Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 27)

1.1.2.1. Vị trí, vai trò của HĐND

Hiến pháp 1992 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, vừa là bộ phận cấu thành không thể tách rời với quyền lực Nhà nước thống nhất trong cả nước, vừa đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi và quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân địa phương; HĐND vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước cấp trên về mọi mặt kinh tế - xã hội, đảm bảo việc thực thi pháp luật, các quyết định của các cơ quan Nhà nước cấp trên. Trong tổ chức và hoạt động của mình, vai trò của HĐND thể hiện ở hai tư cách: Cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

- Với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương:

HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước [46, Điều 1].

Để thực hiện chức năng này, HĐND phải: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa

phương…” [40, Điều 120]. Như vậy, khi thực hiện chức năng quyết định

HĐND không phải là cơ quan quyết định mọi vấn đề ở địa phương mà các quyết định của HĐND trước hết là để đề ra các biện pháp triển khai thực hiện pháp luật (những quy phạm đã có sẵn), bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan Nhà nước cấp trên về việc triển khai thực hiện pháp luật, thứ 2 là quyết định một số vấn đề quan trọng của địa phương theo thẩm quyền được phân cấp. Quy định như vậy là khá cứng nhắc, làm hạn chế tính chủ động của HĐND trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Vấn đề này được Hiến pháp 2013 khắc phục bằng quy định: “HĐND quyết

định các vấn đề của địa phương do luật định…” [41, Điều 113]. Quy định như

vậy có tính mở hơn, tạo cơ sở cho HĐND quyết định các vấn đề của địa phương miễn là nằm trong khuôn khổ pháp luật chứ không chỉ là triển khai các quy phạm có sẵn của cấp trên hay những vấn đề cụ thể mà cấp trên phân cấp.

- Với tư cách là cơ quan đại diện:

HĐND là cơ quan do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín [47, Điều 1]. Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương… [62, Điều 1]. HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương [46, Điều 1]. Nếu thực hiện tốt chức năng là cơ quan đại diện, HĐND sẽ phát huy được vai trò của mình trong việc tiếp thu, phản ánh những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đến các cấp chính quyền; giám sát được các hoạt động của các cơ quan hữu quan liên quan. Tuy nhiên việc thực hiện chức năng này trên thực tế là rất hạn chế do đa phần đại biểu HĐND là kiêm nhiệm, nếu đại biểu HĐND làm việc chuyên trách và được đảm bảo các điều kiện hoạt động cần thiết thì những nhiệm vụ trên sẽ được quan tâm thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hơn. Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức trong thời gian tới để hiệu quả hoạt động của HĐND tương xứng với vị trí, vai trò của mình.

1.1.2.2. Vị trí, vai trò của UBND

Vị trí pháp lý, vai trò của UBND được quy định tại Điều 123 Hiến pháp 1992: “UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp

Như vậy nếu xét về địa vị pháp lý của UBND, chúng ta có thể đề cập đến với hai tư cách: là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND:

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn [46, Điều 2].

- Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: “UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương

tới cơ sở” [46, Điều 2].

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 27)