a) Số vòng quay các khoản phải thu
BẢNG 3.24. SỐ VÕNG QUAY KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
+(-) % +(-) %
Doanh thu thuần 816.046 745.149 2.162.860 (70.897) -8,69% 1.417.711 190,26%
Phải thu bình quân 1.215.836 1.098.088 1.107.322 (117.748) -9,68% 9.234 0,84%
Phải thu đầu kỳ 1.338.490 1.093.181 1.102.995 (245.309) -18,33% 9.814 0,90% Phải thu cuối kỳ 1.093.181 1.102.995 1.111.648 9.814 0,90% 8.653 0,78%
Số vòng quay các
KPT 0,67 0,68 1,95 0,01 1,10% 1,27 187,84%
Kỳ luân chuyển
KPT 536 531 184 (6) -1,09% (346) -65,26%
Từ bảng số liệu ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của Tổng công ty có xu hướng tăng dần (năm 2011, vòng quay khoản phải thu là 0,67 vòng; đến năm 2013 đã đạt 1,95 vòng, tăng 191% chứng tỏ Tổng công ty đang dần rút ngắn số ngày thu hồi nợ (từ 536 ngày năm 2011 xuống còn 184 ngày năm 2013). Đây là một tín hiệu đáng mừng, điều này thể hiện nỗ lực của Tổng công ty trong việc giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để có cái nhìn chính xác hơn về khả năng thu hồi vốn của Tổng công ty, ta đi so sánh chỉ số này với các DN khác cùng ngành:
BẢNG 3.25. KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÁC DN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Chỉ tiêu Cienco 1 Cienco 4 Cienco 6
Kỳ thu tiền bình quân năm 2012 (ngày)
186 356 284
Kỳ thu tiền bình quân năm 2013
(ngày) 198 267 199
75
Nhìn vào bảng 3.25, ta thấy tình hình chung về kỳ luân chuyển KPT của các doanh nghiệp trong ngành, Cienco 8 có kỳ thu tiền bình quân đến 417 ngày trong các năm qua. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một điều không tốt. Bởi vì không phải là Tổng công ty không nỗ lực thu hồi nợ mặc dù các khoản phải thu có chiều hướng tăng qua các năm nhưng do năm 2012 và năm 2013 là năm khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên cuối năm Tổng công ty đã chủ động nới lỏng chính sách thu tiền. Năm 2013, nếu so sánh với 3 Tổng công ty trên thì kỳ thu tiền bình quân của Cienco 8 tương đối tốt hơn. Chính chính sách nới lỏng trong bán hàng đã làm cho các khoản phải thu năm 2013 tăng hơn so với năm 2012, tuy nhiên thì doanh thu đạt được ở mức cao dẫn đến vòng quay các khoản phải thu tăng lên 1,95 vòng/năm. Nếu xét chung cả 3 năm thì ta thấy tình hình các khoản phải thu của Tổng công ty bắt đầu có chuyển biến tốt, năm sau luân chuyển nhanh hơn năm trước, riêng năm 2013, khi tình hình bắt đầu tốt hơn, doanh thu tăng thì đồng nghĩa với nó là nợ phải thu nhiều hơn. Đây là một quy luật trong việc kinh doanh.
b) Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân ; Số ngày lưu kho = 360 ngày
Vòng quay HTK
BẢNG 3.26. SỐ VÕNG QUAY HÀNG TỒN KHO VÀ SỐ NGÀY LƢU KHO
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +(-) % +(-) % Giá vốn hàng bán 781.994 719.102 2.165.571 (62.892) -8,04% 1.446.469 201,15% Tồn kho đầu kỳ 187.494 152.598 127.291 (34.896) -18,61% (25.307) -16,58% Tồn kho cuối kỳ 152.598 127.291 73.942 (25.307) -16,58% (53.349) -41,91% Tồn kho bình quân 170.046 139.945 100.617 (30.102) -17,70% (39.328) -28,10% Vòng quay (vòng) 4,60 5,14 21,52 0,54 11,74% 16,38 318,86% Số ngày lƣu kho
(ngày) 78,28 70,06 16,73 (8,22) -10,50% (53,33) -76,13%
Từ bảng số liệu ta thấy số vòng quay HTK trong 3 năm có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:
* Năm 2011: Vòng quay hàng tồn kho thấp nhất là 4,6 vòng tương ứng với điều đó là số ngày lưu kho là 78,28 ngày. Nguyên nhân là do hàng tồn kho bình quân đạt
76
mức 170.046 triệu đồng cao nhất trong 3 năm, còn một số công trình chưa được nghiệm thu làm HTK ở mức cao. Năm 2011 là năm mà Tổng công ty phải chịu ứ đọng một khoản vốn lớn trong HTK.
* Năm 2012: Giá vốn hàng bán giảm là do trong năm số lượng tiêu thụ của Tổng công ty bị sụt giảm mạnh. Thế nhưng lượng hàng tồn kho cuối năm đạt giá trị 139.945 triệu đồng, giảm mạnh so với 2011 là 17,7% cho nên vòng quay hàng tồn kho tăng 1 vòng so với năm 2011.
* Năm 2013: Vòng quay HTK tăng mạnh 16,38 vòng, đạt 21,52 vòng/năm. Trong năm Tổng công ty tiêu thụ được một lượng hàng hóa lớn làm giá vốn tăng nhanh 201,51%, đồng thời lượng HTK giảm hơn 28%. Chính điều này đã làm giảm số ngày lưu kho trung bình xuống chỉ còn 17 ngày (trong khi năm 2012 là 70 ngày).
Nếu kết hợp phân tích với doanh thu thì ta thấy sự biến động này là phù hợp, doanh thu bán hàng tăng, các khoản giảm trừ doanh thu nhỏ sẽ làm cho DTT về bán hàng tăng, khi doanh thu bán hàng tăng sẽ tạo đà cho sản xuất, lượng hàng tồn kho cuối cũng là kết quả tất yếu của quy trình kinh doanh này. Điều này cho thấy Tổng công ty cũng đã có nỗ lực trong việc giảm lượng hàng tồn kho của mình.