Sự tạo cây Sưa in vitro

Một phần của tài liệu sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây sưa (dalbergia tonkinensis prain) in vitro (Trang 97)

Môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) gồm khoáng đa lượng và vi lượng, Vitamin (Morel và Westmore 1951), 30g/l đường, 8g/l agar là môi trường thích hợp cho sự nảy mầm của phôi Sưa (bỏ tử diệp).

Tử diệp là cơ quan dự trữ dinh dưỡng của hạt, khi hạt nảy mầm sẽ sử dụng chất dinh dưỡng từ tử diệp. Trong nảy mầm in vitro, phôi Sưa (bỏ tử diệp) vẫn nảy mầm tốt, vì được cung cấp dinh dưỡng từ môi trường. cây con in vitrođược sử dụng làm vật liệu cho các thí nghiệm sau này.

3.2.2. Sự tạo mô sẹo

Auxin có tác dụng làm ngừng chương trình sinh lý đang sẵn trong mô tực vật đã phân hoá bằng cách gây methyl hoá AND, làm cho các tế bào đáp ứng với auxin phản phân hoá và bắt đầu phân chia (Machakova I et al. 2008). Auxin, đặc biệt là 2,4-D được dùng thường xuyên trong sự cảm ứng tạo mô sẹo ở nhiều loài thực vật. Ngoài ra, auxin cần thiết để tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi ở nhiều loài thực vật. Sự tạo mô sẹo cần chú ý đến tuổi (tình trạng sinh lý) của mô cấy, sự dùng auxin riêng rẽ hay kết hợp với cytokinin, bản chất và nồng độ auxin. Sự cân bằng giữa auxin và cytokinin là một trong những yếu tố kiểm soát sự phát triển. Cytokinin kích thích sự tăng trưởng tế bào với điều kiện có auxin, cytokinin tác động trên cả hai bước của sự phân chia tế bào: phân nhân và phân bào (Bùi Trang Việt 2000).

Trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D riêng rẽ hay kết hợp với BA, các mẫu cấy thân non (trụ hạ diệp) của cây Sưa đều có sự đáp ứng tạo mô sẹo ở tuần thứ nhất và mô sẹo tiếp tục tăng sinh theo thời gian. Tuy nhiên trên các môi trường MS có bổ sung kêt hợp 2,4-D và BA mô sẹo được tạo ra nhiều hơn khi bổ sung 2,4-D riêng rẽ. Nồng độ và tỷ lệ của 2,4-D và BA cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo mô sẹo. Kết quả tạo mô sẹo tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l.Auxin có tác dụng khởi phát quá tình tạo mô sẹo, còn cytokinin lại làm tăng khả năng phân chia của các tế bào mô sẹo (Nguyễn Đức Lượng và cs 2006). Do vậy, sự kết hợp auxin với cytokinin sẽ làm tăng khả năng tạo mô sẹo từ khúc cắt

thân non (trụ hạ diệp) của cây (Dalbergia tonkinensis Prain in vitro). Điều này đã được ghi nhận ở Barringtonia racemosa (Behbahani et al. 2007), Vải (Litchi chinensis Sonn) (Puchooa 2004) và Dalbergia sissoo Roxb (Josh et al. 2003).

3.2.3. Sự tăng trưởng của mô sẹo

Sự thay đổi trọng lượng tươi và khô của mô sẹo từ mẫu cấy thân non (trụ hạ diệp) của cây Sưa in vitrotrên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l được biểu diễn dưới dạng đồ thị hình chữ S (Hình 3.30) với: Pha luỹ thừa, trọng lượng tươi và khô của mô sẹo tăng nhanh sau 1 tuần, đạt đỉnh ở tuần thứ 3 của sự nuôi cấy. Pha tĩnh: giai đoạn này sự tăng trưởng tế bào chậm dần sau tuần thứ 4 và giảm sinh khối ở tuần thứ 5.

Mô sẹo có nguồn gốc từ mẫu cấy thân non (trụ hạ diệp) của cây Sưa in vitro

sau 3 tuần trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l được chuyển vào môi trường có thành phần tương tự như thành phần của môi trường tạo mô sẹo. Sự thay đổi tọng lượng tươi và khô cũng được biểu diễn dưới dạng đồ thị là một đường cong tăng trưởng hình chữ S (Hình 3.31) với: Pha luỹ thừa, trọng lượng tươi và khô của mô sẹo tăng nhanh sau 3 tuần, đạt đỉnh ở tuần thứ 5 của sự nuôi cấy. Pha tĩnh: giai đoạn này sự tăng trưởng tế bào chậm dần sau tuần thứ 6 và giảm sinh khối ở tuần thứ 7.

Sựu tăng trưởng của tế bào chậm dần hoặc ngưng tăng trưởng thường do các yếu tố dinh dưởng đã bị cạn dần, và môi trường trở thành độc do sản phẩm tiết của tế bào (Mai Trần Ngọc Tiếng 2001).

Một phần của tài liệu sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây sưa (dalbergia tonkinensis prain) in vitro (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)