Phân tích rủi ro tài chính ta ̣i Tổng công ty xây dƣ̣ng công trình giao

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 94)

thông 8

- Rủi ro về kinh tế

Thị trường kinh doanh ngành nghề xây dựng là một thị trường nhạy cảm với các diễn biến của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển ổn định luôn đi đôi với các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng, chính điều này đã làm cho ngành nghề xây dựng trở thành một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Vì vậy, hiện tại và cả trong tương lai không xa sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp xây dựng thành lập hơn nữa. Đáng chú ý là những doanh nghiệp nước ngoài với những công nghệ sản xuất hiện đại, dây chuyền sản xuất thi công tiên tiến, đối thủ của Cienco 8 sẽ ngày càng nhiều và áp lực cho chính bản thân Cienco 8 là rất lớn trong tình hình kinh tế như hiện nay.

- Rủi ro hoạt động:

Ta có: Doanh thu an toàn = Doanh thu theo dự toán – Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí

Hệ số doanh thu an toàn = Doanh thu an toàn

Doanh thu kế ho ạch

Doanh thu an toàn năm 2011 = 836.276 – 829.859 = 6.417 (triệu đồng) Doanh thu an toàn năm 2012 = 793.614 – 790.602 = 3.012 (triệu đồng) Doanh thu an toàn năm 2013 = 2.238.055 – 2.235.783 = 2.272 (triệu đồng) Hệ số doanh thu an toàn năm 2011 = 6.417

836.216 = 0,008 Hệ số doanh thu an toàn năm 2012 = 3.012

793.614 = 0,004 Hệ số doanh thu an toàn năm 2013 = 2.272

86

Như ta đã biết thì rủi ro hoạt động được coi là hiệu quả kinh doanh của các phương án không đạt được như dự án hoặc kế hoạch đã được xây dựng dẫn đến không thu hồi đủ vốn góp đầu tư, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Qua phân tích thì ta thấy hệ số doanh thu an toàn mặc dù ở mức thấp nhưng không quá xấu đến mức có thể lâm vào nguy cơ phá sản. Nhưng hệ số này giảm sút qua các năm, từ năm 2011 đến 2013 là một vấn đề đáng lưu tâm của Cienco 8 để có thể đảm bảo độ an toàn khi nhận thầu và thi công các công trình đồng nghĩa với việc các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn, hệ số an toàn phải cao, khi đó xác suất rủi ro thấp và quyết định đầu tư đó mới là đúng đắn.

- Rủi ro về tài chính:

Để phản ánh tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp ta có thể thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau đây: Hệ số nợ trên tài sản, hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn, hệ số thu hồi nợ. Ta có: Hệ số nợ/tài sản = Tổng số nợ Tổng tài sản Hệ số nợ/tài sản năm 2011 = 1.368.461 1.538.422 = 0,89 Hệ số nợ/tài sản năm 2012 = 1.382.757 1.550.893 = 0,89 Hệ số nợ/tài sản năm 2013 = 1.276.851 1.444.053 = 0,88

Qua phần lý luận ta đã biết rằng hệ số này thể hiện trong tổng tài sản hiện có của Tổng công ty có bao nhiêu phần do vay nợ. Hệ số này giảm thì chứng tỏ rủi ro tài chính giảm đi. Nhưng qua tính toán ở trên thì ta thấy hệ số này qua các năm 2011 – 2013 có phần giảm đi nhưng không đáng kể, hệ số nợ vẫn ở mức cao chứng tỏ Tổng công ty chưa có sự tự chủ về tài chính.

Ta có: Hệ số nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn = Tổng số nợ ng ắn hạn và nợ khác Tài sản ng ắn hạn Hệ số nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn năm 2011 = 1.239.120 1.294.563 = 0,96 Hệ số nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn năm 2012 = 1.310.917 1.313.519 = 0,99 Hệ số nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn năm 2013 = 1.224.277 1.254.995 = 0,98

87

Năm 2011 hệ số là 0,96 những sang năm 2012 và 2013 thì hệ số này có chiều hướng tăng là dấu hiệu của sự rủi ro rất lớn cho Tổng công ty. Năm 2012 cả nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn đều gia tăng nhưng mức tăng của khoản mục nợ ngắn hạn vẫn mạnh hơn nên khiến cho hệ số này cũng tăng theo, cao hơn 0,03 so với năm 2011. Sang năm 2013 mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn trong khoản mục tài sản ngắn hạn có sự tăng trưởng mạnh, hệ số có giảm so với năm 2012 nhưng xét tỷ trọng nợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn thì hệ số này ở mức cao so với mặt bằng chung qua các năm.

Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu thu ần

Số dư nợ BQ ph ải thu

Hệ số thu hồi nợ 2011 = 816.046 1.093.181 = 0,75 Hệ số thu hồi nợ 2012 = 745.149 1.102.995 = 0,68 Hệ số thu hồi nợ 2013 = 2.162.860 1.111.648 = 1,96

Qua 3 năm thì hệ số thu hồi nợ của Tổng công ty vẫn ở mức thấp, như ta đã phân tích ở phần trên thì do chính sách bán chịu của Tổng công ty và đặc thù của ngành xây dựng nên tiến độ chậm thanh toán cũng là điều dễ hiểu, không như các ngành nghề kinh doanh khác “mua hàng trả tiền ngay”. Tổng công ty cần phải hạn chế tối đa sự chậm trễ trong thanh toán, để có thể đề phòng được những rủi ro không đáng có trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)