Các phƣơng pháp thực hiện trong thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 38)

2.2.2.1. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng đối chiếu các chỉ tiêu, các nhóm chỉ tiêu, các khoản mục tương đương nhau trên cùng hệ thống bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả

29

kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Các khoản mục đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất, đơn vị tính tương tự nhau. Tiếp theo, để tiến hành so sánh cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản như xác định điều kiện, mục tiêu so sánh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho phép ta tách ra được những nét chung, riêng của các khoản mục và chỉ tiêu được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt làm được và chưa làm được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

+ Xác định gốc so sánh:

Tùy theo mục đích phân tích gốc so sánh được chọn có thể là gốc về thời gian, không gian; có thể là gốc xác định thời điểm hay gốc thời kỳ; là giá trị trung bình hay giá trị tuyệt đối… Trong luận văn gốc thời gian được chọn cố định là năm (2011 và 2012).

+ Điều kiện so sánh:

- Nếu năm gốc được chọn là 2011 thì tương ứng là các khoản mục năm 2012, bên cạnh đó luận văn còn so sánh năm 2013 với 2011 để thấy rõ sự biến động tăng giảm của từng khoản mục.

+ Kỹ thuật so sánh:

- Kỹ thuật so sánh thường được dùng là kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.

- So sánh bằng số tuyệt đối cho thấy quy mô sự biến động của chỉ tiêu so sánh và được biểu hiện bằng số tuyệt đối.

+ Nội dung so sánh:

- So sánh giữa số thực hiện năm so với số thực hiện năm trước để thấy được xu hướng thay đổi, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

- So sánh giữa số thực hiện trong năm với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của Tổng công ty.

30

- Một số chỉ tiêu của Tổng công ty được đem ra so sánh với số liệu trung bình của chính Tổng công ty mình qua 3 năm (2011 – 2012) hoặc mang so với số liệu của một số doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông khác để đánh giá được đúng tình hình tài chính và vị trí của mình.

- So sánh chiều dọc để xem xét tỷ trọng của tùng chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể của nó và so sánh theo chiều ngang để thấy sự biến đổi rõ rệt qua các niên độ kế toán 3 năm liên tiếp.

2.2.2.3. Phƣơng pháp đồ thị

Các loại biểu đồ và đồ thị được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu gồm có: - Biểu đồ phân tích sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian: cho thấy sự phát triển của

chỉ tiêu phân tích trong giai đoạn nhất định, đồng thời cũng có thể giúp cho việc dự đoán chỉ tiêu trong tương lai.

- Biểu đồ hình khối: biểu hiện các chỉ tiêu nghiên cứu bằng các hình khối. Trên biểu đồ các khối được biểu hiện theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo tính so sánh được. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ thấy, dễ nhận biết. Tuy nhiên tính định lượng của biểu đồ không cao.

2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích tƣơng tác các hệ số (phƣơng pháp Dupont)

Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số còn gọi là phương pháp Dupont. Phương pháp này cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp thành tích các chuỗi tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó tới tỷ số tổng hợp của Tổng công ty.

Với phương pháp này thì ta sẽ nhận biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt xấu trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như thu

31

nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Trước hết ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số doanh lợi vốn chủ sơ hữu ROA = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản

= Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần x Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

RO E = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn CSH = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần x Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân

Vốn chủ sở hữu

= Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần x Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần x 1

1−Tỷ số nợ

Ưu điểm của phương pháp này là tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề đó. Nhưng hạn chế của phương pháp này là nó khá phức tạp và nhiều khi rất khó xác định được chính xác nguyên nhân tác động như thế nào tới kết quả. Bởi lẽ, có những trường hợp một nhân tố tác động đến nhiều chỉ tiêu, trong khi các chỉ tiêu này lại có tác động đa chiều tới chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích. Do đó rất khó khăn để nói chính xác rằng nhân tố đó tác động như thế nào đến kết quả phân tích cuối cùng.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 luận văn ths 2015 (Trang 38)