Nâng cao khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 109)

4.2.3.1. Nâng cao khả năng sinh lời cuả doanh thu

Lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố doanh thu và chi phí. Vì vậy để gia tăng lợi nhuận Tổng công ty cần tăng doanh thu tiêu thu ̣ và ha ̣ giá thành sản xuất.

Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả: đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty . Phương án kinh doanh được xây dựng phải khả thi, phù hợp với tình hình thị trường, khai thác hết lợi thế tiềm năng, điểm mạnh của Tổng công ty đ ể nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn, để đạt được lợi nhuận tối đa.

Đầu tư để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ: nâng cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ. để làm được điều đó, ngoài việc Tổng công ty ph ải có những biện pháp quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, bố trí lao động phù hợp với trình độ và kỹ năng của họ, Tổng công ty còn ph ải đầu tư cho sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu như hiện đại hoá máy móc thiết bị, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bên cạnh đó công tác chuẩn bi ̣ hồ sơ đấu thầu phải thâ ̣t tốt để có thể nhâ ̣n được nhiều công trình lớn . Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một mối quan tâm hàng đầu của Tổng công ty. Tổng công ty ph ải chú trọng tới việc thay đổi công nghệ cho phù hợp với xu thế thị trường, vấn đề đào tạo con người phải được quan tâm đúng mức. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất càng phải được quan tâm.

101

Tổng công ty phải xây dựng được đị nh mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, xây dựng định mức phế phẩm vật tư hợp lý. Mức tiêu hao thực tế so với định mức càng nhỏ bao nhiêu thì vật tư được sử dụng càng tiết kiệm bấy nhiêu. Để giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm Tổng công ty cần: áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng được các mối liên hệ gắn bó trách nhiệm chặt chẽ giữa các khâu mà nguyên vật liệu đi qua, tránh tình trạng có những khâu nguyên vật liệu không được quản lý chặt chẽ dẫn đến lãng phí, hao hụt lớn, tăng cường kiểm tra các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp gây thất thoát lãng phí vật tư. Có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu thay thế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành của sản phẩm đó.

Giảm các loại chi phí gián tiếp chi phí gián tiếp bao gồm các khoản: chi phí tiền lương công nhân gián tiếp, tiền thuê văn phòng, chi phí tiếp khách, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khác…. Để giảm chi phí gián tiếp cần phải xây dựng được cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả không chồng chéo, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp và đặc điểm chung của từng ngành, từ đó tiết kiệm chi phí quản lý.

Ngoài ra, các khoản chi phí gián tiếp này rất dễ bị lạm dụng trong chi tiêu . Do đó, Tổng công ty cần phải có biện pháp quản lý khoản chi phí này có hiệu quả . Tổng công ty nên xây dựng hạn mức chi phí cho các khoản mục này và chi tiêu theo hạn mức đã định.

Tổng công ty c ần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng Tổng công ty có th ể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của Tổng công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của Tổng công ty , giúp Tổng công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vào s ản xuất kinh doanh của Tổng công ty , một mặt Tổng công ty c ần phải

102

sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác Tổng công ty ph ải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh hiện có của mình. Để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng có hiệu quả, Tổng công ty c ần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:

+ Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực.

+ Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong Tổng công ty.

+ Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty , nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

4.2.3.2. Nâng cao khả năng sinh lời cuả vốn chủ sở hƣ̃u

Qua phân tích ta thấy khả năng tự tài trợ của Tổng công ty là r ất thấp, Tổng công ty không thể chủ động đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này phản ánh sự mất ổn định về tài chính của Tổng công ty trong những năm tài chính v ừa qua và trong tương lai gần. Tổng công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của Tổng công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của Tổng công ty, giúp Tổng công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

- Tăng cường công tác quản lý vốn ở Tổng công ty và vốn góp tại các công ty cổ phần. Đánh giá lại hiệu quả vốn đầu tư tại tất cả các đơn vị, trên cơ sở tái cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, thực hiện chia tách, thanh lý các bộ phận không thiết yếu, thanh lý các tài sản không sinh lợi hoặc sinh lợi kém; tập trung đầu tư tài chính vào các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, có nhiều tiềm năng, có nhiều lợi thế cạnh tranh; từng bước thoái vốn ở các công ty hoạt động kém hiệu quả.

103

- Thực hiện các giải pháp giải quyết nợ xấu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên tại các ngân hàng thương mại theo chủ trương của Nhà nước. Phối hợp với Công ty DATC và các chủ nợ nhằm tái cơ cấu các khoản nợ của Tổng công ty và các công ty thành viên.

- Nâng cao hiệu quả công tác tài chính để đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư mới các dự án và thiết bị thi công; cơ cấu lại nguồn vốn trung, dài hạn hợp lý. Tìm kiếm, vận động các nguồn vốn vay tín dụng nhằm phát huy hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong việc thực hiện các dự án thi công xây lắp và các dự án đầu tư có hiệu quả.

- Thu hút vốn đầu tư, cổ phần hóa các đơn vị phụ thuộc, liên doanh kiên kết thực hiện các dự án đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BT, BOT và các khu đất hiện có của Tổng công ty và các công ty thành viên.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí trong việc thi công tại các dự án, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh việc nghiệm thu thanh toán khối lượng, bù trượt giá tại các dự án, thanh quyết toán nhanh gọn các công trình; tăng cường công tác thu hồi công nợ.

- Xây dựng lộ trình phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thích hợp đưa các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán. Các công ty cổ phần khác chủ động tăng vốn điều lệ lên trên 10 tỷ đồng để có thể đăng ký niêm yết khi đủ điều kiện.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 109)