nông thôn,
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=6048.
19. Nguyễn Đăng Dung (2007), Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa
phương, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Cai-cach-hanh-
20. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn (2013), ABC về Hiến pháp, NXB Một Thế Giới, Hà Nội. 21. Nguyễn Đăng Dung, Đặng Minh Tuấn (đồng chủ biên) (2014), Giáo
trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TW
Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Minh Đoan (2013), Đổi mới chính quyền địa phương nên tập
trung vào đơn vị hành chính cơ sở, http://www.tapchicongsan.org.vn/
Home/du-thao-sua-doi-nam-1992/2013/23389/Doi-moi-chinh-quyen-dia- phuong-nen-tap-trung-vao-don-vi.aspx.
25. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với
xã, phường, Hà Nội.
26. Hội đồng Chính phủ (1975), Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 bổ
sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã, Hà Nội.
27. Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân (2014), Báo cáo về "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã" huyện Thọ Xuân - Nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại Hội nghị giao ban của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa với Thường trực HĐND các huyện,
thị xã, thành phố tháng 4 năm 2014, Thanh Hóa.
28. Huyện uỷ Thọ Xuân (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân, Tập II, NXB Thanh Hoá.
29. Huyện uỷ Thọ Xuân (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
30. Huyện uỷ Thọ Xuân (2012), Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 11/5/2012 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2012 – 2020, Thanh Hóa.
31. Huyện uỷ Thọ Xuân (2013), Báo cáo số đánh giá giữa nhiệm kỳ 2010 -
2015 ngày 12/7/2013, Thanh Hóa.
32. Hoàng Thế Liên (2013), “Các quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp 2013”, Tạp chí dân chủ & pháp luật, (Chuyên đề triển khai thi hành Hiến pháp 2013).
33. Hồ Chí Minh (2000), Thư gửi UBND tỉnh và huyện ba tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang và Lạng Sơn, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5.
34. Nguyễn Đức Minh (2014), Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa phương và định hướng triển khai. “Tổ chức bộ