Quan sát hình thái giải phẫu mô sẹo

Một phần của tài liệu sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây sưa (dalbergia tonkinensis prain) in vitro (Trang 73)

Lát cắt ngang mẫu cấy thân non (trụ hạ diệp) của cây Sưa in vitro nuôi cấy tạo mô sẹo trên môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) và bổ sung các chất điều hòa tăng trưởng thực vât 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l, cho thấy sự tạo mô sẹo có nguồn gốc từ sự phản phân hóa của các tế bào nhu mô và sự phân chia của các tế bào tượng tầng ở ngày thứ 3 (Hình 3.33).

Hình 3.32. Lát cắt ngang thân non (trụ hạ diệp) của cây Sưa in vitro 1 tuần tuổi.

Hình 3.33. Lát cắt ngang mẫu cấy tạo mô sẹo từ cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l sau 3 ngày, có sự phản phân hóa của các tế bào nhu mô và sự phân chia của tế bào tượng tầng (mũi tên).

Những ngày sau, sự phân chia không định hướng của các nhóm tế bào này để hình thành khối mô sẹo (Hình3.33, 3.34, 3.35).

Hình 3.35. Lát cắt ngang mẫu cấy tạo mô sẹo từ cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l sau 7 ngày, các tế bào mô sẹo đang phân chia mạnh và tách rời nhau.

Hình 3.34. Lát cắt ngang mẫu cấy tạo mô sẹo từ cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l sau 5 ngày, các tế bào mô sẹo đang phân chia để hình thành khối mô sẹo.

Sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào mô sẹo trên các môi trường MS chỉ bổ sung chất điều hoà tăng trưởng thực vật 2,4-D (các nồng độ 1,2,3mg/l) có hình dạng không ổn định và kéo dài (Hình 3.36, 3.37, 3.38).

Hình 3.36. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 1mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định và kéo dài.

Hình 3.37. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 2mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định và kéo dài.

Trên môi trường MS có bổ sung chất điều hoà tăng trưởng thực vât 2,4-D (các nồng độ 1, 2, 3mg/l) và BA (0,5; 1mg/l), có các tế bào mô sẹo hình cầu (Hình 3.39, 3.40, 3.41, 2.42, 3.43, 3.44).

Hình 3.39. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 1mg/l và BA 0,5mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định và kéo dài.

Hình 3.38. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định và kéo dài.

Hình 3.40. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 1mg/l và BA 1mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định.

Hình 3.41. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 2mg/l và BA 0,5mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định.

Hình 3.42. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 2mg/l và BA 1mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định, có những tế bào kéo dài và những tế bào hình cầu .

Hình 3.43. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 0,5mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có hình dạng không ổn định.

Trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l, cho nhiều tế bào mô sẹo hình cầu và ổn đinh nhất (Hình 3.44).

Từ những kết quả đạt được nên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l được chọn là môi trường tạo sẹo và mô sẹo trên môi trường này được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp sau.

Hình 3.44. Hình thái tế bào mô sẹo cây Sưa in vitro trên môi trường MS có bổ sung 2,4-D 3mg/l và BA 1mg/l sau 3 tuần nuôi cấy, các tế bào có dạng hình cầu ổn định.

3.1.2.4. Sự thay đổi cường độ hô hấp của các mẫu cấy trong quá trình tạo mô sẹo

Một phần của tài liệu sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây sưa (dalbergia tonkinensis prain) in vitro (Trang 73)