Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải xuất

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 98)

xuất phát từ yêu cầu cụ thể hoá các quy định mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương

Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương là đổi mới căn bản mô hình tổ chức chính quyền địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định các vấn đề của địa phương, đồng thời phải bảo đảm quản lý thống nhất của trung ương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia trong một nhà nước đơn nhất với vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương [53].

- “Để thực hiện được định hướng trên, một trong những nhiệm vụ quan

trọng là cần khẩn trương xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo

đúng lộ trình” [49]. Những vấn đề quan trọng đặt ra mà Luật Tổ chức chính

quyền địa phương là phải xác định được mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng mở, đa dạng về loại hình, linh hoạt trong cách bố trí tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ; kế thừa những thành tựu

đã đạt được và khắc phục được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 như: Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn ở 03 cấp cơ bản giống nhau, tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị và nông thôn cơ bản giống nhau, phân định thẩm quyền giữa các cấp chưa rõ ràng...

- Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống chính quyền địa phương hoạt động có hiệu quả, cần sớm ban hành các văn bản luật có liên quan như: Luật Giám sát của HĐND, Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật về đơn hành chính – kinh tế đặc biệt và các văn bản hướng dẫn thi hành ở những nội dung chi tiết cụ thể. Xem xét sửa đổi bổ sung một số luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như: Luật Bầu cử đại biểu HĐND; Luật Cán bộ, công chức; Luật Ngân sách…

- Mặc dù Hiến pháp 2013 đã có nhiều điểm mới về chính quyền địa phương nhưng vẫn còn có nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận về một số nội dung. Vì vậy quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cần có cơ chế để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hoặc thí điểm để rút kinh nghiệm như: Về địa vị pháp lý của HĐND, UBND và mối quan hệ của HĐND với UBND và các cơ quan trong bộ máy chính quyền địa phương; về cơ chế: “chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ và chịu sự giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội”, về nguyên tắc phân quyền giữa trung ương và địa phương…

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 98)